Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Yêu cầu của quản lý bán hàng – Công cụ quản lý bán hàng GoPOS

Kiến thức

Yêu cầu của quản lý bán hàng – Công cụ quản lý bán hàng GoPOS

9 Tháng Hai, 2023

Một doanh nghiệp không thể vận hành nếu thiếu hệ thống quản lý bán hàng. Đây là cơ quan đầu não, nắm vai trò chính trong việc điều khiển và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của một tổ chức, doanh nghiệp. Vậy yêu cầu của quản lý bán hàng là gì và một hệ thống quản lý tốt có tầm quan trọng ra sao? Hãy cùng GoSELL tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây để có cái nhìn tổng quan, chính xác hơn về vấn đề này.

Yêu cầu của quản lý bán hàng

Khái niệm quản lý bán hàng

Quản lý bán hàng là công việc trực tiếp quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Người quản lý bán hàng là lực lượng nòng cốt, đóng vai trò tổ chức, giám sát, kiểm tra, đánh giá và lên chiến lược cho toàn bộ quá trình bán hàng. Từ bước xác định mục tiêu cho đến tính toán lợi nhuận cuối cùng.

Chất lượng quản lý bán hàng sẽ được xác định dựa trên doanh số, lợi nhuận, tỷ lệ giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới cũng như các hiệu quả từ chiến lược tiếp thị.

Yêu cầu của quản lý bán hàng

Vì công tác quản lý bán hàng có sức ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó, yêu cầu của quản lý bán hàng đặt ra cũng rất cao và nhiều. Cụ thể:

Khả năng quản lý bán hàng

Yêu cầu quan trọng nhất trong công tác quản lý bán hàng chính là khả năng quản lý. Người quản lý cần phải nắm bắt một cách đầy đủ và chính xác nhất hiệu suất của hoạt động kinh doanh. Từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp khắc phục vấn đề tồn đọng và vạch ra hướng đi phù hợp trong từng thời điểm cụ thể.

Khả năng quản lý kho hàng

Yêu cầu của quản lý bán hàng 2
Khả năng quản lý kho hàng

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, kho hàng hóa luôn là vấn đề quan trọng nhất. Công tác bán hàng chỉ được triển khai hiệu quả khi doanh nghiệp có thể quản lý kho hàng của mình tốt. Từ số lượng tồn kho, tình trạng thất thoát, tạo mã hàng hóa, thực tế xuất nhập kho…

Tất cả những yếu tố trên sẽ quyết định trực tiếp đến doanh số bán hàng. Do đó, quản lý kho là điều quan trọng, bắt buộc phải có trong yêu cầu của quản lý bán hàng.

Đọc thêm: Phần mềm quản lý kho – Giải pháp giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí

Chức năng thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin và lập báo cáo

Yêu cầu của quản lý bán hàng 3
Chức năng thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin và lập báo cáo

Để đánh giá, nhận xét và lên kế hoạch xúc tiến kinh doanh, người quản lý bán hàng cần 4 loại báo cáo chính, bao gồm:

  • Báo cáo bán hàng.
  • Các báo cáo kho hàng: Số lượng tồn kho, tình trạng thất thoát, thực tế nhập xuất…
  • Báo báo doanh thu bán hàng.
  • Thông tin báo cáo lãi lỗ.

Do đó, lập báo cáo đúng, chính xác và nhanh chóng khi được yêu cầu là kỹ năng quan trọng trong công tác quản lý bán hàng.

Chức năng quản lý dòng tiền

Tất cả các nguồn tài chính, từ tiền thu vào từ hoạt động bán hàng, các khoản chi phí bỏ ra cho công tác bán hàng, công nợ, tiền thu hộ, thuế suất, các chi phí khác trong kinh doanh… đều là phản ánh chân thật nhất cho hiệu quả của công tác quản lý bán hàng.

Quản lý thông tin khách hàng

Yêu cầu của quản lý bán hàng 4
Quản lý thông tin khách hàng

Khách hàng là tài nguyên lớn nhất của doanh nghiệp, đây là những người cần được nhận biết, quan tâm và chăm sóc. Nếu làm tốt các công tác thu thập, lưu trữ, quản lý và phân tích và quản lý thông tin khách hàng, doanh nghiệp sẽ xây dựng được một cộng đồng người mua trung thành, khổng lồ.

Yêu cầu quản lý bán hàng là phải thu thập và quản lý được các thông tin và thói quen mua sắm của khách hàng, phân biệt được khách hàng cũ và khách hàng mới để có chương trình chăm sóc, bán hàng và ưu đãi phù hợp.

