Trang chủ » Tin tức » Bật mí 7 xu hướng phát triển mobile app thịnh hành trong năm 2023

Tin tức

Bật mí 7 xu hướng phát triển mobile app thịnh hành trong năm 2023

5 Tháng Năm, 2023

Thị trường smartphone hiện nay dần trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết, đây cũng là lý do mà các giải pháp dành cho smartphone hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp nào biết nắm bắt đúng thời điểm. Để có cái nhìn sâu sắc hơn về việc phát triển mobile app, chúng ta cùng định hình bối cảnh smartphone và điểm qua các xu hướng mới sẽ thịnh hành trong năm 2023 này.

xu-huong-mobile-app-1

Tổng quan về tiềm năng phát triển mobile app

Để biết được ứng dụng di động đã có những phát triển đột phá như thế nào trong năm 2022, chúng ta cùng theo dõi các chỉ số quan trọng và mức độ sử dụng ứng dụng di động hiện nay.

Các chỉ số quan trọng về dữ liệu mobile app users

Vào năm 2022 đã có khoảng 6,6 tỷ người dùng sở hữu smartphone và tổng số thuê bao di động chiến đếm 83,2%. Theo đó, con số trên sẽ tăng đáng kể thêm 0,3% từ năm 2022 đến 2023 với 5.206,9 triệu người dùng trên toàn thế giới vào năm 2023.

Theo dự báo của eMarketer, mobile users sẽ tiếp tục giữ vững phong độ tăng trưởng đến năm 2032 và sẽ có đóng góp không nhỏ vào số lượt tải ứng dụng.

xu-huong-mobile-app-2
Tổng quan về tiềm năng phát triển mobile app

Mức độ sử dụng mobile app hiện nay

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: trung bình một người dành khoảng 4-5 giờ cho các ứng dụng di động trong quý II/2022. Đáng chú ý hơn, đại dịch bùng nổ là nguyên nhân chính khiến việc sử dụng ứng dụng di động tăng đột biến trên tất cả các danh mục từ mua sắm, giải trí cho đến ngân hàng.

Tuy nhiên, dựa vào dữ liệu có thể dễ dàng nhận thấy: đại dịch đã dẫn đến những tác động lâu dài hơn với người dùng ứng dụng. Cụ thể là người tiêu dùng vẫn duy trì thói quen dành thời gian sử dụng ứng dụng di động mặc dù đã có nhiều nơi trên toàn cầu trở về trạng thái bình thường mới.

Tiềm năng của thị trường mobile app trên toàn cầu

So với năm 2022, số lượt tải ứng dụng vào năm 2023 dự kiến sẽ tăng thêm 24 tỷ lượt. Trong đó, thị phần dành cho mobile app dự kiến sẽ tăng lên hơn 650 tỷ USD từ năm 2020 đến 2025. Mức tăng trưởng này cho thấy tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm đạt gần 21%.

Từ đó cho thấy xu hướng phát triển ứng dụng di động sẽ khởi sắc hơn vào năm 2023. Đồng thời, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp SME cũng như các cá nhân tham gia xu hướng có bước chuyển mình thật đột phá. 

Nhưng bài toán đặt ra: làm thế nào để doanh nghiệp tìm kiếm được hướng đi hoặc đưa ra quyết định thay đổi quy mô kinh doanh của họ? Hãy dành thời gian khám phá sâu hơn về các xu hướng đang thịnh hành, để bạn hiểu hơn về cách ứng dụng đang hướng đến để tăng trưởng ngay bên dưới.

Bắt trends các loại hình thiết kế app mobile hot nhất hiện nay cho doanh nghiệp của bạn.

Top 7 xu hướng phát triển mobile app thịnh hành trong năm 2023

Sau đây là 7 xu hướng phát triển mobile app được dự đoán sẽ lên ngôi và thịnh hành trong năm 2023 mà doanh nghiệp không nên bỏ lỡ:

xu-huong-mobile-app-3
Top 7 xu hướng phát triển mobile app thịnh hành trong năm 2023

Tiếp tục phát triển ứng dụng AR

Với thành công rực rỡ không thể phủ nhận của ứng dụng AR thông qua các trò chơi như Pokemon Go, bộ lọc AR trong các app nhắn tin như Instagram, Snapchat,… Chúng ta có thể nhìn thấy mức độ phổ biến của các ứng dụng có tích hợp công nghệ AR.

Khi xu hướng này phát triển, nhiều doanh nghiệp sẽ cố gắng triển khai AR để giới thiệu sản phẩm của họ đến với người dùng. Ví dụ điển hình cho sự kết hợp giữa AR và bán lẻ là màn hợp tác giữa Apple và IKEA. 

