Blog » Kiến thức xuất khẩu » Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ và những vấn đề cần nắm rõ

Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ và những vấn đề cần nắm rõ

19 Tháng Mười, 2021

Trong bối cảnh Việt Nam chủ trương đẩy mạnh các hoạt động ngoại thương nhằm phát triển tối đa tiềm lực kinh tế, tăng nguồn thu ngoại tệ và thể hiện sức hút thương hiệu, thì xuất khẩu hàng hóa dịch vụ được xem là một trong những thước đo quan trọng, góp phần khẳng định vị trí kinh tế của nước ta trên trường quốc tế.

Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ và những vấn đề cần nắm rõ

Hiểu kỹ hơn về xuất khẩu và xuất khẩu hàng hóa dịch vụ

Để tìm hiểu kỹ hơn về lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, chúng ta cần nắm được thế nào là xuất khẩu.

Hiểu kỹ hơn về xuất khẩu và xuất khẩu hàng hóa dịch vụ

Xuất khẩu hàng hóa là gì?

Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới.

Nó có tác động rất lớn đến các quá trình:

  • Thúc đẩy sản xuất, ổn định và nâng cao tiềm lực kinh tế quốc gia
  • Tăng độ nhận diện và sức ảnh hưởng thương hiệu quốc gia trên thị trường quốc tế
  • Tạo ra công ăn việc làm và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
  • Tạo ra sự dịch chuyển đáng kể trong cơ cấu kinh tế 
  • Phát triển nguồn thu ngoại tệ dồi dào nhằm cân bằng cán cân tiền tệ quốc gia.

Định nghĩa xuất khẩu hàng hóa dịch vụ

Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ là hình thức cung ứng dịch vụ một cách trực tiếp cho các cá nhân, tổ chức ở nước ngoài – tiêu dùng dịch vụ ngoài Việt Nam; bán, cung ứng dịch vụ cho các cá nhân, tổ chức trong khu thuế quan – tiêu dùng trong khu phi thuế quan hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài – sử dụng dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam theo đúng pháp luật.

Ví dụ:

  • Cung cấp dịch vụ y tế, bảo hiểm, tài chính, xuất khẩu lao động, cử người đi công tác,… từ Việt Nam đến các quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
  • Cung cấp dịch vụ du lịch cho khách hàng nước ngoài đến du lịch tại Việt Nam

(Nguồn: Điểm b Khoản 1 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC và Nghị định 209/2013/NĐ-CP)

Xem thêm: Thủ tục xuất khẩu hàng hóa 3 bên gồm những gì?

Các loại hình xuất khẩu hàng hóa dịch vụ hiện nay

Các loại hình xuất khẩu hàng hóa dịch vụ hiện nay

Hiện nay chúng ta có 4 loại hình xuất khẩu dịch vụ chính, bao gồm:

  • Xuất khẩu dịch vụ giữa những cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Đây là hình thức trao đổi, mua bán dịch vụ phổ biến nhất, có thể được thực hiện trực tiếp thông qua hình thức trao đổi chất xám (con người) hoặc các hiện vật như băng đĩa, bản vẽ, file mềm,…
  • Cá nhân, tổ chức đến một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào đó và tiêu dùng dịch vụ ở quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó. Đây là hình thức xuất khẩu dịch vụ rất phổ biến, điển hình nhất chính là việc các cá nhân, tổ chức đến các quốc gia khác để sử dụng dịch vụ du lịch, trao đổi nhân sự, du học, đi công tác,…
  • Sự hiện diện thương mại, hình thức này được gọi là đầu tư trực tiếp. Biểu hiện điển hình nhất là việc một tổ chức, công ty thành lập công ty con, chi nhánh hoặc hợp tác với các doanh nghiệp ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác để cung cấp dịch vụ cho người dân sống tại các quốc gia và vùng lãnh thổ đó.
  • Hiện diện thể nhân: Đây là hình thức xuất khẩu hàng hóa dịch vụ mà các cá nhân, tổ chức di chuyển đến các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào đó và cung cấp dịch vụ cho người dân sống tại các quốc gia và vùng lãnh thổ đó. Ví dụ như hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe, xây dựng, dịch vụ tài chính,…

Danh mục hàng hóa dịch vụ xuất khẩu tại Việt Nam

Danh mục hàng hóa dịch vụ xuất khẩu tại Việt Nam

Theo Quyết định số 01/2021/QĐ-TTg, được ban hành ngày 5/1/2021 bởi Thủ tướng Chính phủ có quy định danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu tại nước ta gồm các nhóm/phân nhóm/ sản phẩm sau đây:

  • Dịch vụ gia công hàng dệt may
  • Dịch vụ gia công các mặt hàng xuất khẩu
  • Dịch vụ gia công hàng giày dép
  • Dịch vụ gia công các mặt hàng điện tử dân dụng, máy vi tính và linh kiện, phụ kiện, phụ tùng máy vi tính
  • Dịch vụ gia công các mặt hàng điện thoại và phụ kiện, linh kiện, phụ tùng điện thoại
  • Dịch vụ gia công các sản phẩm, hàng hóa khác
  • Dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa chưa được chi tiết ở các nơi khác
  • Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng tàu biển, các thiết bị tàu biển tại cảng
  • Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng các phương tiện và thiết bị vận tải khác
  • Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng khác
  • Dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch và đi lại
  • Dịch vụ xây dựng
  • Dịch vụ bảo hiểm
  • Dịch vụ hưu trí 
  • Dịch vụ tài chính
  • Phí dịch vụ quyền sở hữu trí tuệ
  • Dịch vụ thông tin và viễn thông
  • Dịch vụ cá nhân, dịch vụ văn hóa và giải trí
  • Dịch vụ kinh doanh khác

Tình hình xuất khẩu hàng hóa dịch vụ tại Việt Nam hiện nay

Tình hình xuất khẩu hàng hóa dịch vụ tại Việt Nam hiện nay

Theo số liệu từ tổng cục thống kê, tính chung trong 9 tháng đầu năm 2021, tổng kinh ngạch xuất khẩu dịch vụ của nước ta đạt 2,66 tỷ USD, giảm 59,6% so với cùng kỳ 2020. 

Trong quý III/2021, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa dịch vụ của Việt Nam đạt 872 triệu USD, giảm 10,8% so với cùng kỳ năm 2020. Cũng theo đó, trong quý II/2021 và quý I/2021 tỷ lệ này lần lượt giảm 16,9% và 80,6% so với cùng kỳ 2020. 

Đặc biệt 2 ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất chính là du lịch và vận tải. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chỉ đạt 107 triệu USD, giảm đến 96,6% so với cùng kỳ 2020; dịch vụ vận tải chỉ đạt 266 triệu USD, giảm tới 72,1% so với cùng kỳ 2020. 

Trong khi đó, tình hình nhập khẩu dịch vụ lại có sự gia tăng đáng kể. Có thể thấy, diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã tác động khá lớn đến hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa dịch vụ của nước ta. Trong 9 tháng đầu năm 2021, cán cân xuất khẩu mặt hàng dịch vụ của Việt Nam là nhập siêu.

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến xuất khẩu hàng hóa dịch vụ mà các đơn vị đã, đang và có ý định tham gia vào lĩnh vực này cần nắm rõ. Mong rằng Mediastep đã mang đến cho bạn đọc một bài viết có giá trị tham khảo và hữu ích nhất!

Xem thêm: Hướng dẫn quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 2021