Trang chủ » Bài học kinh doanh » Truyền thông là gì? Vai trò và sức mạnh của chiến lược truyền thông

Bài học

Truyền thông là gì? Vai trò và sức mạnh của chiến lược truyền thông

18 Tháng Hai, 2024

Trong xã hội ngày nay, truyền thông đóng một vai trò quan trọng và tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực. Đặc biệt là khi các phương tiện truyền thông ngày càng phổ biến và được hầu hết mọi người sử dụng, việc tiếp cận thông tin thông qua các kênh này được mọi người ưu tiên sử dụng. Cùng tìm hiểu truyền thông là gì và sức mạnh truyền thông trong bài viết sau nhé!

Truyền thông là gì? Vai trò và sức mạnh của chiến lược truyền thông

Truyền thông là gì?

Truyền thông là gì? Đây được hiểu là quá trình trao đổi, tương tác thông tin với nhau giữa hai hoặc nhiều người với nhau nhằm mục đích tăng cường sự hiểu biết, thay đổi nhận thức. Truyền thông còn được hiểu là sản phẩm của con người, là động lực kích thích sự phát triển của xã hội. Các yếu tố cơ bản của truyền thông: 

  • Nguồn: là yếu tố mang thông tin khởi xướng và tiềm năng khi bắt đầu quá trình truyền thông.
  • Nội dung: Chính là thông điệp mà truyền thông muốn truyền tải tới mọi người.
  • Kênh truyền thông: Có thể sử dụng các phương tiện, cách thức khác nhau tùy vào thời điểm hay nhu cầu.
  • Người nhận: Là những cá nhân hay tổ chức sẽ tiếp nhận thông điệp.
  • Phản hồi: Là ý kiến, thông tin ngược từ người nhận chuyển về.
  • Nhiễu: Một số thông tin có thể bị sai lệch trong quá trình lan truyền thông điệp.

Truyền thông có sức mạnh to lớn trong việc cung cấp, truyền tải thông tin về mọi mặt của đời sống đến với người dân. Ở đó, các phương tiện truyền thông giúp mọi người có thể tiếp nhận thông tin, giải trí, học tập để mở rộng sự hiểu biết của mình.

Ngoài nhiệm vụ truyền tải thông tin xã hội, truyền thông ngày nay còn hỗ trợ cho doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, thu hút người tiêu dùng biết và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần tận dụng truyền thông một cách hiệu quả để hướng tới việc mở rộng tệp khách hàng.

Truyền thông là gì?
Truyền thông là gì?

Vai trò và sức mạnh của các chiến lược truyền thông 

Sau khi đã nắm được cụ thể truyền thông là gì, hãy tìm hiểu cụ thể về vai trò của truyền thông trong xã hội ngày nay. Khi nói về vai trò của truyền thông, có thể khẳng định chắc chắn 1 điều rằng truyền thông là một phần không thể điểu để thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Ngành truyền thông ảnh hưởng lên mọi mặt của đời sống, nó giúp mọi người kết nối với nhau thông qua những phương tiện như tivi, sách báo hay ngày nay là các nền tảng mạng xã hội.

Thông qua các chiến lược truyền thông, các cá nhân, tổ chức có thể đạt được rất nhiều các mục tiêu mà mình đặt ra. Đối với nhà nước, truyền thông giúp mang những chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp đến gần hơn với người dân. Có thể nói nhờ các chiến lược truyền thông mà việc quản lý và phát triển đất nước có thể diễn ra một cách hiệu và thuận tiện hơn.

Vai trò và sức mạnh của các chiến lược truyền thông 
Vai trò và sức mạnh của các chiến lược truyền thông

Đối với hoạt động kinh doanh, các chiến lược truyền thông ngày nay còn đóng vai trò là một công cụ tiếp thị quan trọng hàng đầu. Các chiến lược truyền thông hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với các đối tượng khách hàng của mình. Có thể nói truyền thông chính là cơ sở để các doanh nghiệp mở rộng thị trường, hướng đến các mục tiêu kinh doanh lớn hơn, thậm chí là vượt ngoài khuôn khổ quốc gia.

