Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì? Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ khi kinh doanh

Kiến thức

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì? Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ khi kinh doanh

2 Tháng Mười Một, 2023

Để kiểm soát dòng tiền trong doanh nghiệp, các nhà quản lý thường sử dụng 4 loại báo cáo tài chính bao gồm: báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo vốn chủ sở hữu. Trong bài viết hôm nay, GoSELL sẽ hướng dẫn bạn cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ đảm bảo tuân thủ quy định của chuẩn kế toán nhé.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì?

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay báo cáo quản lý dòng tiền mặt còn được biết đến với tên gọi Tiếng Anh là Cash Flow Statement. Đây là một loại báo cáo tài chính tóm tắt sự chuyển động dòng tiền ra và vào của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý, năm).

Các yếu tố cần có trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm: 

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì?
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì?

Dòng tiền vào:

  • Các khoản thanh toán của khách hàng cho việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ.
  • Lãi tiền gửi từ ngân hàng.
  • Lãi tiết kiệm và lợi tức đầu tư.
  • Đầu tư của cổ đông.

Dòng tiền ra:

  • Chi mua cổ phiếu, nguyên nhiên vật liệu thô, hàng hóa để kinh doanh hoặc các công cụ.
  • Chi trả lương, tiền thuê và các chi phí hoạt động hàng ngày.
  • Chi mua tài sản cố định – máy tính cá nhân, máy móc, thiết bị văn phòng,…
  • Chi trả lợi tức.
  • Chi trả thuế thu nhập, thuế doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và các thuế và phí khác.

Xét theo hoạt động của doanh nghiệp, dòng tiền có thể phân loại thành như sau: 

  • Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: Các dòng tiền vào, ra liên quan đến hoạt động sản xuất, mua bán hàng hóa của doanh nghiệp. 
  • Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: Các dòng tiền vào, ra liên quan đến đầu tư, thanh lý các tài sản và khoản đầu tư tài chính dài hạn.
  • Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: Các dòng tiền vào, ra liên quan đến huy động vốn từ chủ sở hữu và chủ nợ, hoàn trả vốn cho chủ nợ, mua lại cổ phần, chia cổ tức cho cổ đông, chia lãi cho nhà đầu tư…

Tham khảo thêm: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh – Công việc quan trọng của nhà bán lẻ

Ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp nói chung và nhà quản lý nói riêng trong việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, bên cạnh bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo vốn chủ sở hữu.

Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nhà quản trị có thể nắm bắt thông tin về nguồn gốc, mục đích và số tiền mà doanh nghiệp đã thu, chi trong kỳ. Từ đó, hiểu rõ sự chênh lệch giữa dòng tiền ra vào cũng như mối quan hệ giữa dòng tiền thuần và lợi nhuận để cân đối thu chi sao cho hiệu quả nhất.

Không dừng lại ở đó, còn giúp nhà quản lý đánh giá khả năng tạo tiền nội sinh và ngoại sinh cũng như khả năng trả nợ đúng hạn của doanh nghiệp. Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá khả năng doanh nghiệp tạo ra dòng tiền trong tương lai. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng dựa vào đây để đánh giá xem doanh nghiệp của bạn có tiềm năng hay không.

Ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Các phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Theo như Thông tư 200 và Thông tư 300, có 2 phương pháp để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, đó là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. 

Phương pháp trực tiếp

Với phương pháp này, bạn cần xác định và trình bày dòng tiền vào và dòng tiền ra bằng cách tóm tắt và phân tích các khoản thu chi trực tiếp cho các hồ sơ kế toán và kinh doanh cụ thể.

Phương pháp gián tiếp

Với phương pháp gián tiếp yêu cầu người hạch toán xác định và tính toán dòng tiền ra, dòng tiền bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp để không ảnh hưởng đến các khoản mục phi tiền mặt và các khoản mục liên quan đến tiền.

Hướng dẫn lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp

Như đã đề cập ở trên, dòng tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ đề cập đến ba hoạt động chính là kinh doanh, đầu tư và tài chính. Sau đây, hãy cùng GoSELL tìm hiểu cách lập báo cáo lưu chuyển tiền mặt cho từng phần nhé.