Trong đó, Apple đã tạo ra một ứng dụng trưng bày đồ nội thất IKEA trong nhà của người mua. Ứng dụng sử dụng ARKit của Apple nhằm giúp các sản phẩm mới luôn được hiển thị sẵn để người dùng mua sắm thuận tiện hơn. Sự kết hợp ăn ý trên cũng là tín hiệu để hàng loạt lĩnh vực khác cùng tận dụng xu hướng mới.

AI sẽ thay đổi công nghệ

Sự tiến bộ của AI đã ngày càng thay đổi cách người dùng tương tác với ứng dụng di động. Cụ thể các trợ lý ảo như Siri, trợ lý Google,… có thể giúp doanh nghiệp thu thập thông tin hiệu quả, sắp xếp lịch trình hoặc tối ưu năng suất làm việc.

Nhờ có sự phát triển trong Natural Language Processing (Xử lý ngôn ngữ tự nhiên) và Machine Learning (Máy học) mà trợ lý ảo đã có những nhận thức theo ngữ cảnh tốt hơn, các phản hồi cũng chính xác hơn.

Theo nghiên cứu của Venture Scanning, Machine Learning là hạng mục nhận được nhiều tài trợ nhất trong số các dự án mạo hiểm dựa trên AI với hơn 2 tỷ USD. Song các công ty lớn như Microsoft, Facebook, Google và Amazon đều đầu tư vào các dự án dựa trên giải pháp này để tạo ra giao diện đàm thoại tốt hơn.

Vào năm 2021, ứng dụng có tên Prisma Photo Editor sử dụng Neural Networks (Mạng thần kinh nhân tạo) và AI, để áp dụng các hiệu ứng nghệ thuật (như một bộ lọc đơn giản) nhằm biến đổi hình ảnh. Hiệu quả mà ứng dụng mang lại là tín hiệu tốt để các nhà phát triển tiếp tục nâng cao, cải tiến hơn nữa.

Bảo mật vẫn là mối quan tâm hàng đầu

Smartphone hiện vẫn là nơi chứa đựng nhiều mối nguy hiểm tiềm tàng đến từ nhóm tội phạm mạng (Cyber criminals) với:

  • 30% lỗ hổng Known và lỗ hổng Zero-day được phát hiện vào năm 2021, mục tiêu phần lớn là nhắm vào mobile app.
  • Cũng trong năm 2021, các lỗ hổng Zero-day bị khai thác tiếp tục tăng 466%, chủ yếu được sử dụng trong các cuộc tấn công chủ động nhằm vào các thiết bị đầu cuối trên mobile.
  • Và có đến 75% các website lừa đảo đã phân tích smartphone được nhắm mục tiêu cụ thể.

Các mối nguy hiểm trên chính là sự đe dọa cho sự phát triển chung của ngành, cho SDK của bên thứ 3 (Software Development Kit là các công cụ và phần mềm dùng để phát triển ứng dụng thông qua một nền tảng nhất định) và cho số lượng lớn dữ liệu của người dùng được lưu trữ bởi các công ty.

Vì vậy, có nhiều dự đoán cho rằng, trong năm 2023, bảo mật sẽ trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với nhà phát triển ứng dụng. Nhất là trong việc thanh toán di động, mã hóa dữ liệu và bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.

Mở rộng ứng dụng dựa trên vị trí

Ứng dụng dựa trên vị trí sẽ được mở rộng vì các dịch vụ này đã thay đổi cách người dùng tương tác với doanh nghiệp. 

Cụ thể những đổi mới về thông tin vị trí thông minh (location intelligence) và khả năng theo dõi các địa điểm mà người dùng đã truy cập, sẽ giúp các marketer và nhà phát triển nhắm đúng khách hàng mục tiêu. Đồng thời cung cấp đến khách hàng quảng cáo có mức độ liên quan cao hơn.

Chính vì tiện ích trên mà ngày nay, xu hướng phát triển ứng dụng dựa trên vị trí nhanh chóng được lĩnh vực du lịch và lữ hành đón nhận. Ứng dụng hỗ trợ điều hướng, tích hợp tính năng bảo mật, cổng thanh toán theo địa điểm cụ thể và lập bản đồ trong nhà.

Với các API có sẵn và công nghệ Google Map đã được tích hợp, các nhà phát triển ứng dụng trên mobile có thể cung cấp giải pháp dựa trên vị trí cho người dùng dễ dàng hơn bao giờ hết.

Cải thiện tốc độ tải cho mobile app

Tốc độ tải là yếu tố quan trọng đối với mobile users và để cải thiện yếu tố này tốt nhất, Google giới thiệu trang tăng tốc độ truy cập dành cho thiết bị di động – AMP (viết tắt của từ Accelerated Mobile Pages).

