Blog » Tin tức » Xuất khẩu thương mại điện tử tại Việt Nam hứa hẹn tăng vọt trong năm 2023 dựa trên tiền đề năm 2022

Xuất khẩu thương mại điện tử tại Việt Nam hứa hẹn tăng vọt trong năm 2023 dựa trên tiền đề năm 2022

14 Tháng Tám, 2023

Trong năm 2022, tình hình xuất khẩu hàng hóa thông qua thương mại điện tử tại Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng nhanh chóng với tỷ trọng ước đạt 3,5 tỷ USD. Đây là dấu hiệu tăng trưởng tích cực bởi nó đã vượt hơn 7% so với năm 2021 và được dự đoán sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2023.

xuat-khau-thuong-mai-dien-tu-01

Sự lạc quan trong xu thế xuất khẩu thương mại điện tử

Trong một báo cáo mới được công bố bởi hãng tư vấn Access Partnership (Anh), kim ngạch xuất khẩu bán lẻ từ doanh nghiệp tới người tiêu dùng (B2C) thông qua thương mại điện tử tại Việt Nam đã đạt 3,5 tỷ USD (khoảng 80.700 tỷ đồng) trong năm 2022. Access Partnership cho biết dữ liệu được tổng hợp dựa trên số liệu từ cơ quan hải quan, thống kê của Việt Nam và các thông tin từ Ngân hàng Phát triển châu Á, tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, World Bank.

Theo kịch bản “kinh doanh theo thông lệ” (BAU – Business as Usual), đơn vị này dự báo doanh thu xuất khẩu qua thương mại điện tử ở Việt Nam có thể tăng lên 5,5 tỷ USD (124.200 tỷ đồng) vào năm 2027. Với các xu hướng xuất khẩu tăng trưởng của các doanh nghiệp áp dụng thương mại điện tử trong những năm qua, Access Partnership tin rằng tốc độ tăng trưởng của ngành này có thể tăng lên thành 9%/năm.

xuat-khau-thuong-mai-dien-tu-02
Xuất khẩu hàng hóa thương mại điện tử tại Việt Nam được dự báo sẽ có mức tăng trưởng cao hơn trong tương lai

Trong một kịch bản tốt hơn, Access Partnership lạc quan cho rằng kim ngạch có thể đạt đến 13 tỷ USD (296.300 tỷ đồng) vào năm 2027. Để đạt được con số này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) sẽ cần tăng cường áp dụng thương mại điện tử và xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ của mình so với hiện tại.

Báo cáo nhận xét rằng Việt Nam đang ở trong xu thế để gặt hái những lợi ích đáng kể từ tốc độ phát triển nhanh chóng của lĩnh vực thương mại điện tử. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy một phần bởi những ảnh hưởng của đại dịch, giúp thay đổi thói quen tiêu dùng và môi trường chính sách thuận lợi cho xuất khẩu qua thương mại điện tử.

Xem thêm: Những mặt hàng thích hợp để kinh doanh xuất khẩu

Tăng trưởng doanh thu xuất khẩu thương mại điện tử từ các doanh nghiệp

Sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thông qua thương mại điện tử của cả được trong năm qua được đóng góp lớn từ các dấu hiệu tích cực từ doanh thu các doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước. Nhờ ứng dụng thương mại điện tử vào quy trình xuất khẩu hàng hóa, nhiều doanh nghiệp đã ghi nhận những bước tiến vượt trội trong số lượng đơn hàng lẫn doanh thu xuất khẩu hàng hóa.

Đơn cử, ông Dương Khánh Toàn, Giám đốc Phát triển kinh doanh quốc tế Công ty cổ phần Cà phê Mê Trang đã chia sẻ câu chuyện thành công có được khi xuất khẩu các sản phẩm của mình trên sàn TMĐT Alibaba.com. Theo đó, đơn vị này đã đầu tư kinh phí để nâng cấp tài khoản bán hàng, có thêm công cụ, tiện ích hỗ trợ việc kinh doanh để tiếp cận tốt hơn với các đối tượng khách hàng trên nền tảng này. Nhờ đó, các đơn hàng lớn lần lượt đến với doanh nghiệp này giúp tăng trưởng doanh thu một cách chóng mặt. Năm 2023, thương hiệu kinh doanh cà phê này đặt mục tiêu gia tăng doanh thu gấp 3 lần thông qua Alibaba.com, mở rộng khách hàng tại thị trường châu Âu và Trung Đông.

Nhiều doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ khi xuất khẩu hàng hóa trên sàn TMĐT Alibaba.com
Nhiều doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ khi xuất khẩu hàng hóa trên sàn TMĐT Alibaba.com

Trong khi đó, doanh thu xuất khẩu nông sản trên sàn TMĐT Alibaba.com của công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ DSW cũng tăng trưởng 350% so với năm 2021. Bà Trần Thị Yến Phi, Giám đốc công ty DSW cho biết doanh thu phần lớn đến từ các thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong đó, thị trường Trung Quốc đem về cho doanh nghiệp này khoảng 2 triệu USD năm 2022. Với tốc độ phát triển vẫn đang tiếp tục, doanh nghiệp đặt mục tiêu đạt được doanh thu 3,5 triệu đô trong năm 2023.

Xem thêm: Lợi ích của xuất khẩu đối với các doanh nghiệp nhỏ

Xuất khẩu hàng hóa trên sàn TMĐT Alibaba.com

Trong giai đoạn mà xuất khẩu thương mại điện tử đang phát triển một cách mạnh mẽ, việc tiếp cận và bán hàng trên các nền tảng TMĐT hàng đầu được xem là ưu tiên của hầu hết các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trong nước. Trong đó, Alibaba.com được xem là một trong những mảnh đất màu mỡ nhất để các doanh nghiệp Việt Nam mang sản phẩm của mình đến các thị trường quốc tế đầy tiềm năng.

Và để hỗ trợ các doanh nghiệp mới tập tễnh đến với sàn TMĐT hàng đầu thế giới, GoEXPORT – đại lý chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam đang cung cấp giải pháp hỗ trợ toàn diện để bán hàng hiệu quả hơn trên nền tảng này. Đến với GoEXPORT, các doanh nghiệp ngay lập tức bước vào hành trình xuất khẩu hàng hóa thương mại điện tử của mình với những hỗ trợ, hướng dẫn từ đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp.

GoEXPORT cung cấp giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa hiệu quả trên sàn TMĐT Alibaba.com
GoEXPORT cung cấp giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa hiệu quả trên sàn TMĐT Alibaba.com

Không chỉ là về các tính năng, cách sử dụng các công cụ hữu ích trên Alibaba.com, GoEXPORT còn giúp các doanh nghiệp tối ưu gian hàng của mình trên nền tảng này để tiếp cận tốt hơn với các đối tượng khách hàng, đối tác. Có bước chuẩn bị hoàn hảo luôn là yêu cầu quan trọng để doanh nghiệp có thể cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ cùng ngành, góp phần không nhỏ đem về đơn hàng, doanh thu khổng lồ trong quá trình xuất khẩu hàng hóa thương mại điện tử.

Có thể nói xuất khẩu hàng hóa thông qua thương mại điện tử đang là xu hướng kinh doanh không thể bỏ qua đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trong nước. Tận dụng tối đa tệp khách hàng quốc tế chính là hướng đi quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển mô hình kinh doanh một cách mạnh mẽ và nhanh chóng trong tương lai.