Hướng dẫn lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Hướng dẫn lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác

Chỉ tiêuMã sốTK NợTK Có
I. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác
1. Thu tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ và kinh doanh01111, 112, 113511, 131, 515, 121
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ02(331, 152, 153, 154, 156)(111, 112, 113)
3. Tiền chi trả cho người lao động03(334)(111, 112)
4. Tiền lãi vay đã trả04(335, 6354, 242)(111, 112, 113)
5. Thuế TNDN đã nộp05(3334)(111, 112, 113)
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh06111, 112, 113711, 133, 141, 244
7.   Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh07(811, 161, 244, 333, 338,  344, 352, 353, 356)(111, 112, 113)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh20MS20 = MS01 + MS02 + MS03 + MS04 + MS05 + MS06 + MS07

Trong đó: 

  • Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác: Tổng số tiền nhận được trong kỳ từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các khoản thu nhập khác.
  • Trả cho nhân viên: Tổng số tiền lương, tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng đã trả cho người lao động trong kỳ báo cáo mà doanh nghiệp đã thanh toán hoặc tạm ứng.
  • Trả lãi khi vay: Tổng số tiền lãi đã trả khi vay trong kỳ báo cáo.
  • Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: Được tính dựa trên tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp cho nhà nước trong kỳ báo cáo.
  • Thu nhập khác từ hoạt động kinh doanh: Tổng số tiền nhận được từ các hoạt động kinh doanh khác, chẳng hạn như bồi thường, tiền thưởng, hỗ trợ.
  • Chi phí khác của hoạt động kinh doanh: Tổng chi dựa trên các khoản mục khác như thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quỹ khen thưởng
  • Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh: Phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu và chi của các hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo.

Tham khảo thêm: Cách tính doanh thu bán hàng chuẩn chỉnh, đơn giản

Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư

Chỉ tiêuMã sốTK NợTK Có
II. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư
1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác21(211, 213, 217, 241, 331, 3411)(111, 112, 113)
2. Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác22111, 112, 113711, 5117, 131
3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác23(128, 171)(111, 112, 113)
4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị khác24111, 112, 113128, 171
5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
6.  Tiền thu hồi đầu tư vốn vào đơn vị khác26111, 112, 113221, 222, 2281, 131
7.  Thu lãi tiền cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia27111, 112, 113515
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư30MS30 = MS21 + MS22 + MS23_MS24 + MS25 + MS26 + MS27 

Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính

Chỉ tiêuMã sốTK NợTK Có
II. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu31111, 112, 113411, 419
2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu đã phát hành32(411, 419)(111, 112, 113)
3.  Tiền thu từ đi vay33111, 112, 1133411, 3431, 3432,  41112
4.  Tiền trả nợ gốc vay34(3411, 3431, 3432, 41112)(111, 112, 113)
5.  Tiền trả nợ gốc thuê tài chính35(3412)(111, 112, 113)
6.  Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu36(421, 338)(111, 112, 113)
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (MS 50 = MS 20 + MS 30 + MS 40)50MS 50 = MS 20 + MS 30 + MS 40 
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ60Lấy số liệu chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền” đầu kỳ, Mã số 110 trong Bảng cân đối kế toán (lấy ở cột “Số đầu kỳ”)
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ61Số phát sinh Nợ TK 111, 112, 113, 128 đối ứng với số phát sinh có TK4131 
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (MS70 = MS 50 + MS 60 + MS 61)70Lấy số liệu chỉ tiêu ”Tiền và tương đương tiền” cuối kỳ, Mã số 110 trong Bảng cân đối kế toán.

Hoặc MS70 = MS 50 + MS 60 + MS 61 

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong những công cụ giúp nhà quản trị theo dõi và quản lý dòng tiền hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần kết hợp cùng một phần mềm quản lý chuyên nghiệp để hạn chế tối đa sai sót. Trong đó, GoSELL là nền tảng được nhiều doanh nghiệp tin dùng hiện nay. 

Quản lý dòng tiền hiệu quả với phần mềm quản lý bán hàng đa kênh toàn diện GoSELL

GoSELL là phần mềm quản lý bán hàng toàn diện hỗ trợ các doanh nghiệp bán hàng đa kênh, kinh doanh OAO (online & offline). Được phát triển và cung cấp bởi công ty TNHH Mediastep Software Việt Nam, GoSELL luôn hướng tới mục tiêu là hỗ trợ tối ưu quá bán hàng đa kênh của doanh nghiệp. Phần mềm tích hợp đầy đủ những công cụ hỗ trợ người bán trong suốt quá trình kinh doanh, mang đến một phương pháp quản lý khoa học, thuận tiện và tiết kiệm chi phí. 

GoSELL cũng cung cấp bộ tính năng giúp doanh nghiệp theo dõi biến động dòng tiền và tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Cụ thể: 

Quản lý dòng tiền hiệu quả với GoSELL
Quản lý dòng tiền hiệu quả với GoSELL

Tính năng Sổ quỹ

Tính năng Sổ quỹ cho phép tạo và quản lý các hoạt động thu chi, lưu trữ, sắp xếp, quản lý hiệu suất làm việc của từng nhân viên, tìm kiếm các giao dịch nhanh chóng… trên cùng một hệ thống duy nhất với độ chính xác cao, nhanh chóng và tiện lợi hơn bao giờ hết.

