Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Website là gì? Phân loại website, 3 cách thiết kế website

Kiến thức

Website là gì? Phân loại website, 3 cách thiết kế website

23 Tháng Sáu, 2023

Website là công cụ để giới thiệu công ty, quảng bá thương hiệu, bán hàng, cung cấp thông tin cập nhật cho người xem… Website được sử dụng phổ biến rộng rãi không chỉ dành cho công ty, cơ quan, tổ chức mà được sử dụng cả cho các cá nhân, đoàn thể, chùa chiền, tổ chức từ thiện… Qua bài viết này GoSELL sẽ giới thiệu các thông tin cơ bản nhất về website, trả lời cho câu hỏi website là gì? Phân loại website và các cách thiết kế website.

website là gì

Tại sao phải sử dụng website?

Câu hỏi đầu tiên bạn có thể nghĩ ra là website là gì ? Tại sao tôi nên tạo website? Tại sao phải sử dụng website? Câu trả lời là bạn nên có website để mở rộng kênh bán hàng của mình. Website như là cửa hàng, văn phòng thứ 2 của bạn hiện diện trên mạng Internet.

Với website bạn sẽ có một kênh bán hàng mới để tiếp cận hàng triệu triệu khách hàng online, từ đó gia tăng doanh số và lợi nhuận. Website không chỉ giúp bạn bán hàng mà còn là phương tiện giới thiệu doanh nghiệp, cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ, tin tức mới nhất, blog có trên website. Bạn cũng có thể chăm sóc, giao tiếp với khách hàng qua phần chat trực tuyến tích hợp trên website.

Ngoài ra với website, bạn sẽ có cửa hàng hoạt động 24/7 bất kể ngày đêm. Khách hàng của bạn có thể mua hàng ngoài giờ làm việc của bạn hay bất cứ khi nào họ muốn. Website của bạn có thể tiếp cận và bán hàng cho khách hàng cả nước, khách hàng quốc tế mà không phải bị giới hạn về mặt địa lý, chỉ bán cho khách hàng xung quanh cửa hàng của bạn như cửa hàng thông thường.

Website còn là công cụ xây dựng thương hiệu online với chi phí thấp. Qua website, các thông tin thương hiệu, logo, hình ảnh… luôn xuất hiện và gây sự chú ý cho khách truy cập khiến họ luôn nhớ đến thương hiệu của bạn.

website là gì
Tại sao phải sử dụng website?

Website là gì?

Chúng ta đi vào phần chính của nội dung, vậy website là gì? Một website là một tập hợp các trang web và nội dung liên quan như hình ảnh, video, thông tin… được xác định bởi tên miền cụ thể. ví dụ như gosell.vn là tên miền của GoSELL. Website muốn hoạt động phải có tên miền như trên và được lưu trữ trên một máy chủ (Hosting, server) để lưu giữ các dữ liệu của website.

Tất cả các trang web có thể truy cập công khai đều tạo thành World Wide Web (www:). Người dùng có thể truy cập các trang web trên nhiều loại thiết bị, bao gồm máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại thông minh. Các ứng dụng phần mềm được sử dụng trên những thiết bị này dùng để truy cập web được gọi là một trình duyệt web, ví dụ như trình duyệt Google Chrome, Firefox, Internet Explorer, Safari, Cốc cốc, Bing… Một trang web có thể được truy cập trực tiếp bằng cách nhập địa chỉ URL của nó hoặc bằng cách tìm kiếm nó trên một công cụ tìm kiếm như Google hoặc Bing.

website là gì
Website là gì?

Tìm hiểu thêm: Hosting là gì? Tầm quan trọng của hosting với Website

Các trang web thường dành riêng cho một chủ đề hoặc mục đích cụ thể, chẳng hạn như website tin tức, thương mại, giáo dục, giải trí hoặc mạng xã hội. Khi bạn truy cập vào địa chỉ website với tên miền nào đó, phần đầu tiên bạn thấy sẽ là trang chủ. Một website sẽ có trang chủ và nhiều trang con. Các trang kết nối với nhau qua các liên kết và thanh điều hướng, người sử dụng có thể di chuyển qua các trang khác nhau của cấu trúc trang web. Ví dụ như website của GoSELL có các trang khác như: trang chủ, sản phẩm, tính năng, bảng giá, tin tức, hội thảo, liên hệ… Giữa các trang sẽ có siêu liên kết giúp bạn điều hướng và xem được các trang web.

Phân loại Website

Phần trên GoSELL đã giới thiệu tổng quan website là gì?, ở phần này chúng ta cùng tìm hiểu về cách phân loại website. Đối với tính thường xuyên và quy mô thay đổi nội dung, tất cả các trang web có thể được chia thành hai nhóm lớn – trang web tĩnh và web động (tương tác). Tóm lại, sự phân loại này dựa trên tần suất cập nhật nội dung của trang web.

