Blog » Kiến thức xuất khẩu » Thủ tục xuất khẩu hàng hóa 3 bên bao gồm những gì?

Thủ tục xuất khẩu hàng hóa 3 bên bao gồm những gì?

26 Tháng Mười Hai, 2022

Xuất khẩu hàng hóa 3 bên đã không còn là một thuật ngữ xa lạ trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Vậy thực chất hình thức trao đổi, mua bán hàng hóa này là gì? Thủ tục xuất khẩu hàng hóa 3 bên cần lưu ý những vấn đề gì? Hãy cùng Mediastep đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết sau đây!

Thủ tục xuất khẩu hàng hóa 3 bên bao gồm những gì?

Khái niệm xuất khẩu hàng hóa 3 bên

Xuất khẩu hàng hóa 3 bên có thể hiểu là có 3 chủ thể cùng tham gia trong cuộc mua bán, trao đổi hàng hóa quốc tế, họ sẽ thuộc 3 quốc gia khác nhau. Trong đó có một người sản xuất, một người đứng giữa và một người mua cuối cùng. Người đứng giữa sẽ đóng vai trò trung gian, vừa là người mua, vừa là người bán.

Hiểu đơn giản, xuất khẩu 3 bên là hình thức mua bán có tính chất bắt cầu, mua của người này và bán lại cho người khác để hưởng phần lợi nhuận chênh lệch.

Khái niệm xuất khẩu hàng hóa 3 bên
Khái niệm xuất khẩu hàng hóa 3 bên

Xem thêm: Xuất khẩu hàng hóa chịu thuế gì?

Những lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa 3 bên

Sau đây là một số vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa 3 bên:

Yêu cầu về nội dung trong hợp đồng xuất khẩu hàng hóa 3 bên

Yêu cầu về nội dung trong hợp đồng xuất khẩu hàng hóa 3 bên
Yêu cầu về nội dung trong hợp đồng xuất khẩu hàng hóa 3 bên

Vấn đề quan trọng nhất khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa 3 bên chính là ký kết hợp đồng. Về bản chất, hợp đồng xuất khẩu hàng hóa 3 bên vẫn là hợp đồng xuất khẩu hàng hóa. Do đó, nó cũng phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về làm hợp đồng. Cụ thể:

Chủ thể của Việt Nam trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

  • Chỉ các doanh nghiệp đã đăng ký giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu được Bộ Thương mại và Du lịch cấp thì mới được phép thực hiện các giao dịch, ký kết hợp đồng mua bán, trao đổi hàng hóa quốc tế.
  • Các doanh nghiệp chưa sở hữu giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực xuất – nhập khẩu thì sẽ không có quyền được thực hiện các giao dịch, ký kết hợp đồng mua bán trao đổi hàng hóa quốc tế. Tất cả các hợp đồng mua bán, trao đổi hàng hóa quốc tế do các doanh nghiệp này ký đều không có hiệu lực.
  • Người có thẩm quyền đại diện cho các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu hàng hóa ký kết hợp đồng mua bán quốc tế phải là giám đốc, phó giám đốc, hoặc người được giám đốc uỷ quyền bằng văn bản hợp pháp.

Đối tượng của hợp đồng mua bán, trao đổi hàng hóa quốc tế

  • Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải là những mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu, nếu là hàng hóa được quản lý bằng hạn ngạch thì bắt buộc phải có phiếu hạn ngạch.
  • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu chỉ được ký kết hợp đồng mua bán đối với những mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh.

Hình thức hợp đồng mua bán, trao đổi hàng hóa quốc tế

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện bằng văn bản mới có hiệu lực. Trong đó, các hình thức thư từ, telex, điện tín, hay fax cũng được coi là văn bản. Mọi hình thức thỏa thuận hợp đồng bằng miệng đều không có hiệu lực.
  • Mọi hành động sửa đổi, bổ sung hợp trên đồng mua bán quốc tế phải được thực hiện bằng văn bản.

Giao dịch và ký kết hợp đồng với khách hàng ở nước ngoài

  • Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam, khi thực hiện các giao dịch ký kết hợp đồng với khách hàng ở nước ngoài, phải nắm được một cách rõ ràng năng lực quản lý, khả năng tài chính và sự tín nhiệm trong hoạt động thương mại của họ.
  • Không được giao dịch, thực hiện ký kết hợp đồng với những khách hàng không có thẩm quyền đại diện. Điển hình như các văn phòng đại diện của khách hàng nước ngoài tại Việt Nam hoặc các đại diện bất hợp pháp của khách hàng  nước ngoài.

Những điều khoản quan trọng của hợp đồng

Tên hàng hóa

  • Ghi đúng tên và nhãn hiệu thương mại của mặt hàng mua bán, trao đổi.
  • Khi cần thiết, người bán phải ghi rõ những công dụng của hàng hóa nhằm mục đích phân biệt nó với các loại hàng cùng tên.

Số lượng hàng hóa

  • Số lượng hàng hóa được xác định bằng các đơn vị đo lường tuân theo theo tập quán của thương mại quốc tế.
  • Nêu rõ các phương pháp xác định số lượng hàng hóa.
  • Nêu rõ địa điểm xác định và công nhận số lượng. 
  • Nếu rõ tỷ lệ dung sai theo từng loại hàng.

Quy cách về phẩm chất

  • Nêu rõ những yếu tố về quy cách, phẩm chất của mặt hàng trao đổi, mua bán cũng như phương thức xác định.
  • Quy định rõ trách nhiệm của người xuất khẩu và người nhập khẩu đối với vấn đề kiểm tra quy cách, phẩm chất hàng hóa cũng như thời gian và địa điểm thực hiện công tác kiểm tra.

