Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Xu hướng Thương Mại Điện Tử 2021 dành cho các doanh nghiệp

Kiến thức

Xu hướng Thương Mại Điện Tử 2021 dành cho các doanh nghiệp

13 Tháng Sáu, 2021

Tình hình dịch bệnh phức tạp đã thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển sang kinh doanh trực tuyến. Giới thương mại điện tử dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra trong thời kỳ tới. Dưới đây là 3 xu hướng thương mại điện tử nổi bật trong năm nay.

Xu hướng thương mại điện tử 2021

Thanh toán kỹ thuật số phát triển

Thanh toán kỹ thuật số là phương thức giao dịch đang được ưa chuộng trên các sàn TMDT. Theo ghi nhận của Shopee, tổng số đơn đặt hàng được thanh toán qua ví điện tử AirPay trên toàn khu vực đã tăng trưởng gấp 4 lần. Đáng chú ý, nhóm tăng trưởng mạnh nhất ở hầu hết thị trường là người dùng trên 50 tuổi.

Kỹ thuật số phát triển

Ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận với TMDT cũng sẽ thúc đẩy thanh toán online. Các điểm kinh doanh offline cũng áp dụng giải pháp thanh toán kỹ thuật số.

AirPay cho hay, số lượng cửa hàng là đối tác tại Việt Nam của ví này đã tăng gấp 2 lần. Bao gồm những đối tác như 7-Eleven, MyKingdom và Guardian.

Xem thêm: Những điều doanh nghiệp cần biết về thương mại điện tử.

Dịch vụ hậu cần ngày càng quan trọng

Dịch vụ hậu cần ngày một trở nên quan trọng hơn khi người tiêu dùng mong đợi nhiều về chất lượng giao hàng. Nhu cầu về các sản phẩm thiết yếu hàng ngày và các thiết bị gia dụng có sự gia tăng đáng kể là một minh chứng. 

Dịch vụ hậu cần phát triển

Năm 2020, Shopee Express, dịch vụ chuyển phát nhanh của Shopee, đã mở rộng phạm vi hoạt động đến cả khu vực nông thôn. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng này đã khai thác triệt để cơ sở hạ tầng hậu cần với số lượng mặt hàng được vận chuyển từ kho tăng gấp 3 lần.

Trong khi đó, Lazada Việt Nam sở hữu hệ thống cơ sở hạ tầng logistics tích hợp, với:

  • 2 trung tâm phân phối
  • 2 trung tâm phân loại hàng hoá tự động
  • 70 trung tâm giao nhận hàng
  • khoảng 700 điểm gửi, nhận hàng toàn quốc.

Đơn vị này đang có “Dự án Apollo”, một nền tảng ứng dụng công nghệ và dữ liệu lớn, để tập trung, tích hợp toàn bộ việc quản trị mạng lưới và dữ liệu; phân bổ và tối ưu các tuyến đường cũng như quản lý chi phí.

Đổi mới trong chiến lược bán lẻ

Khi bán hàng trực tuyến trở thành một kênh có doanh thu lớn hơn cho các thương hiệu. Các nền tảng thương mại điện tử cần phải thích ứng và phối hợp với họ. Điều này hiện thực hóa các chiến lược bán lẻ sáng tạo nhằm thu hút khách hàng.

Đổi mới chiến lược bán lẻ

Một thương hiệu mỹ phẩm đã tích hợp công nghệ làm đẹp, hỗ trợ bởi AI – Skin Advisor Live. Nó cho phép khách hàng:

  • Trải nghiệm quá trình phân tích chăm sóc da được cá nhân hóa trực tuyến miễn phí
  • Đưa ra quyết định mua sắm tốt hơn.

Tại lễ hội mua sắm đón Tết Tân Sửu, tổng lượt xem Lazlive trên Lazada tăng hơn 6 lần. Cùng với đó, hoạt động livestream trong 48h kết hợp giữa các tập Siêu Hội Chém Giá và đại nhạc hội Lazada Super Show đã thu hút hơn 15 triệu lượt xem.

Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương), thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng trưởng 18%. Quy mô thị trường 11,8 tỷ USD, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Trên đây, GoSELL vừa giới thiệu đến các bạn 3 xu hướng thương mại điện tử năm 2021. Đây là lúc cấp thiết đòi hỏi các doanh nghiệp phải chuyển đổi, tiếp cận để thành công. GoSELL sẽ rất vinh dự khi được cùng các doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng TMĐT. 

Xem thêm: 8 bí quyết để kinh doanh thương mại điện tử thành công.

Bài viết cùng chuyên mục