Các trang web tĩnh (cố định)

Web tĩnh là những trang web cơ bản. Chúng không thường xuyên thay đổi nội dung của mình và không được người dùng cập nhật. Với dạng web này để thay đổi nội dung trên trang web người sở hữu phải truy cập trực tiếp vào các mã lệnh để thay đổi thông tin và cần phải biết lập trình phức tạp. Hầu hết, các trang web loại này được tạo ra cho mục tiêu thông tin hơn là tương tác.

Trang web động

Là những trang web có nội dung được cập nhật thường xuyên. Với website động khi xây dựng sẽ bao gồm 2 phần. Một phần hiển thị trên trình duyệt mà khi truy cập internet ta thường thấy và một phần ngầm bên dưới dùng để điều khiển nội dung của trang web, phần nội dung phía sau là phần quản trị và thường thì chỉ những người quản trị website mới có thể có quyền truy cập vào. Tính tương tác của website động cao hơn website tĩnh. Đa số các website hiện đại ngày nay đều là website động.

website là gì

So sánh ưu và nhược điểm của website tĩnh và động

Website tĩnh

Ưu điểm:

Các website tĩnh có giá và chi phí điều hành rẻ. Các mã lệnh, tài liệu HTML được tạo một lần và từ đó sẽ không bị sửa đổi. Một website tĩnh mục đích dùng để cung cấp thông tin không thay đổi theo thời gian và có lợi thế là chi phí bảo trì thấp hơn một website động. Chúng cũng hoạt động và tải nhanh hơn vì các trang web được tải bởi máy chủ mà không có bất kỳ thay đổi nào. Các trang web tĩnh cũng thường có giá rẻ hơn để lưu trữ lên máy chủ vì không có nhu cầu cập nhật, lưu trữ thêm thông tin.

Nhược điểm:

Để thay đổi, cập nhật các thông tin cũ, lỗi thời trên website tĩnh phải thực hiện thủ công trên các mã HTML, tốn nhiều công sức. Để thực hiện được điều này phải có kiến thức lập trình liên quan.

Website động

Ưu điểm:

Các website động có ưu điểm ở sự linh hoạt và dễ cập nhật thông tin. Do sự tách biệt riêng rẽ giữa phần bố cục, giao diện website và phần nội dung nên những thay đổi nội dung có thể được thực hiện dễ dàng bởi người dùng mà không cần có bất kỳ kiến thức lập trình nào. Website động thường có phần quản trị nội dung với giao diện dễ sử dụng như soạn thảo văn bản Word. Khi được cấp quyền quản trị nội dung, bạn sẽ có mật khẩu để truy cập vào các phần chức năng và thay đổi nội dung của website. Các website động cũng có lợi thế là có thể tương tác tốt với người dùng.

Nhược điểm:

Tạo một website động cần có hệ thống quản lý (CMS hoặc hệ thống quản lý web). Ngoài kiến thức HTML cơ bản, việc thiết lập hệ thống cũng yêu cầu các ngôn ngữ lập trình khác chẳng hạn như PHP hoặc Perl. Máy chủ để lưu trữ hệ thống phải có cơ sở dữ liệu. Tùy thuộc vào quy mô của website, các website động cũng cần nhiều tài nguyên, dữ liệu lưu trữ trên máy chủ hơn các website tĩnh.

Theo hình thức thiết kế thì website còn có thể phân theo website responsive tương thích nhiều thiết bị và website tĩnh (không tương thích). Website tương thích nhiều thiết bị là xu hướng của các website hiện đại khi kích thước website sẽ tự động co giãn để tương thích với kích thước của nhiều loại thiết bị khác nhau như máy tính bàn, laptop, điện thoại và máy tính bảng. Chính vì vậy website nhìn sống động, đầy đủ kích thước trên nhiều loại thiết bị khác nhau. Còn website tĩnh không tương thích sẽ không tự co giãn theo kích thước của nhiều thiết bị. Có nghĩa là nếu bạn mở nó trên điện thoại thông minh, bạn sẽ cần phải thu phóng nó bằng tay – điều này không thực sự thuận tiện.

Website còn được phân loại theo mục đích sử dụng ví dụ như website cho doanh nghiệp, website cá nhân, web tin tức, web giáo dục, website tổ chức từ thiện, xã hội, web chia sẻ video, website danh bạ…

Làm sao để có một website?

Bạn đã hiểu định nghĩa website là gì rồi, vậy làm sao để thiết kế một website? Để có một website bạn thường phải nhờ đến một đơn vị thiết kế website. Những gì bạn thấy ở bề mặt của website còn gọi là giao diện sẽ do một người thiết kế tạo nên, sao đó kết hợp với phần code, lập trình sẽ tạo ra một website hoàn chỉnh có thể hoạt động và sử dụng được. Thông thường bạn có thể chọn 3 hình thức thiết kế website như sau:

Thiết kế qua đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế website

Hiện có rất nhiều đơn vị trên thị trường nhận thiết kế website, bạn có thể yêu cầu thiết kế website trọn gói theo nhu cầu của mình. Tùy theo chức năng, sẽ có nhiều mức giá khác nhau từ vài triệu cho đến hàng chục triệu đồng để bạn có được một website. Thường các đơn vị dịch vụ thiết kế website có 2 loại: Thiết kế website, lập trình bằng viết code tay hoặc sử dụng các mã nguồn mở như WordPress.