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các bước lập kế hoạch truyền thông marketing cho doanh nghiệp

Các bước lập kế hoạch chiến lược truyền thông cơ bản

Xác định mục tiêu cụ thể của chiến lược

Yêu cầu đầu tiên trước khi bắt đầu một chiến dịch truyền thông là gì? Theo đó, trước khi bắt đầu một chiến lược truyền thông nào đó, doanh nghiệp luôn cần phải đặt cho mình mục tiêu cụ thể để có thể đo lường hiệu quả sau một thời gian thực hiện. Chỉ khi có thể xác định được mục tiêu cho chiến lược thì doanh nghiệp mới có đủ cơ sở để thực hiện một chiến lược truyền thông. Đây là một bước cơ bản những vô cùng quan trọng và ảnh hưởng đến cả quy trình thực hiện chiến lược truyền thông của doanh nghiệp.

Xác định đối tượng khách hàng hướng đến

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể của chiến dịch truyền thông cũng là một yêu cầu quan trọng mà doanh nghiệp cần phải quan tâm. Bởi nếu hướng tới khách hàng rộng rãi, phạm vi quá rộng, việc đạt được hiệu quả tối đa là điều tương đối khó cho bất kỳ một chiến dịch truyền thông nào. Mỗi nhóm đối tượng khách hàng sẽ có những yêu cầu, đặc điểm và hướng tiếp cận khác nhau. Do đó, việc xác định nhóm đối tượng khách hàng phù hợp với mục tiêu của từng chiến dịch sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra hướng đi phù hợp hơn cho việc lên kế hoạch truyền thông của mình.

Xác định đối tượng khách hàng hướng đến
Xác định đối tượng khách hàng hướng đến

Sáng tạo thông điệp truyền thông

Thông điệp truyền thông luôn là một phần mà bạn luôn cần đầu tư toàn bộ sự sáng tạo của mình. Thông điệp truyền thông chính là những gì mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng trong một chiến dịch truyền thông. Mỗi thông điệp làm ra phải “thúc đẩy hành động” bằng cách giúp khách hàng trả lời câu hỏi :”Tại sao tôi phải mua/tin/quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp”.

Để thực hiện thành công một chiến dịch truyền thông, thông điệp cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Bạn cần chú ý rằng thông điệp một chiến dịch truyền thông không phải là slogan của doanh nghiệp. Khi xác định thông điệp truyền thông, cần xuất phát từ việc người ta quan tâm cái gì, người ta cần gì để nói cái đó và đưa đến cái đó nhằm thỏa mãn sự quan tâm của khách hàng mục tiêu. 

Lựa chọn kênh truyền thông

Để thực hiện một chiến lược truyền thông, việc lựa chọn kênh truyền thông phù hợp luôn đóng một vai trò then chốt. Bạn sẽ cần chọn kênh truyền thông nào mà khách hàng mục tiêu có thể dễ tiếp cận nhất. Có rất nhiều kênh truyền thông, mỗi kênh ta chỉ cần chọn ra 1 cái đại diện. Với mỗi kênh truyền thông, bạn sẽ cần đưa ra kế hoạch thực hiện cụ thể nhất, ví dụ báo chí có các bài báo, những kênh ảnh có những bức ảnh, mạng xã hội có thể đưa những clip, radio…

Lựa chọn kênh truyền thông
Lựa chọn kênh truyền thông

Xem thêm: Các công cụ truyền thông marketing cần có trong thời đại công nghệ số

Lên kế hoạch và thực hiện

Sau khi đã xác định đầy đủ các thành phần cần thiết để thực hiện một chiến lược truyền thông, đây là lúc mà doanh nghiệp có thể lên kế hoạch chi tiết và bắt đầu thực hiện. Nên nhớ hãy vẽ ra những khó khăn, thách thức có thể gặp phải để giải quyết một cách dễ dàng nhất khi chiến lược truyền thông của doanh nghiệp đi lệch hướng. 

Đo lường hiệu quả chiến dịch truyền thông

Bước cuối cùng của chiến lược truyền thông không gì khác ngoài việc đo lường mục tiêu mà chúng ta đã đặt ra. Không chỉ để đánh giá hiệu quả mang lại mà việc này còn để doanh nghiệp có thể rút kinh nghiệm cho những lần sau. 