Quản lý hóa đơn

  • Quản lý hóa đơn và các hoạt động thu chi trên một nền tảng duy nhất.
  • Lập phiếu thu, phiếu chi từ nhiều nguồn khác nhau (thu hồi nợ từ khách hàng / nhà cung cấp, thanh toán đơn hàng, hóa đơn trả hàng, thanh toán cho đơn vị giao hàng, thanh toán hàng hóa, chi phí nguyên vật liệu…)
  • Cho phép thống kê, đối chiếu và phát hiện nhanh những sai lệch trong dòng tiền giữa dữ liệu kế toán và sổ quỹ.
  • Tự động tạo biên lai cho đơn đặt hàng / đặt chỗ đã thanh toán trực tuyến.
  • Tự động tạo khoản chi (thanh toán) và cập nhật vào sổ quỹ khi khách hàng hủy đơn đặt hàng / đặt chỗ.

Quản lý hoạt động thu chi và biến động của dòng tiền

  • Biến động dòng tiền sẽ được cập nhật trên màn tính năng ngay khi phát sinh giao dịch.
  • Dễ dàng theo dõi và quản lý số dư đầu kỳ, tổng doanh thu, tổng chi phí, số dư cuối kỳ, các giao dịch phát sinh (nguồn tiền đó đến từ đâu, mã giao dịch, thời gian tạo…).

Bộ lọc sổ quỹ

  • Tìm kiếm và phân loại giao dịch (thời gian tạo hóa đơn, giao dịch, chi nhánh, loại thu / chi, tên người tạo, phương thức thanh toán, người gửi / nhận…)
  • Dễ dàng quản lý sổ quỹ theo từng chi nhánh.
  • Tối ưu hơn rất nhiều so với phương thức quản lý sổ quỹ truyền thống.

Tích hợp trực tiếp với hệ thống bán hàng đa kênh

  • Tùy ý hạch toán / không hạch toán các khoản doanh thu / chi phí trong cửa hàng.
  • Cập nhật khi có phát sinh giao dịch đổi trả hàng, nhập thêm hàng, bán thêm hàng…
  • Phân quyền quản lý cho từng nhân viên tùy theo nhu cầu thực tế.

Tính năng Phân tích báo cáo

Phân tích báo cáo giúp bạn dễ dàng theo dõi và đo lường được hiệu quả kinh doanh của mình trong từng khoảng thời gian nhất định nhằm dễ dàng dự đoán được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng và đưa ra các quyết định kinh doanh một cách chính xác nhất.

Phân tích báo cáo
Phân tích báo cáo

Báo cáo doanh thu đa kênh, đa nền tảng, đa chi nhánh

  • Báo cáo doanh thu theo kênh bán hàng (Shopee, Lazada, GoMUA).
  • Báo cáo doanh thu theo nền tảng (Cửa hàng, Website, App bán hàng, mạng xã hội)
  • Báo cáo doanh thu theo từng chi nhánh.

Phân tích doanh thu theo đơn hàng

  • Dễ dàng theo dõi các chỉ số kế toán trên báo cáo (doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận gộp, tổng vốn, tổng đơn hàng, phí giao hàng, giá trị trung bình đơn hàng).
  • Cho phép xem báo cáo doanh thu theo từng mốc khác nhau (hôm nay, hôm qua, 7 ngày qua, tháng này, năm này, khoảng thời gian tùy chọn…).
  • Lọc báo cáo doanh thu theo trạng thái đơn hàng (mới, đã giao, đã hủy).
  • Lọc báo cáo doanh thu theo phương thức thanh toán của đơn hàng (thanh toán khi nhận hàng, tiền mặt, VISA / ATM, chuyển khoản ngân hàng).

Hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp

  • Phân tích doanh thu, lợi nhuận theo từng khu vực cụ thể giúp ích cho các doanh nghiệp đang muốn mở rộng phát triển thị trường.
  • Thống kê những sản phẩm bán chạy nhất theo từng thời điểm nhất định.
  • Báo cáo doanh số bán hàng của từng nhân viên theo đơn hàng, giúp doanh nghiệp dễ dàng khen thưởng cho những cá nhân xuất sắc nhất.

Ngoài những tính năng cho quản lý dòng tiền thì còn quản lý đơn hàng, quản lý tồn kho, quản lý khách hàng, quản lý nhân viên, quản lý nhà cung cấp, phân tích báo cáo… với nhiều ưu việt hơn hẳn các cách quản lý truyền thống. 

Trên đây là tất cả những chia sẻ mà GoSELL muốn gửi đến bạn liên quan đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì và phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong kinh doanh. Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc hoặc cần tư vấn về dịch vụ thiết kế website TMĐT thì hãy liên hệ chúng tôi theo số hotline (028) 7303 0800 hoặc gửi thư về địa chỉ email hotro@gosell.vn

Bài viết cùng chuyên mục