Các website thiết kế bằng code tay, cần người lập trình có kỹ năng và kinh nghiệm cao, mất nhiều thời gian và công sức lập trình, bạn cũng không thể chọn được mẫu giao diện website có sẵn mà phải qua quá trình thiết kế giao diện từ đầu, chính vì vậy chi phí khi thiết kế website dạng này thường khá cao. Còn thiết kế website bằng mã nguồn mở WordPress thì giá khá rẻ, bạn có thể chọn các mẫu giao diện có sẵn. Tuy nhiên website thiết kế loại này thường có rất ít chức năng hỗ trợ.

Xem thêm: Top công ty thiết kế website chuyên nghiệp nhất hiện nay

Thiết kế website trên nền tảng có sẵn

Bạn có thể sử dụng ứng dụng xây dựng trang web như GoWEB một trong những sản phẩm của GoSELL. Với hình thức thiết kế này, bạn không cần phải là một chuyên gia hay có kiến thức lập trình để tạo trang web của riêng bạn mà tự xây dựng website bằng các mẫu và giao diện thiết kế có sẵn. Bằng sự trợ giúp của bộ công cụ xây dựng trang web, bạn có thể thiết kế website của riêng mình chỉ trong vài cú nhấp chuột bằng cách chọn một trong nhiều mẫu và thiết kế có sẵn. Bên cạnh đó bạn được phép tùy chỉnh giao diện website cực kỳ linh hoạt. Sau khi thiết kế xong, bạn có thể kết nối với tên miền, máy chủ và website hoàn thiện được đưa lên mạng ngay lập tức.

Tạo website bằng sản phẩm giống như GoWEB có nhiều ưu thế là chỉ trong vài phút bạn sẽ có website chuyên nghiệp, bạn có thể thiết kế website bán hàng chỉ với 10 phút, mà không cần có kiến thức lập trình. Website được thiết kế bởi GoWEB cũng được tích hợp nhiều tính năng hơn các website thiết kế theo cách thông thường. Hiện tại GoWEB có hơn 30 tính năng nhằm hỗ trợ khách hàng về: bán hàng, tiếp thị – marketing, chăm sóc khách hàng, quản lý khách hàng (CRM), kết nối với các đơn vị vận chuyển và đa dạng thanh toán, đồng bộ các sàn Thương mại điện tử… để giúp khách hàng bán được nhiều hàng hơn đúng với phương châm sản phẩm của GoSELL.

website là gì
Nền tảng GoSELL giúp bạn tạo Website chuyên nghiệp chỉ trong 10 phút

Tự thiết kế website

Cách cuối cùng nhưng cũng khó khăn nhất là bạn tự học thiết kế web và xây dựng một trang web của mình ngay từ đầu. Bạn cần phải bỏ kha khá thời gian để học về các ngôn ngữ lập trình như Css, Java, Php, Python… và có kiến thức về thiết kế đồ họa. Nhưng có một cách tự thiết kế website đơn giản hơn là bạn học và thiết kế website bằng nền tảng WordPress. Đây là nền tảng thiết kế website bằng mã nguồn mở và được sử dụng khá phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Việc tìm hiểu tạo website WordPress không phức tạp, bạn chỉ cần bỏ chút thời gian tìm hiểu trên mạng Internet. Thiết kế website WordPress có ưu điểm là khá nhanh và có nhiều mẫu giao diện thiết kế sẵn rất đa dạng ngành nghề để bạn lựa chọn.

Sau khi đã hoàn thành và thiết kế được website, các bước tiếp theo bạn cần làm là chọn tên miền, máy chủ lưu trữ cho website, đưa website lên máy chủ và cập nhật các thông tin, nội dung cho website. Như vậy cuối cùng bạn đã có một website hoàn chỉnh có thể giới thiệu với khách hàng, bạn bè, người thân và phục vụ cho các mục đích kinh doanh hoặc cá nhân của mình.

Qua bài viết này có lẽ bạn đã hiểu cơ bản về: website là gì ? Phân loại website và các hình thức thiết kế để có website phù hợp. Hy vọng những kiến thức GoSELL chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều hữu ích cho bạn trong kế hoạch thiết kế website phục vụ trong việc kinh doanh của mình.

Chúc bạn thành công trong kinh doanh và công việc với sự hỗ trợ đắc lực của website, một công cụ không thể thiếu trong kỷ nguyên công nghệ số ngày nay.

Bài viết cùng chuyên mục