Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Tầm quan trọng của trade marketing với doanh nghiệp

Kiến thức

Tầm quan trọng của trade marketing với doanh nghiệp

13 Tháng Ba, 2024

Trade marketing dường như là bộ phận tương đối mới mẻ. Và hầu như nó chỉ xuất hiện tại ngành hàng tiêu dùng nhanh. Vậy nó có giống với các hình thức marketing khác như: Giảm giá, truyền thông bán hàng… Nếu bạn thực sự chưa hiểu về nó hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tầm quan trọng của trade marketing với doanh nghiệp

Trade marketing là gì?

Trade marketing (tiếp thị thương mại) hay còn biết đến là tiếp thị tại điểm bán, hình thức này hướng đến việc tiếp cận nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm/dịch vụ thông qua nhà phân phối, nhà bán buôn, bán lẻ.

Có thể hiểu đơn giản tiếp thị thương mại là bộ phận trung gian giữa Sales và Marketing. Với mục đích là hướng đến những kênh phân phối và bán lẻ để sản phẩm có thể đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện nhất.

Mục tiêu chính của bộ phận này là triển khai các hoạt động, chiến lược về ngành hàng và thương hiệu trong kênh phân phối tại điểm bán. Qua đó để tối ưu hóa trải nghiệm người mua (Buyer) và nhà bán lẻ (Retailer) để đạt được lợi nhuận và doanh số.

Tầm quan trọng của trade marketing

Tầm quan trọng của trade marketing
Tầm quan trọng của trade marketing

Khi hiểu được tiếp thị thương mại sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận được sự cần thiết của chiến lược phân phối và bán hàng đúng đắn cũng như đồng bộ với những chiến lược tiếp thị nhãn hiệu hiện tại khác mà họ đang thực hiện. 

Thông qua những phân tích và đánh giá về nhu cầu của nhà bán lẻ và khách mua hàng, doanh nghiệp cần thấu hiểu những đối tượng “khách hàng” này và biết nên áp dụng chiến thuật (tactics) nào là hiệu quả nhất với từng đối tượng khi thực hiện tiếp thị thương mại (strategy).

Theo thống kê, có đến 75% quyết định người mua hàng sẽ mua ngay tại các điểm bán, 35% khách hàng sẵn sàng thay đổi lựa chọn của mình dưới các yếu tố tác động trong cửa hàng, nhiều điểm bán hàng được mở ra và ngày càng xuất hiện nhiều loại hình bán lẻ với đòi hỏi cao hơn.

Các đối tượng cần quan tâm trong Trade Marketing

Chúng ta có những đối tượng liên quan trực tiếp và gián tiếp trong tiếp thị thương mại. Dưới đây là những mối liên hệ giữa các đối tượng mục tiêu : Consumer, shopper và customer.

  • Consumer – Người tiêu dùng: Đây là nhóm đối tượng liên quan đến Brand marketing.
  • Shopper – Người mua hàng: Đối tượng chính yếu của tiếp thị thương mại.
  • Customer – Khách hàng: Đối tượng chung của toàn hệ thống chiến lược sản phẩm của công ty.

Brand Marketing và Trade marketing có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì cả người tiêu dùng và người mua hàng đều có trong chiến lược tiếp thị thương mại thì hàng hóa mới có thể được bán ra thị trường nhanh.

Ngoài ra còn có POP (point of purchase) là nơi diễn ra các hoạt động marketing. Cũng là nơi khách hàng quyết định mua sản phẩm trưng bày.

Người tiêu dùng – Consumer

Trong tiếp thị thương mại thì đây là nhóm đối tượng cuối cùng sẽ trực tiếp sử dụng sản phẩm. Đó không nhất định phải là người mua hàng, vì người mua hàng đôi khi chỉ mua theo yêu cầu chứ không thực sự có nhu cầu sử dụng.

Xem thêm: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng hiện nay?

Khách mua hàng

Đây chính là nhóm đối tượng đưa ra quyết định có mua sản phẩm/dịch vụ hay không. Cũng tương tự, người mua hàng có thể là người sử dụng hoặc không. Và khi này tiếp thị thương mại cần hoạt động hết năng suất để thuyết phục nhóm khách hàng này chi “hầu bao”.

Khách mua có thể đắn đo lúc ban đầu. Nhưng nhờ các hoạt động thu hút của tiếp thị thương mại (đặc biệt là chương trình ưu đãi) mà khách sẽ quyết định chi trả để được “lời” món hàng đó.