Doanh nghiệp có thể đo lường kết quả các chiến lược truyền thông thông qua việc đánh giá số lượng khách hàng được tiếp cận, hiệu quả kinh doanh hay quan trọng trọng nhất chính là doanh thu mà có được. Đặc biệt là với các doanh nghiệp kinh doanh đa kênh, việc đo lường và đánh giá doanh thu các kênh giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về hiệu quả truyền thông mang lại cho từng kênh bán hàng.

Ở đó, việc sử dụng tính năng phân tích báo cáo mà phần mềm quản lý bán hàng GoSELL đang cung cấp là giải pháp phù hợp dành cho doanh nghiệp. Với khả năng tạo các báo cáo doanh thu, lợi nhuận chi tiết cho từng kênh bán hàng, đây sẽ là cách giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách chính xác nhất.

Quản lý đo lường và phân tích hiệu quả chiến lược truyền thông với GoSELL

Để đánh giá một chiến lược truyền thông, tạo các phân tích báo cáo doanh thu trong một giai đoạn cụ thể là một trong những giải pháp hiệu quả. Ở đó, phần mềm quản lý bán hàng GoSELL cho phép doanh nghiệp tạo các báo cáo doanh thu đa kênh một cách dễ dàng và chính xác ngay trên hệ thống. 

Cụ thể, giải pháp GoSELL không chỉ cho phép doanh nghiệp phân tích doanh thu bán hàng tại cửa hàng truyền thống mà cả ở các nền tảng trực tuyến như website, app bán hàng, các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, GoMUA) hay nền tảng mạng xã hội (Fanpage Facebook, Zalo OA, TikTok Shop). 

Phân tích hiệu quả chiến lược truyền thông với GoSELL
Phân tích hiệu quả chiến lược truyền thông với GoSELL

GoSELL cho phép doanh nghiệp thực hiện các báo cáo doanh thu đang kênh, đa nền tảng, đa chi nhánh một cách vô cùng dễ dàng. Bạn có thể theo dõi các báo cáo doanh thu theo kênh bán hàng (Shopee, Lazada, GoMUA) hay theo nền tảng (Cửa hàng, Website, App bán hàng, mạng xã hội). Bạn sẽ luôn nắm rõ chi tiết tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các báo cáo doanh thu, lợi nhuận theo đơn hàng được cung cấp bởi GoSELL. 

Đối với ngành dịch vụ, GoSELL sẽ cho phép doanh nghiệp thực hiện các phân tích báo cáo doanh thu dịch vụ đặt chỗ. Bạn có thể nắm được tình hình kinh doanh cụ thể của từng chi nhánh cũng như xem báo cáo doanh thu dịch vụ theo từng mốc khác nhau (hôm nay, hôm qua, 7 ngày qua, tháng này, năm này, khoảng thời gian tùy chọn…).

Các công cụ phân tích và tiếp thị khác của GoSELL

Doanh nghiệp cũng có thể kết hợp một số công cụ khác như Google Analytics để kết quả đo lường hiệu quả các chiến dịch truyền thông thông qua các chỉ số như tỷ lệ chuyển đổi, lưu lượng truy cập, nội dung truy cập,… một cách chính xác và tổng quan nhất. Công cụ này cũng được hỗ trợ trên hệ thống của GoSELL. 

Ngoài ra, GoSELL cũng mang đến một số tính năng hỗ trợ các chiến dịch truyền thông cho doanh nghiệp như tạo Landing Page, Email Marketing, Tạo mã giảm giá, Flash sale,…

Kết luận

Bài viết trên đã giúp bạn nắm được những thông tin chi tiết về truyền thông là gì và nó đóng vai trò quan trọng thế nào trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các hoạt động kinh doanh cũng không phải là một ngoại lệ. Các doanh nghiệp ngày nay cần tối ưu các chiến lược truyền thông để có thể đem lại những hiệu quả kinh doanh đáng kể nếu không muốn thụt lùi trước các đối thủ của mình.

Bài viết cùng chuyên mục