Blog » Kiến thức xuất khẩu » 5 điều cần quan tâm khi bạn bắt đầu xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại

5 điều cần quan tâm khi bạn bắt đầu xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại

28 Tháng Bảy, 2022

Trước khi bạn bắt đầu kinh doanh xuất khẩu, điều quan trọng là phải xác định xem mô hình này có phù hợp với hoạt động kinh doanh phân phối hiện tại của bạn hay không. Sau đây cùng Mediastep tìm hiểu 5 điều bạn cần lưu ý khi bắt đầu hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại.

Xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại

Xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại là gì?

Xuất nhập khẩu là một hoạt động của ngành thương mại. Đây là hoạt động đặc biệt do đó nó chịu sự giám sát của cơ quan hải quan và luật pháp. 

Xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại là gì?
Xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại là gì?

Doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe nhất về giấy tờ, thủ tục, chứng nhận… đồng thời còn phải am hiểu các quy định của hải quan Việt Nam và các nước để thực hiện hoạt động xuất nhập hàng hóa thuận lợi.

Các doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại hoặc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ từ các công ty logistic, công ty làm dịch vụ xuất nhập khẩu chuyên nghiệp.

Xem thêm: Những rủi ra xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp cần lưu ý

5 điều cần quan tâm khi xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại

Xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại 2
5 điều cần quan tâm khi xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại

Sau đây là 5 yếu tố cơ bản doanh nghiệp cần quan tâm khi xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại

Sản phẩm xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại

Điều đầu tiên cần xem xét khi quyết định bắt đầu xuất – nhập khẩu là liệu sản phẩm của bạn có giải quyết được vấn đề, hoặc có nhu cầu sử dụng trên thị trường quốc tế hay không (hoặc thị trường trong nước nếu bạn nhập khẩu). 

Nếu sản phẩm của bạn có nhu cầu tiêu thụ cao, thì bạn nên tiếp tục xem xét khía cạnh văn hóa của sản phẩm. Ví dụ công dụng, tên sản phẩm của bạn có bị ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa nào không ở nước nhập khẩu.

Bạn cũng sẽ phải xem xét các hạn chế của từng thị trường đối với các sản phẩm khác nhau. Ví dụ, Liên minh Châu Âu có các hướng dẫn chặt chẽ hơn về việc các thành phần có thể chứa trong thực phẩm và sản phẩm làm đẹp, trái ngược với quy định của FDA ở Hoa Kỳ.

Bạn cũng nên so sánh sản phẩm của mình với các sản phẩm khác có sẵn ở quốc gia mà bạn muốn xuất khẩu để có thể đánh giá nhu cầu hiện tại đối với sản phẩm.

Dưới đây là một số điều cần xem xét liên quan đến việc chuẩn bị sản phẩm:

  • Bao bì sản phẩm và liệu nó có phù hợp để xuất khẩu ra nước ngoài hay không?
  • Quy định tạo nhãn hiệu quốc tế và rào cản ngôn ngữ.
  • Nhu cầu sản phẩm và xu hướng mua hàng.
  • Cơ hội bán hàng theo mùa ở từng quốc gia cụ thể.

Xem thêm: Tại sao doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nên sử dụng dịch vụ GoEXPORT?

Đối tượng khách hàng mục tiêu

Xuất khẩu sản phẩm của bạn có nghĩa là nhắm mục tiêu một đối tượng hoàn toàn mới, vì bạn sẽ phải xác định nơi nào khác trên thế giới có nhu cầu về sản phẩm của bạn. Tìm kiếm nhu cầu hàng hóa của bạn ở nước ngoài có thể hơi khó khăn đối với một doanh nghiệp nhỏ, nhưng có những cách dễ dàng để thu hút một khách hàng quốc tế mới.

Xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại 3
Đối tượng khách hàng mục tiêu

Một trong những cách nhanh nhất để tiếp cận đúng người là tiếp thị doanh nghiệp của bạn trên một nền tảng thương mại quốc tế chuyên nghiệp và nổi tiếng như Alibaba.com.

Nền tảng này cũng cung cấp thông tin chi tiết theo dữ liệu về xu hướng cung và cầu hàng hóa toàn cầu bằng các công cụ như phân tích ngành và công cụ tín hiệu nhu cầu.

Với nền tảng Alibaba.com bạn dễ dàng tìm kiếm được khách hàng mục tiêu theo sản phẩm và ngành nghề hay yêu cầu của bạn. Alibaba.com sẽ giúp bạn nhanh chóng tăng doanh số bán hàng quốc tế và tăng nhận diện về thương hiệu của bạn trực tuyến.

Trường hợp bạn nhập khẩu hàng hóa thì cũng phải xác định khách hàng mục tiêu của bạn là ai, họ sinh sống ở tỉnh thành, khu vực nào để có kế hoạch phân phối, bán hàng cho họ phù hợp.

Thanh toán và tỷ giá hối đoái

Khi xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại, thì tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến giá thành nhập sản phẩm hay giá bán của bạn cho khách hàng quốc tế.