Trade marketing và brand marketing khác nhau như thế nào?

Phân biệt trade marketing và brand marketing
Phân biệt trade marketing và brand marketing
Brand MarketingTrade Marketing
Đối tượngNgười tiêu dùng (customers)Người mua hàng (shoppers)
 

Hạng mục

Định vị thương hiệu, đổi mới thương hiệu, truyền thông thương hiệu.Quản lý hệ thống phân phối, xây dựng chiến lược ngành hàng và chiến lược thương hiệu trong hệ thống kênh phân phối nhằm tạo ra lợi nhuận.
Hoạt độngQuảng cáo TVC, tổ chức sự kiện, PR, Digital…Chương trình khuyến mãi, giảm giá, trưng bày sản phẩm, hoạt động tại điểm bán…
Mục tiêuTăng khả năng nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng.Thúc đẩy quyết định mua hàng của người mua tại điểm bán.

7 bước để xây dựng một chiến lược trade marketing hiệu quả

Để có một chiến lược tiếp thị thương mại hiệu quả và thành công, bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Cũng như việc xây dựng các chiến dịch marketing khác, thì nghiên cứu thị trường là bước vô cùng quan trọng. Để nghiên cứu thị trường tiếp thị thương mại hiệu quả, bạn cần phải hiểu về:

  • Nhu cầu về yêu cầu của khách hàng mục tiêu.
  • Đối thủ trực tiếp của bạn, sản phẩm và chiến lược của họ.
  • Các cơ hội kinh doanh hiện tại trên thị trường để bạn có thể tận dụng cho doanh nghiệp của mình.

Bước 2: Tìm hiểu về các xu hướng trên thị trường 

Việc hiểu về xu hướng người tiêu dùng, hành vi của họ sẽ giúp bạn cải tiến sản phẩm/dịch vụ trở nên nổi bật hơn, cũng như phù hợp với xu hướng.

Bước này là vô cùng quan trọng, mà các doanh nghiệp không được bỏ qua. Do là nó sẽ giúp bạn giảm thiểu các nguy cơ thất bại.

Xem thêm: Cách để doanh nghiệp bắt trend hiệu quả trong marketing

Bước 3: Thiết kế và phát triển sản phẩm của bạn

Khi bạn đã có đầy đủ những thông tin về thị trường cũng như hành vi tiêu dùng, tiếp đến để gia nhập thị trường. Bạn cần thiết kế và xây dựng sản phẩm của mình.

Bạn phải đảm bảo là sản phẩm của mình không chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng, mà phải còn là lựa chọn tốt nhất trong các sản phẩm tương tự trong thị trường. Việc thiết kế sản phẩm bao gồm định hình và quyết định bao bì cho sản phẩm. 

Bước 4: Xây dựng tên cho thương hiệu

Tên thương hiệu thực sự quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Bởi nhà bán lẻ sẽ luôn muốn trưng bày sản phẩm của doanh nghiệp bạn trong cửa hàng khi doanh nghiệp bạn sở hữu thương hiệu nổi bật.

Và người tiêu dùng cũng dễ dàng chọn những sản phẩm dựa trên hình ảnh thương hiệu nổi bật mà họ đã thấy. Chính vì vậy, việc doanh nghiệp bạn xây dựng tên thương hiệu tốt đã là bước đệm giúp doanh nghiệp bạn thành công hơn các đối thủ cạnh tranh khác.

Xem thêm: Cách đặt tên thương hiệu hay, ấn tượng cho doanh nghiệp

Bước 5: Ưu đãi cho nhà bán lẻ

Việc lên kế hoạch và tính toán thật kỹ khi đưa ra các ưu đãi đến các nhà bán lẻ và bán sỉ của bạn. Để không chỉ khuyến khích các đối tác của bạn mua hàng, mà còn giúp bạn tối đa được lợi nhuận.

Bước 6: Xây dựng chiến lược quảng bá

Bạn cần phải đưa ra các chiến lược quảng bá cho các sản phẩm của bạn để có ngày ngày càng nhiều người biết đến nó. Cũng như bắt đầu đưa ra các câu hỏi về sản phẩm từ các đối tác của bạn.

Bằng cách này, bạn không cần phải cố gắng quá nhiều để thuyết phục các nhà bán lẻ để giữ các sản phẩm của bạn trong cửa hàng của bạn, và giới thiệu nó đến các khách hàng của bạn.