Thời gian và địa điểm giao nhận hàng hóa

  • Quy định rõ ràng thời hạn và thời gian thực hiện công tác giao hàng.
  • Quy định rõ về địa điểm giao nhận hàng.

Giá cả và các điều kiện thực hiện giao hàng

  • Hàng hóa phải căn cứ theo giá cả quốc tế, phải phù hợp với những quy định do Nhà nước đặt ra và tương ứng với từng điều kiện giao hàng cụ thể.
  • Giá cả của hàng hóa không được tách rời với các điều kiện giao hàng.
  • Điều kiện giao nhận hàng hóa phải phù hợp với khả năng và hiệu quả về vấn đề giao nhận, bảo hiểm, vận chuyển,…

Phương thức thanh toán và các chứng từ có liên quan đến thanh toán

  • Đồng tiền thanh toán phải được lựa chọn sao cho thích hợp nhất.
  • Nếu thanh toán theo hình thức L/C: điều kiện của hình thức thanh toán L/C là phải phù hợp với tất cả các điều kiện của hợp đồng ngoại thương; các số liệu và bộ chứng từ thanh toán phải đáp ứng được toàn bộ các yêu cầu nghiêm ngặt của L/C.
  • Uỷ thác thu tiền (D/A, D/P).
  • Thanh toán theo hình thức TTR: hình thức này chỉ áp dụng đối với những người bán – mua hàng có quen biết và được tín nhiệm.

Đổi trả hàng: Vấn đề này phải thanh toán qua ngân hàng của Việt Nam; phải có những quy định cụ thể về số lượng cũng như trị giá hàng hóa đổi trả; phải cân đối về giá trị giữa hàng hóa xuất và hàng hóa nhập.

Những điều khoản khác của hợp đồng mua bán quốc tế

  • Bao bì, nhãn mác, mã hiệu.
  • Giám định hàng hoá, bao gồm số lượng, phẩm chất, quy cách, tổn thất.
  • Phải chọn được một tổ chức giám định ở vị trí trung lập và có uy tín cao.
  • Quy định rõ thời gian và địa điểm thực hiện công tác giám định hàng hóa.
  • Chứng minh rõ ràng giá trị pháp lý của chứng nhận giám định.

Các trường hợp được xét miễn trách

  • Trường hợp bất khả kháng.
  • Lỗi của bên nhập khẩu hàng hóa hoặc bên thứ ba.
  • Các trường hợp miễn trách được thỏa thuận bởi các chủ thể hai bên.

Các chế tài

  • Phạt vi phạm hợp đồng trong các trường hợp  thanh toán chậm, giao hàng chậm, thông báo tin tàu chậm, thông báo tin hàng chậm…
  • Bồi thường thiệt hại trong các trường hợp giao hàng không đúng phẩm chất, không đúng quy cách, không giao hàng, thiếu số lượng, không nhận hàng,….

Giải quyết các vấn đề phát sinh tranh chấp

  • Các vấn đề khiếu nại, đối tượng khiếu nại, trình tự, thủ tục và thời gian thực hiện khiếu nại…
  • Giải quyết các vấn đề tranh chấp thông qua trọng tài.

(Nguồn: Quy định 299/TMDL-XNK)

Xem thêm: Chứng từ giao nhận hàng hóa gồm những gì?

Giá trị pháp lý của hợp đồng xuất khẩu hàng hóa ba bên

Giá trị pháp lý của hợp đồng xuất khẩu hàng hóa ba bên
Giá trị pháp lý của hợp đồng xuất khẩu hàng hóa ba bên

Trong thủ tục xuất khẩu hàng hóa 3 bên, giá trị pháp lý của hợp đồng được xác định như sau:

Theo quy định tại Điều 117 Bộ Luật Dân Sự 2015, quy định các giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Các chủ thể phải có năng lực pháp luật dân sự, chủ thể phải có năng lực hành vi dân sự và phải phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Các chủ thể tham gia vào giao dịch dân sự phải trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không được phép vi phạm vào các điều cấm của pháp luật, không được trái với các quy chuẩn đạo đức xã hội.
  • Hình thức của giao dịch dân sự có hiệu lực trong trường hợp được quy định trong pháp luật.

Theo quy định tại điều 401 của Bộ Luật dân sự 2015, giá trị pháp lý trong hợp đồng mua bán được xác định như sau:

  • Hợp đồng mua bán, trao đổi hàng hóa quốc tế được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ những trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan có những quy định khác.
  • Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên có liên quan phải thực hiện đầy đủ và đúng quyền cũng như nghĩa vụ đối với nhau theo đúng những gì đã cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo quy định, thỏa thuận giữa các bên hoặc theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.”

Quy định về hóa đơn ba bên tại các FTA

Quy định về hóa đơn ba bên tại các FTA
Quy định về hóa đơn ba bên tại các FTA

Tại khoản 5, điều 15, thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài Chính có quy định về hóa đơn ba bên tại các FTA như sau:

Đối với các hóa đơn thương mại quốc tế do bên thứ ba phát hành, cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa để nắm rõ các thông tin về tên hàng, nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ của đơn vị phát hành hóa đơn bên thứ ba và các thông tin liên quan đến hóa đơn bên thứ ba theo đúng các quy định tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là nước thành viên.

Trên đây là một số vấn đề cần lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa 3 bên. Mong rằng bài viết trên đã mang đến cho doanh nghiệp các tài liệu tham khảo hữu ích.