Trang chủ » Bài học kinh doanh » Ý nghĩa mô hình SMART trong kinh doanh

Bài học

Ý nghĩa mô hình SMART trong kinh doanh

23 Tháng Mười Một, 2023

Mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả được áp dụng rất thành công không chỉ trong kinh doanh mà còn nhiều lĩnh vực khác. Nó có thể được ứng dụng linh hoạt nhằm giúp doanh nghiệp vạch ra phương và con đường phát triển rõ ràng trong tương lai. Để tìm hiểu chi tiết về mô hình SMART, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây đến từ GoSELL nhé. 

Ý nghĩa mô hình SMART trong kinh doanh

Mô hình SMART là gì?

Mô hình SMART được tập hợp từ 5 yếu tố Specific (cụ thể), Measurable (đo lường được), Achievable (tính thực tế, có thể đạt được), Relevant (tính liên quan) và Time-Bound (thời gian đạt được mục tiêu). Đây là mô hình được dùng để thiết lập mục tiêu cho doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, quản lý bán hàng tới phát triển văn hóa doanh nghiệp. 

Tuyên bố mục tiêu SMART có thể như sau: Mục tiêu của chúng tôi là [mục tiêu có thể định lượng] theo [khung thời gian hoặc thời hạn được xác định]. [Đội ngũ chịu trách nhiệm] sẽ hoàn thành mục tiêu này bằng [những bước bạn sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu]. Hoàn thành mục tiêu này sẽ [kết quả hoặc lợi ích đạt được].

Ví dụ: Mục tiêu của team marketing Công ty Mediastep là hoàn thành 200 bài blog đăng tải trên website trong vòng 1 tháng. Team sẽ hoàn thành mục tiêu bằng cách phân chia cho mỗi cá nhân 40 bài, trung bình 2 bài một ngày và theo dõi sát tiến bộ hoàn thành. Đạt được mục tiêu này, traffic của website sẽ tăng lên con số X và cả team được thưởng bonus Y. 

Mô hình SMART là gì?
Mô hình SMART là gì?

Lợi ích của mô hình SMART

Xác định và cụ thể hóa mục tiêu

Sau khi kết thúc một chu kỳ nhất định (tháng / quý / năm), các nhà quản trị sẽ bắt đầu xây dựng mục tiêu mới cho những chu kỳ tiếp theo. Nhiều doanh nghiệp đặt ra những mục tiêu vĩ mô và tham vọng lớn nhưng trên thực tế lại khó thực hiện được. 

Tuy nhiên, với mô hình SMART, doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định mục tiêu và hướng đi của mình thông qua những số liệu cụ thể.    

Tăng tính phù hợp và chính xác của mục tiêu

Một ưu điểm nữa của mô hình SMART là bạn có thể loại bỏ những mục tiêu không phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực của mình một cách tốt hơn với những mục tiêu đã xác định.

Ví dụ, mục tiêu trong quý 1 của công ty X là gia tăng doanh thu và cắt giảm chi phí, bạn sẽ hạn chế chi tiêu vào những mục tiêu không cần thiết. 

Cải thiện khả năng đo lường mục tiêu

Ngoài những lợi ích trên, mô hình SMART còn giúp các nhà quản lý cải thiện khả năng đo lường mục tiêu. Từ đó, xác định được kết quả và mức độ hoàn thành công việc mà đội ngũ nhân viên cần đạt được.

Nhất quán với mục tiêu chung của doanh nghiệp

Yếu tố Relevant (liên quan) trong mô hình SMART sẽ giúp xác định mục tiêu của từng phòng ban phù hợp và nhất quán với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Từ đó, xây dựng quy trình làm việc chuyên nghiệp, thống nhất và nâng cao tinh thần đoàn kết của cả một tập thể. 

Nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên

Với mô hình SMART, tất cả nhân viên sẽ làm việc vì một mục tiêu cụ thể đã định đưa ra trước đó. Điều này sẽ giúp họ tránh khỏi tình trạng mất phương hướng, tập trung vào những công việc dư thừa nhưng không mang lại kết quả gì. 

Song song đó, các nhà quản trị cũng có thể đo lường và đánh giá chính xác năng lực nhân viên của mình. Từ đó, thúc đẩy họ hoàn thành công việc với hiệu suất cao trong thời gian đã giao.