Quản lý nhân viên bán hàng

Một trong những chức năng bắt buộc phải có trong công tác quản lý bán hàng chính là quản lý nhân viên. Vì xây dựng đội ngũ, phân quyền, quản lý công việc và nâng cao chất lượng bán hàng của nhân viên chính là nhiệm vụ quan trọng nhất đối với người quản lý bán hàng.

Tham khảo thêm bài viết: Cách quản lý nhân viên hiệu quả khi làm việc tại nhà

Theo dõi và quản lý doanh thu, lợi nhuận

Mục đích cuối cùng của các nỗ lực bán hàng chính là doanh thu và lợi nhuận. Người quản lý bán hàng có trách nhiệm phải theo dõi 2 con số này liên tục để nắm được tình hình và hiệu quả bán hàng. Từ đó, chỉ ra được vấn đề còn tồn đọng và kịp thời đưa ra những chiến lược nhằm để nâng cao tỷ suất lợi nhuận.

Quản lý bán hàng đơn giản hơn cùng phần mềm thông minh

Yêu cầu của quản lý bán hàng đòi hỏi người quản lý phải xử lý cùng lúc quá nhiều công việc và số liệu phức tạp. Để thực hiện tốt toàn bộ công việc này trong một thời gian ngắn là điều hoàn toàn không có khả năng. Không những thế, trong quá trình quản lý, bạn có thể phải đối mặt với các vấn đề như:

  • Lập hóa đơn, báo cáo chậm.
  • Tính toán các con số một cách khó khăn bằng các hàm tính phức tạp trên excel, dễ xảy ra sai sót và thất lạc, tính bảo mật kém.
  • Mất nhiều thời gian, công sức và nhân lực cho quá trình quản lý bán hàng.
  • Không thể kiểm soát một cách hiệu quả và chặt chẽ công việc của các nhân viên.

Chính vì những vấn đề này, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để hỗ trợ cho công việc kinh doanh của mình. Các phần mềm sẽ được lập trình để thu thập, lưu trữ, phân tích và lập báo cáo hoạt động kinh doanh một cách tự động, nhanh chóng và tức thời.

Người quản lý chỉ cần sử dụng những báo cáo này để làm cơ sở đưa ra các chiến lược thúc đẩy hiệu quả bán hàng là được.

Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh – GoPOS

Yêu cầu của quản lý bán hàng 5
Quản lý thông tin khách hàng

Để giúp các doanh nghiệp đơn giản hóa yêu cầu của quản lý bán hàng, chuyển đổi từ phương thức quản lý truyền thống sang mô hình hiện đại, loại bỏ tất cả các chi phí lắp đặt đắt đỏ và những vấn đề sai sót không đáng có… GoSELL đã tiên phong tạo ra phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoPOS.

Lợi ích của phần mềm quản lý bán hàng GoPOS

Đây được xem là công cụ tiện ích, hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình thúc đẩy hiệu quả bán hàng với những tính năng ưu việt. GoPOS sẽ mang đến cho người bán hàng những lợi ích cụ thể như sau:

  • Quá trình quản lý thông tin bán hàng diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và chính xác tuyệt đối. Giảm thiểu tối đa thời gian tra cứu thông tin.
  • Đơn giản hóa các thao tác lập hóa đơn và bán hàng, thanh toán, giao hàng.
  • Tính toán, cân đối và quản lý các nguồn tài chính một cách tự động, xuất báo cáo tức thời khi được yêu cầu.
  • Quản lý tối ưu các thông tin sản phẩm, thông tin khách hàng và đội ngũ bán hàng.
  • Hỗ trợ đắc lực cho quá trình phân nhóm và chăm sóc khách hàng tiềm năng.
  • Kiểm kê kho hàng hóa dễ dàng hơn bao giờ hết.
  • Hỗ trợ người bán hàng quản lý quầy thu ngân một cách chuyên nghiệp.
  • Tất cả các dữ liệu đều được thu thập, lưu trữ tự động, đảm bảo độ chính xác và tiết kiệm tối đa thời gian, công sức, nhân lực.

Hy vọng với những thông tin về quản lý bán hàng và yêu cầu của quản lý bán hàngGoSELL đã chia sẻ trên đây, người quản lý đã có thêm những kiến thức hữu ích để phục vụ tốt nhất công tác chuyên môn của mình.

Bài viết cùng chuyên mục