Xuất khẩu và nhập khẩu ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái biến động hàng ngày và vì vậy, là một doanh nghiệp nhỏ, bạn sẽ cần phải nhận thức đầy đủ về cách tiền tệ, biến động tỷ giá có thể tác động đến hoạt động kinh doanh và bán hàng quốc tế.

Ví dụ bạn dự định xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, tuy nhiên nếu đồng đô la Mỹ giảm giá trị và đối tác của bạn có thể không đủ khả năng để mua hàng của bạn nữa, khi đó bạn có thể đổi hướng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, nơi đồng Euro có giá và có sức mua cao hơn.

Ngoài ra, khả năng được thanh toán đa quốc gia mà không phải trả phí quá cao là rất quan trọng. Đảm bảo rằng bạn có chiến lược để được thanh toán thông qua nền tảng thanh toán bảo mật và không khiến bạn mất một phần trăm lớn trong doanh thu của mình.

Ngoài các khoản phí ngân hàng, chi phí thuế quan cũng là một điều cần lưu ý. Các chi phí này ít được quan tâm khi bạn bán sản phẩm có giá cao vì bạn vẫn có thể thu được tỷ suất lợi nhuận lớn, nhưng tình hình có thể không lý tưởng đối với các mặt hàng có giá bán thấp với số lượng xuất khẩu nhỏ.

Cơ cấu giá và khả năng sinh lời

Cơ cấu giá là một phần quan trọng khác của một doanh nghiệp nhỏ cần được xem xét trước khi xuất khẩu.

Sản phẩm của bạn có thể mang lại lợi nhuận ở Việt Nam nhưng có thể không tạo ra lợi nhuận khi xuất khẩu do phải cộng thêm chi phí vận chuyển vào giá. Vì vậy bạn sẽ cần phải lập kế hoạch cẩn thận về những sản phẩm nào của bạn sang một quốc gia khác.

Bạn cũng có thể điều chỉnh cấu trúc giá của mình tùy thuộc vào nhu cầu và mức độ đông dân của thị trường ở quốc gia nhập khẩu. Để tối đa hóa lợi nhuận của bạn trong bán hàng quốc tế, một chiến lược khác là đặt số lượng đặt hàng tối thiểu (MOQ). Nó giúp bạn xây dựng mối quan hệ với những khách hàng thực sự có nhu cầu về sản phẩm của bạn và duy trì dòng tiền tích cực.

Chi phí xuất khẩu, chi phí vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài cũng phải được xem xét trước khi hoàn thiện cơ cấu định giá. Bạn có thể cần tìm các đối tác đáng tin cậy, và có uy tín để giúp bạn xuất khẩu hàng hóa của mình thông qua hải quan và đảm bảo giao hàng đúng hẹn. 

Đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại cũng như vậy. Khi nhập khẩu bạn phải tính toán tất cả chi phí. Sau đó cộng thêm các định phí hoạt động, chi phí tiếp thị để xác định giá vốn và giá bán của bạn, giá của đối thủ cạnh tranh, từ đó xác định giá bán sản phẩm có khả năng sinh lời hay không?

Quy định và luật lệ

Trước khi thực hiện các giao dịch buôn bán quốc tế, xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại bạn cần phải nghiên cứu nhiều thứ như các tiêu chuẩn về sản phẩm, các yêu cầu thông quan, thuế quan cho đến các quy tắc thương mại quốc tế – Incoterms.

Xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại 4
Quy định và luật lệ xuất nhập khẩu

Các quy tắc và quy định liên quan đến xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài là một điều quan trọng cần xem xét trước khi mở rộng hoạt động kinh doanh của bạn. Tất cả các quốc gia thường yêu cầu chứng từ cho các sản phẩm nhập khẩu và bạn cần phải biết các quy tắc để giao dịch một cách an toàn và hợp pháp.

Nếu bạn không tự tin với luật xuất nhập khẩu của nước sở tại và các vùng lãnh thổ mà bạn định mở rộng, bạn có thể chọn làm việc với nền tảng giao dịch B2B đã được thiết lập hoặc các đại lý xuất khẩu chuyên nghiệp để tránh gặp rắc rối và bị phạt. Một nền tảng B2B nổi tiếng và hiệu quả dành cho các nhà xuất khẩu là Alibaba.com, giúp bạn xuất khẩu đến hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Kết luận

Nếu bạn muốn xuất khẩu quốc tế dễ dàng thì hãy sử dụng giải pháp GoEXPORT, giúp bạn xuất khẩu đến hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới qua một trong những nền tảng sàn TMĐT hàng đầu thế giới – Alibaba.com. Bạn sẽ có được giải pháp xuất khẩu tiết kiệm và hiệu quả nhất.

Alibaba.com có nhiều công cụ mạnh mẽ hỗ trợ nhà xuất khẩu tìm kiếm khách hàng, giao dịch, thỏa thuận, bán hàng, tiếp thị và chăm sóc khách hàng.

Như vậy qua bài viết trên Mediastep đã giúp bạn tìm hiểu 5 điều cần quan tâm khi bắt đầu xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại. Hy vọng thông tin trên giúp ích cho doanh nghiệp của bạn.