Tham khảo thêm: 5 Cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả trong bán lẻ

Cách ứng dụng mô hình SMART trong doanh nghiệp hiệu quả

Mặc dù hiểu rõ tầm quan trọng của mô hình SMART nhưng rất nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn khi bắt đầu triển khai nó. Vậy làm thế nào để đặt mục tiêu theo mô hình SMART một cách chuẩn nhất?

Specific (S) – Cụ thể

Đầu tiên, việc xác định mục tiêu trong mô hình SMART là vô cùng quan trọng. Mục tiêu càng chi tiết và cụ thể thì càng dễ dàng đo lường và nắm bắt cách thức hoạt động sao cho hiệu quả. Ngược, nếu mục tiêu quá phi thực tế và chung chung thì chẳng khác nào khiến bản thân như “lạc vào mê cung”.

Để cụ thể hóa mục tiêu, hãy thu hẹp phạm vi của nó lại bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây:

  • Bạn mong muốn đạt được điều gì? Ai sẽ là người thực hiện?
  • Mục tiêu này áp dụng ở đâu? 
  • Những chiến lược nào sẽ được sử dụng để đạt được mục tiêu này?
  • Khi nào mục tiêu này hoàn thành?
  • Mục tiêu có thể mang lại một kết quả rõ ràng hay không?
Cách ứng dụng mô hình SMART trong doanh nghiệp
Cách ứng dụng mô hình SMART trong doanh nghiệp

Measurable (M) – Đo lường được

Tiêu chí tiếp theo trong mô hình SMART đó chính là tính có thể đo lường được. Yếu tố sẽ giúp bạn xây dựng mục tiêu dựa trên khả năng bản thân có thể hoàn thành được, cách đạt được mục tiêu trong thời gian sớm nhất cũng như đo lường mức độ hiệu quả để đánh giá kết quả dựa trên những con số thực tế.

Ví dụ, nếu bạn đang hoạt động marketing thì sẽ thường xuyên tiếp xúc với các chỉ số KPI như số lượng ghé thăm website, số lượng người dùng thích và chia sẻ bài viết mới, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng,… Tuy nhiên, rất nhiều nhà quản trị thường giao một mục tiêu khá mông lung là “Tăng số lượng người ghé thăm website”. Vậy tăng bao nhiêu là đủ và đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp? Thay vào đó, hãy đặt một mục tiêu cụ thể hơn “Gia tăng số lượng người ghé thăm website hơn 15% so với tháng trước”

Actionable (A) – Tính khả thi

Đặt mục tiêu chính xác sẽ giúp thúc đẩy bạn hoàn thành công việc của mình với hiệu suất tối ưu. Tuy nhiên, nếu mục tiêu này quá cao và hầu như vượt tầm với của bạn thì nó lại trở thành gánh nặng lớn.

Tính khả năng trong mô hình SMART sẽ giúp các nhà quản trị nghiêm túc xem xét lại nội lực của doanh nghiệp, khả năng hoàn thành của nhân viên cũng như tiềm năng bứt phá. Con số mục tiêu được đặt ra cũng nên được so sánh với những dữ liệu thực tế trong quá khứ nhằm đưa ra phương án chính xác nhất.

Ví dụ, nếu số lượng người ghé thăm website của bạn tăng 5% vào tháng trước thì mục tiêu tháng này là tăng 8-10% sẽ khả thi hơn là 50%.

Tính khả thi
Tính khả thi

Tham khảo thêm: Các bước xây dựng mô hình SWOT hiệu quả trong kinh doanh

Relevant (R) – Sự liên quan

Một mục tiêu có tính liên quan trong mô hình SMART là mục tiêu phù hợp với định hướng chung của doanh nghiệp. Mục tiêu của từng nhân viên phải giải quyết vấn đề chung của phòng ban họ đang hoạt động, đồng thời, mục tiêu của phòng ban đó cũng phải phù hợp với các phòng ban khác và đóng góp vào sự thành công trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. 

