Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Xuất khẩu hàng hóa » Xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không chi tiết từ A -Z

Xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không chi tiết từ A -Z

4 Tháng Tám, 2021

Ngoài đường biển và đường bộ, xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không là một kênh xuất khẩu phổ biến trên toàn thế giới. Để có thể kinh doanh, bán hàng với các nước khác trên toàn thế giới, người bán cần phải nắm rõ quy trình này.

Xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không

Hướng dẫn xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không

Không giống với mua bán trong nước, để xuất khẩu cần nhiều thủ tục và giai đoạn. Bạn cần tiến hành theo quy trình 6 bước dưới đây:

Bước 1: Đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương

Xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không 1
Đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương

Khi bạn và đối tác ở nước ngoài đã thương thảo xong việc mua bán, 2 bên cần tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương. Trên đó sẽ thống nhất một số nội dung cơ bản như:

  • Tên sản phẩm, thông tin và mô tả chi tiết.
  • Giá sản phẩm, tổng tiền hàng, phương thức thanh toán.
  • Hình thức giao hàng: ở đây là qua đường hàng không.
  • Chi phí và trách nhiệm của từng bên: Ai chịu phí vận chuyển ở khâu nào.
  • Khuyến mãi, ưu đãi.
  • Các vấn đề khác: Trách nhiệm, giải quyết khiếu nại…

Những nội dung trong hợp đồng phải phù hợp với năng lực của mỗi bên, phù hợp với chính sách của cả hai nước cũng như chính sách giao thương quốc tế.

Xem thêm: Xuất khẩu hàng hóa – Đột phá doanh thu với dịch vụ GoEXPORT

Bước 2: Hợp đồng với đơn vị vận chuyển

Xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không 6
Hợp đồng với đơn vị vận chuyển

Sau khi đã thỏa thuận xong với bên mua hàng, người bán sẽ tìm đơn vị vận chuyển để chuyển hàng từ kho đến sân bay.

Thông thường, mỗi chuyến hàng xuất khẩu sẽ có số lượng và khối lượng hàng hóa lớn. Vì thủ tục cũng như phí vận chuyển lớn, việc xuất khẩu với số lượng lớn sẽ giúp người bán tiết kiệm chi phí. 

Cũng chính vì thế, để đảm bảo kiện hàng được vận chuyển tốt, người bán cũng nên ký kết hợp đồng với đơn vị phụ trách vận chuyển. Mọi điều kiện, ràng buộc trách nhiệm cần được nêu rõ trong hợp đồng đi kèm với chi phí đền bù nếu có thiệt hại.

Bước 3: Xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không 5
Xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa

Để xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, bạn cần phải kiểm tra xem mặt hàng bạn kinh doanh có cần xin giấy phép hay không.

Để tra nhanh danh sách, bạn có thể tham khảo danh mục các sản phẩm cần xin giấy phép xuất khẩu trong bài viết dưới đây.

Trong trường hợp sản phẩm của bạn được liệt kê trong danh sách, vậy bạn cần phải xin giấy phép xuất khẩu trước.

Nếu loại hàng hóa bạn kinh doanh không nằm trong danh mục trên, và cũng đã được đăng ký rõ ràng trong giấy phép đăng ký kinh doanh ngay từ đầu, bạn có thể tiến hành bước tiếp theo.

Bước 4: Giao hàng cho bên vận chuyển

Xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không 4
Giao hàng cho bên vận chuyển

Vào đúng ngày như cam kết trong hợp đồng, nhân viên phụ trách sẽ làm việc với đơn vị vận chuyển để chuyển hàng ra sân bay.

Cần kiểm tra chất lượng, bảo quản, đóng gói sản phẩm để đảm bảo hàng hóa có thể duy trì được trạng thái tốt trong suốt quá trình giao hàng.Nếu cần thiết, hai bên nên làm biên bản để xác nhận trong khâu này.

Tham khảo bài viết: Các trường hợp không chịu thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật

Bước 5: Làm thủ tục hải quan tại sân bay để xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không

Làm thủ tục hải quan tại sân bay
Làm thủ tục hải quan tại sân bay

Đây là bước quan trọng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không. Nếu bạn đã ủy thác đơn hàng cho bên công ty vận chuyển xuất khẩu, họ sẽ thay bạn thực hiện bước này. Nếu chưa, bạn cần cử đại diện doanh nghiệp theo và chuẩn bị bộ chứng từ bao gồm:

  • Giấy phép xuất nhập khẩu – Export Permit – nếu mặt hàng thuộc danh sách cần phải có giấy phép trong bước 3.
  • Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice.
  • Bản kê chi tiết hàng hóa để hải quan có thể kiểm tra lô hàng xuất khẩu của bạn gồm những gì, số lượng bao nhiêu. Nếu số lượng lớn có thể dùng phiếu đóng gói – Packing List.
  • Bản lược khai hàng hóa – Manifest. Nếu đơn vị giao nhận gộp nhiều kiện hàng lẻ vào cùng một vận đơn chủ (MAWB), họ sẽ phụ trách lập bản khai này.
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – Certificate of Origin.

Sau khi làm thủ tục hải quan, người phụ trách giao nhận sẽ chuyển Vận đơn hàng không – HAWB – và bộ chứng từ đi kèm theo hàng hóa xuất khẩu.

Bước 6: Thanh toán và thông tin đến người nhận hàng

Thanh toán và thông tin đến người nhận hàng
Thanh toán và thông tin đến người nhận hàng

Thông tin vận đơn cũng như giấy báo cước phí sẽ được gửi lại cho người bán. Người bán cần thanh toán các chi phí theo đúng trách nhiệm được giao ước trước trong hợp đồng thương mại. Sau đó thông báo đến người mua và gửi kèm thông tin cần thiết để họ sẵn sàng nhận hàng.

Khi người mua nhận hàng thành công và thanh toán, vậy là quá trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không đã hoàn tất. Trong một số khâu chuẩn bị hay các thủ tục, nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể ủy thác cho đơn vị trung gian phụ trách. Hoặc bạn cũng có thể tìm đội ngũ chuyên môn để đảm nhận việc xuất khẩu này ở doanh nghiệp mình. GoSELL chúc bạn xuất khẩu thành công.

Bài viết cùng chuyên mục