Bước 7: Triển khai các kế hoạch của bạn

Bước cuối cùng để có một chiến lược hiệu quả, chính là quy trình tiếp thị thương mại cần được triển khai. Cần liên tục theo dõi chiến lược và đánh giá chiến lược trong suốt quá trình diễn ra, để có những điều chỉnh kịp thời nhằm tối ưu kết quả đạt được của chiến lược.

Như đã nói trade marketing với mục đích chính là mang sản phẩm và dịch vụ của bạn đến gần hơn với khách hàng. Vậy nên, việc chúng ta đang sống ở thời đại công nghệ 4.0 thì việc tiếp cận người tiêu dùng qua các nền tảng trực tuyến là điều không thể bỏ qua.

Các công cụ trade marketing

Các công cụ hỗ trợ tiếp thị thương mại, bao gồm các công cụ hỗ trợ tiếp thị thương mại vật lý và các công cụ hỗ trợ tiếp thị thương mại trên các nền tảng Digital.

Công cụ tiếp thị thương mại vật lý:

  • Poster.
  • Bảng hiển thị.
  • Ki-ốt.
  • Banner.
  • Tờ rơi.
  • Card visit.

Công cụ digital trade marketing:

  • Website hiệu quả.
  • Đa dạng các nền tảng social media.
  • Phần mềm email marketing.
  • Nội dung cho thương hiệu.
  • Landing page để thu thập leads.

Xây dựng chiến lược Digital trade marketing hiệu quả với công cụ hỗ trợ từ GoSELL

Nền tảng quản lý bán hàng đa kênh GoSELL, hỗ trợ các nhà kinh doanh xây dựng website với sản phẩm GoWEB, giúp bạn dễ dàng trưng bày và tiếp thị thương mại các sản phẩm của mình đến với người mua sắm online ngay trên website. Tích hợp tính năng SEO giúp đưa website của bạn lên top Google.

Xây dựng chiến lược Digital trade marketing với GoSELL
Xây dựng chiến lược Digital trade marketing với GoSELL

GoSELL hỗ trợ những công cụ thực hiện digital trade marketing 

  • Xây dựng nội dung cho thương hiệu: Với tính năng tạo Blog giúp bạn dễ dàng xây dựng thông tin, nội dung và truyền tải những kiến thức hữu ích hay thông tin cho thương hiệu.
  • Tạo trang landing page: tạo đa dạng landing page bán hàng, giúp thu thập thông tin khách hàng, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và tăng lượt truy cập về website.
  • Email marketing: Gửi cùng lúc hàng loạt các thông điệp, chương trình ưu đãi, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.
  • Tạo mã giảm giá: Tạo ra các mã giảm giá theo nhiều hình thức khác nhau, kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.
  • Flash sale: Tạo không giới hạn chiến dịch Flash sale bán hàng theo ngày và linh hoạt điều chỉnh sản phẩm, số lượng hàng sale.

Xây dựng nền tảng social media hiệu quả với GoSOCIAL: Giúp khai thác tối đa tiềm năng bán hàng trên mạng xã hội Facebook, Zalo, giúp kết nối, đồng bộ và xử lý vận đơn tốc độ, đẩy nhanh hiệu suất bán hàng trên.

Quản lý hệ thống phân phối dễ dàng với GoSELL

Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng quản lý được hệ thống phân phối của mình ngay trên nền tảng GoSELL với tính năng dưới đây: 

  • Cộng tác viên bán hàng: Xây dựng đội ngũ cộng tác viên bán hàng vững mạnh, quảng cáo thương hiệu, tăng tốc doanh thu.
  • Đại lý bán hàng: Cho phép người bán theo dõi toàn bộ các hoạt động diễn ra giữa đại lý và khách hàng, xây dựng mô hình bán hàng đa tầng chuyên nghiệp.

Chất lượng của sản phẩm không luôn luôn là yếu tố quan trọng nhất. Cũng như các chiến lược marketing cho người tiêu dùng, các chiến dịch tiếp thị thương mại của bạn cũng cần phải đáng nhớ và để lại ấn tượng cho những người xem.

Kết luận

Sau khi đã hiểu về Trade marketing là gì, cũng như tầm quan trọng của chiến lược tiếp thị tại điểm bán đối với doanh nghiệp có thể thấy nó là một phần quan trọng giúp doanh nghiệp của bạn phát triển. GoSELL mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược tiếp thị thương mại hiệu quả.

Bài viết cùng chuyên mục