Blog » Kiến thức xuất khẩu » Những vấn đề cần quan tâm khi xuất khẩu hàng hóa dịch vụ

Những vấn đề cần quan tâm khi xuất khẩu hàng hóa dịch vụ

20 Tháng Bảy, 2022

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, xuất khẩu hàng hóa dịch vụ được xem là động lực quan trọng. Nó đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc gia.

Những vấn đề cần quan tâm khi xuất khẩu hàng hóa dịch vụ

Trong bài viết này, Mediastep sẽ cùng bạn đọc điểm qua một số vấn đề quan trọng, cần đặc biệt quan tâm trong vấn đề xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam sang các quốc gia và vùng lãnh thổ khác.

Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ là gì?

Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP thì xuất khẩu hàng hóa dịch vụ được hiểu như sau:

“Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.”

Cụ thể:

  • Dịch vụ xuất khẩu hàng hóa bao gồm các hình thức cung ứng dịch vụ trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng dịch vụ ở ngoài Việt Nam; cung ứng dịch vụ trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân ở trong các khu phi thuế quan và tiêu dùng trong các khu phi thuế quan đó.
  • Cá nhân là người nước ngoài và không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cư trú ngoài lãnh thổ Việt Nam trong thời gian diễn ra hoạt động cung ứng dịch vụ.

(Nguồn: Điểm b Khoản 1 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC và Nghị định 209/2013/NĐ-CP)

Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ là gì?
Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ là gì?

Tình hình xuất khẩu hàng hóa dịch vụ nước ta hiện nay

Tính đến thời điểm 9 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa dịch vụ nước ta ước tính đạt hơn 2,66 tỷ USD, con số này đã có sự giảm giảm mạnh (59,6%) so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể trong đó:

  • Hoạt động dịch vụ du lịch đạt 107 triệu USD (chiếm 4% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ). Tuy nhiên, con số này đã giảm 96,6% so với cùng kỳ năm 2020.
  • Dịch vụ vận tải xuất khẩu đạt 266 triệu USD (chiếm 10% tổng kim ngạch),. Giá trị giảm 72,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Tình hình xuất khẩu dịch vụ nước ta hiện nay
Tình hình xuất khẩu dịch vụ nước ta hiện nay

Xem thêm: 5 Điều cần quan tâm khi xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại

Các nhóm dịch vụ xuất khẩu tại Việt Nam

Theo Quyết định số 28/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về vấn đề xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, danh mục dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam (VCITS 2011) gồm 12 nhóm như sau:

“1.Dịch vụ gia công; 2. Dịch vụ bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa chưa được chi tiết ở nơi khác; 3.Dịch vụ vận tải; 4. Dịch vụ du lịch và dịch vụ đi lại khác; 5.Dịch vụ xây dựng; 6. Dịch vụ bảo hiểm và hưu trí; 7. Dịch vụ tài chính; 8. Phí sử dụng quyền sở hữu trí tuệ; 9. Dịch vụ máy tính, thông tin và viễn thông; 10. Dịch vụ kinh doanh khác; 11. Dịch vụ cá nhân, văn hóa và giải trí; 12. Hàng hóa, dịch vụ Chính phủ chưa phân loại ở nơi khác.”

(Nguồn: Theo Quyết định số 28/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ)

Các nhóm dịch vụ xuất khẩu tại Việt Nam
Các nhóm dịch vụ xuất khẩu tại Việt Nam

Xem thêm: Lưu ý khi xuất khẩu hàng hóa sang Đài Loan

Các hình thức xuất khẩu hàng hóa dịch vụ

Hiện nay, có 4 hình thức xuất khẩu dịch vụ chính, cụ thể:

  • Thương mại dịch vụ giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau: Đây là hình thức mua bán, trao đổi, xuất khẩu hàng hóa giữa các quốc gia khác nhau. Được thực hiện bằng hình thức viễn thông hoặc hiện vật như băng đĩa, bản vẽ…
  • Tiêu dùng dịch vụ ở các quốc gia khác: Đây là hình thức một người tại quốc gia này đi sang nước khác với những mục đích khác nhau, tại đây họ sẽ sử dụng dịch vụ được nước này cung cấp, điển hình như đi du lịch, du học, trao đổi nhân sự, đi công tác nước ngoài…
  • Hiện diện thương mại: Đây là hình thức đầu tư trực tiếp, điển hình nhất chính là việc một công ty từ quốc gia khác, thành lập công ty con, một chi nhánh hay đại lý để cung cấp các dịch vụ cho tại một quốc gia khác để cung cấp dịch vụ cho người dân tại quốc gia đó.
  • Hiện diện của thể nhân: Đây là hình thức các cá nhân tạm thời di chuyển từ nước này sang nước khác để thực hiện nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ cho người dân nước đó. Điển hình nhất là các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe, xây dựng, ngân hàng…
Các hình thức xuất khẩu hàng hóa dịch vụ
Các hình thức xuất khẩu hàng hóa dịch vụ

Quy định thuế suất đối với dịch vụ xuất khẩu hàng hóa

Điều 9, thông tư số 219/2013/TT-BTC, quy định về vấn đề áp dụng thuế suất đối với hàng hóa dịch vụ như sau:

Quy định thuế suất đối với xuất khẩu hàng hóa dịch vụ
Quy định thuế suất đối với xuất khẩu hàng hóa dịch vụ

Tham khảo thêm: Chi tiết về các điều kiện xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp nên biết

Điều kiện áp dụng thuế suất 0% đối với xuất khẩu dịch vụ

Quy định về điều kiện áp dụng thuế suất ở mức 0% đối với quá trình xuất khẩu dịch vụ:

  • Dịch vụ được cung ứng trực tiếp cho các tổ chức hoặc cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng dịch vụ ở ngoài lãnh thổ Việt Nam;
  • Dịch vụ được cung ứng trực tiếp cho các tổ chức hoặc cá nhân ở trong các khu phi thuế quan và tiêu dùng dịch vụ trong các khu phi thuế quan.

(Nguồn: Điều 9, thông tư số 219/2013/TT-BTC)

Trường hợp không được hưởng mức thuế suất 0%

Một số loại hình xuất khẩu dịch vụ không được áp dụng mức thuế suất 0%. Chẳng hạn như: hoạt động biểu diễn nghệ thuật, hoạt động thể thao, nghệ thuật, thanh toán hóa đơn qua mạng, các dịch vụ gắn liền với hoạt động buôn bán, phân phối, tiêu thụ hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam…

GoEXPORT hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa thành công

GoEXPORT – Giải pháp xuất khẩu trực tiếp cho doanh nghiệp

Như vậy, qua bài viết trên bạn đã tìm hiểu về xuất khẩu hàng hóalà gì? Các ưu nhược điểm của các kênh xuất khẩu chính.

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp xuất khẩu an toàn, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí mùa dịch thì hãy chọn giải pháp GoEXPORT. Khi sử dụng gói dịch vụ GoEXPORT đến từ Mediastep, doanh nghiệp của bạn sẽ được tham gia sàn thương mại điện tử B2B hàng đầu thế giới Alibaba.com. Điều này giúp cho bạn tìm kiếm khách hàng xuất khẩu đến từ hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

GoEXPORT - Giải pháp xuất khẩu trực tiếp cho doanh nghiệp
GoEXPORT – Giải pháp xuất khẩu trực tiếp cho doanh nghiệp

Aibaba.com có nhiều công cụ hữu ích cho nhà xuất khẩu. Bạn không cần lo lắng về rào cản ngôn ngữ khi giao tiếp với khách hàng quốc tế. Bởi vì các tin nhắn, thông tin gian hàng của bạn được tự động chuyển đổi sang 16 ngôn ngữ. Kết hợp với các công cụ triển lãm online, báo giá chủ động RFQ, quảng cáo từ khóa, tiếp thị thông minh,…bạn sẽ dễ dàng tìm được khách mua hàng toàn cầu.

Thông qua những nội dung về xuất khẩu hàng hóa dịch vụ mà Mediastep đã nêu ra trong bài viết này, mong rằng các đơn vị đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu dịch vụ đã có thêm thông tin để củng cố kiến thức và góp phần vào quá trình phát triển kinh doanh của mình.