Blog » Kiến thức xuất khẩu » Xuất khẩu hàng hóa là gì? Tầm quan trọng của xuất khẩu hàng hóa hiện nay

Xuất khẩu hàng hóa là gì? Tầm quan trọng của xuất khẩu hàng hóa hiện nay

25 Tháng Sáu, 2023

Khi công việc kinh doanh có tiến triển tốt, hàng hóa được khách hàng tín nhiệm và quy mô sản xuất mở rộng, bạn có ý nghĩ muốn đưa hàng hóa đi xuất khẩu. Nhưng xuất khẩu hàng hóa là gì? Làm sao để có thể đưa hàng đi xuất khẩu? Hãy xem câu trả lời ngay dưới đây.

Xuất khẩu hàng hóa là gì? Vai trò của xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu hàng hóa là gì?

Luật thương mại 2005 tại Điều 28, khoản 1, nêu rõ: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Xuất khẩu hàng hóa là gì?
Xuất khẩu hàng hóa là gì?

Nói nôm na, khái niệm xuất khẩu hàng hóa là gì được hiểu đem hàng hóa từ Việt Nam, qua cửa hải quan đưa đến các nước và vùng lãnh thổ khác, và thu về tiền tệ. Về đơn vị tiền tệ sẽ do bên bán, bên mua trao đổi và thống nhất với nhau.

Xem thêm: Toàn bộ quy trình xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp cần nắm

Vai trò của xuất khẩu hàng hóa là gì?

Xuất khẩu có vai trò lớn trong sự phát triển kinh tế. Vai trò của xuất khẩu phải xét đến khía cạnh đối với đất nước và đối với người kinh doanh.

Vai trò của xuất khẩu hàng hóa là gì?
Vai trò của xuất khẩu hàng hóa là gì?
  • Vai trò trong kinh tế quốc gia: Mở rộng thị trường, đem lại nguồn ngoại tệ và thúc đẩy hoạt động nhập khẩu. Thúc đẩy quan hệ ngoại giao, giao lưu/hợp tác kinh tế với các nước. Là tiền đề cho nhiều cuộc hợp tác giao thương lâu dài với các quốc gia trên thế giới.
  • Vai trò đối với cá nhân/tổ chức kinh doanh: Tăng doanh thu cho doanh nghiệp, tăng doanh số bán hàng, đa dạng và mở rộng thị trường đầu ra. Tạo việc làm cho nhiều công nhân, nhân viên. Tăng uy tín và sức ảnh hưởng lên các nơi nhập khẩu.

Các hình thức xuất khẩu chủ yếu ở Việt Nam

Sau khi hiểu về xuất khẩu hàng hóa là gì, hãy cùng tìm hiểu các hình thức chủ yếu đang phổ biến tại Việt Nam. Theo đó, có 6 hình thức xuất khẩu hàng hóa chính, bao gồm:

Các hình thức xuất khẩu chủ yếu ở Việt Nam
Các hình thức xuất khẩu chủ yếu ở Việt Nam

Xuất khẩu trực tiếp

Là hình thức xuất khẩu được bên bán, bên mua trực tiếp trao đổi và ký kết hợp đồng ngoại thương với nhau. Hợp đồng này phải tuân thủ, phù hợp với pháp luật của cả hai quốc gia, đồng thời đáp ứng đúng tiêu chuẩn của điều lệ mua bán quốc tế.

Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp có thể tư do tìm kiếm đối tác thương mại, quyết định giá bán, phương thức thanh toán… miễn đảm bảo chúng nằm trong khuôn khổ chính sách của Nhà nước. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu lớn, có uy tín và có đội ngũ chuyên môn thường lựa chọn hình thức này.

Xem thêm: Xuất khẩu hàng hóa – Đột phá doanh thu với dịch vụ GoEXPORT

Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác)

Đúng như tên gọi của nó, ở hình thức này doanh nghiệp không trực tiếp trao đổi với đối tác, mà thông qua đơn vị trung gian. Đơn vị này sẽ nhận ủy thác từ doanh nghiệp bạn và đưa hàng ra nước ngoài.

Những doanh nghiệp nhỏ không có nhiều kinh nghiệm về thương mại quốc tế, hoặc chưa có đội ngũ chuyên trách, nên xuất khẩu theo hình thức này. Họ chỉ cần làm hợp đồng ủy thác cho đơn vị trung gian để thay họ lo các thủ tục xuất hàng.

Gia công hàng xuất khẩu

Với hình thức này, doanh nghiệp trong nước sẽ nhận tư liệu như máy móc, thiết bị, vật liệu… từ công ty nước ngoài và sản xuất. Hàng hóa sau khi hoàn thiện sẽ xuất khẩu theo chỉ định của công ty đặt hàng.

Hình thức xuất khẩu này khá phổ biến ở nước ta. Sở hữu nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, giá rẻ là một trong các lý do nhiều doanh nghiệp lớn ở các nước đến đặt hàng.

Xuất khẩu tại chỗ

Tại chỗ ở đây có nghĩa là ngay tại Việt Nam. Khi xuất khẩu theo hình thức này, doanh nghiệp không cần lo các thủ tục xuất khẩu, vì bên bán sẽ đến Việt Nam để lấy hàng.

Điều này sẽ nằm trong thỏa thuận của hai bên, và bên bán sẵn sàng đến tận nơi nhận hàng. Có thể do họ muốn được tự tay kiểm tra hàng hóa trước khi nhập hàng về. Đổi lại, doanh nghiệp trong nước cũng sẽ được giảm bớt nhiều chi phí như thuê container giao hàng, mua bảo hiểm, thủ tục thuế xuất nhập khẩu…

Tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất

Đối với tạm xuất tái nhập, hàng hóa được tạm thời xuất khẩu sang một nước khác rồi lại nhập trở về.

Tạm nhập tái xuất là hàng tạm thời nhập về Việt Nam sau đó lại xuất khẩu đi nước khác.

Buôn bán đối lưu

Thay vì nói xuất khẩu, vì xuất khẩu là lấy hàng đổi tiền, thì có thể xem đây là hình thức lấy hàng đổi hàng. Vì bên bán và bên mua sẽ vừa xuất khẩu, vừa nhập khẩu.

Trong đó tùy vào thương lượng giữa hai bên, họ sẽ xuất khẩu hàng của mình, và nhập khẩu hàng hóa từ đối tác. Đây có thể xem là hợp tác đôi bên cùng có lợi.

Sau khi GoSELL điểm qua khái niệm, vai trò và các hình thức xuất khẩu, mong rằng bạn đã nắm rõ xuất khẩu hàng hóa là gì. Tùy vào quy mô, lĩnh vực kinh doanh, chiến lược bán hàng, doanh nghiệp có thể linh hoạt lựa chọn hình thức xuất khẩu hàng hóa phù hợp với mình.