Ví dụ, ban lãnh đạo công ty X dự định đầu tư ngân sách vào phòng marketing và sale để mở rộng hoạt động kinh doanh. Nhân viên bộ phận marketing có nhiệm vụ lên kế hoạch tuyên truyền, chạy quảng cáo, còn nhân viên bộ phận sale sẽ đặt mục tiêu chốt được N đơn hàng (tăng n% so với tháng trước).

Time-Bound (T) – Thời hạn đạt được mục tiêu

Thời gian là yếu tố cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng trong mô hình SMART. Việc đặt thời gian sẽ gây áp lực đối với các nhân viên thực hiện, kích thích họ đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Ví dụ, hãy đặt mục tiêu “Tăng 5% số lượng khách hàng sử dụng phần mềm hàng tháng” thay vì “Tăng 5% số lượng khách hàng sử dụng phần mềm”. Nếu gần tới ngày deadline, nhân viên sale cảm thấy không thể đạt mục tiêu thì họ sẽ tự động thúc đẩy bản thân gia tăng khối lượng công việc.

Để có thể xây dựng mục tiêu theo mô hình SMART, bên cạnh việc đặt mục tiêu sao cho phù hợp thì việc đo lường kết quả thực hiện là vô cùng quan trọng. Hiện nay có rất nhiều công cụ có thể hỗ trợ bạn trong vấn đề này, trong đó GoSELL được xem là giải pháp hàng đầu được hàng nghìn các doanh nghiệp tin dùng và lựa chọn hiện nay. 

Đo lường hiệu quả của mô hình SMART với nền tảng GoSELL

Nhằm giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn về hiệu quả của các chiến lược kinh doanh, tiếp thị với các chỉ số cụ thể trên những nền tảng khác nhau (website, app bán hàng, sàn TMĐT, mạng xã hội,…). GoSELL đã triển khai một số tính năng hỗ trợ như sau: 

Các tính năng nổi bật

  • Google Analytics: Xây dựng bức tranh toàn cảnh về các hoạt động của khách hàng trên cửa hàng online (bao gồm cả Website và App bán hàng). Phân tích các chỉ số như số phiên truy cập của người dùng, thời gian truy cập trung bình vào trang, tỷ lệ thoát trang,…nhằm đưa ra báo cáo toàn diện nhất.
  • Google Tag Manager: Giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và phân tích được hành vi người tiêu dùng (trên cả Website và App bán hàng). Cho phép bạn cập nhật các thẻ trên trang web của mình: Google AdWords, Google Analytics, Facebook Pixel, Google Optimize.
  • Facebook Pixel: Theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu người dùng, hiển thị báo cáo 4 chỉ số sau của người dùng truy cập (xem nội dung, thêm vào giỏ hàng, thêm thông tin thanh toán và mua hàng thành công), đồng thời đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads.
  • Phân tích báo cáo: Phân tích báo cáo giúp bạn dễ dàng theo dõi và đo lường được hiệu quả kinh doanh của mình trong từng khoảng thời gian nhất định nhằm dễ dàng dự đoán được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng và đưa ra các quyết định kinh doanh một cách chính xác nhất.
Đo lường hiệu quả của mô hình SMART với nền tảng GoSELL
Đo lường hiệu quả của mô hình SMART với nền tảng GoSELL

Và các tính năng hữu ích khác

Ngoài ra, GoSELL còn tích hợp rất nhiều tính năng khác giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả kế hoạch kinh doanh và tiếp thị như đồng bộ và quản lý bán hàng (Quản lý sản phẩm, đơn hàng, kho hàng, nhà cung cấp,…); quản lý và phân nhóm khách hàng với hệ thống CRM; thu hút khách hàng tiềm năng và đẩy mạnh doanh thu với tính năng tạo mã giảm giá, Flash sale, Affiliate,…), xây dựng quan hệ với khách hàng trung thành cùng tính năng Khách hàng thân thiết, Email marketing,…

Kết luận

Trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, việc xây dựng và thiết lập mục tiêu là chìa khóa quan trọng để mang bạn đến gần hơn với thành công. Mục tiêu được vẽ ra càng chi tiết thì kế hoạch phân chia công việc càng rõ ràng và hiệu quả hơn. GoSELL chúc bạn ứng dụng thành công mô hình SMART để tìm được hướng phát triển đúng đắn cho doanh nghiệp của mình nhé.

Bài viết cùng chuyên mục