Đây là dự án nguồn mở nhằm tối ưu trải nghiệm duyệt web trên smartphone. Bạn có thể dễ dàng nhận ra các website dựa trên AMP bằng cách tìm kiếm tại Google trên điện thoại vì chúng đã được đánh dấu. Các doanh nghiệp, nhà phát triển website và nhà xuất bản có thể xem xét giải pháp này.

Bởi giải pháp vừa giúp cải thiện trải nghiệm cho mobile app users vừa là yếu tố SEO giúp các website AMP xếp hạng cao hơn trong Google. Ngoài ra, việc phát triển AMP sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với việc xây dựng native app (ứng dụng di động gốc) hay hybrid app (ứng dụng di động lai).

Ứng dụng web lũy tiến

Ứng dụng web lũy tiến, còn gọi là PWA – Progressive Web Apps là các ứng dụng web truyền thống được cải tiến với các công nghệ web hiện đại, cho phép chúng cung cấp trải nghiệm giống như ứng dụng hơn.

PWA được mệnh danh sẽ là thế hệ tiếp theo của ứng dụng web dành cho smartphone. Chúng không bị ràng buộc bởi tốc độ chậm, hay nhu cầu kết nối internet liên tục. Mà mang lại trải nghiệm sử dụng truyền thống với các tính năng bao gồm:

  • Chế độ ngoại tuyến và toàn màn hình.
  • Trình khởi chạy màn hình chính.
  • Cung cấp quyền truy cập vào máy ảnh.
  • Tích hợp thông báo đẩy hiện đại.
  • Tốc độ tải nhanh hơn và tiêu thụ ít dữ liệu hơn so với các website dành cho smartphone.

PWA cũng không yêu cầu tải xuống và cài đặt phức tạp, một số công ty khi hiểu rõ những lợi ích mà PWA mang lại đã không ngần ngại loại bỏ các ứng dụng gốc để sử dụng PWA như:

  • Công ty Twitter đã giới thiệu giải pháp thay thế nhẹ hơn và tiến bộ hơn ứng dụng gốc của họ là Twitter Lite.
  • Tương tự Facebook cũng được cải tiến để thay thế cho ứng dụng gốc có tên là Facebook Lite.

Ứng dụng Android tự định lượng

Khi xem xét số lượng lớn ứng dụng di động trên App Store, Google nhận ra rằng đôi khi việc tải xuống và cập nhật các ứng dụng mới cho các mục đích khác nhau sẽ gây không ít khó khăn cho người dùng. 

Đó là lý do vì sao đội ngũ phát triển Android đã phát triển ra Instant Apps, giải pháp được “trình làng” tại hội nghị nhà phát triển Google I/O vào năm nay. Với Android Instant Apps (AIA), người dùng chỉ cần tải xuống những phần cần thiết và truy cập phần thông tin còn lại của ứng dụng thông qua URL để tiết kiệm dung lượng cho điện thoại. 

Android Instant Apps được phát triển đồng thời PWA của Google. Vì vậy, theo Google, đã có 50 ứng dụng AIA được xây dựng và các nhà phát triển có thể chuyển đổi ứng dụng gốc của họ thành AIA mà không cần phải xây dựng ứng dụng riêng.

Nhìn chung, việc phát triển một ứng dụng phù hợp có thể giúp doanh nghiệp đến gần hơn với đối tượng mục tiêu. Bằng cách đón đầu các xu hướng phát triển mobile app mới trong năm 2023, kết hợp sử dụng giải pháp phát triển ứng dụng di động, thêm một chút ý tưởng độc đáo. 

Như vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tối ưu quy trình xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, nhanh chóng khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực cốt lõi. Trong số các giải pháp trên thị trường, GoSELL được biết đến là một nền tảng bán hàng và quản lý toàn diện sẽ cung cấp đến bạn cánh tay đắc lực – GoAPP.

Để hiểu thêm về GoSELL, tham khảo tại: GoSELL dẫn đầu xu hướng với giải pháp bán hàng đa kênh theo mô hình OAO.

Đón đầu xu hướng phát triển ứng dụng di động cùng GoAPP

Hiểu được mức độ phủ sóng của ứng dụng di động, không nằm ngoài xu hướng, GoSELL đã kịp thời nắm bắt và phát triển giải pháp thiết kế app bán hàng GoAPP chuẩn thương mại điện tử. Giúp doanh nghiệp tiếp cận, nuôi dưỡng thương hiệu và xây dựng tệp khách hàng tiềm năng khổng lồ.

xu-huong-mobile-app-4
Đón đầu xu hướng phát triển mobile app cùng GoAPP

Tích hợp kho giao diện đa dạng, điều chỉnh linh hoạt

GoAPP cung cấp cho người dùng một kho giao diện đa dạng, có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực ngành nghề. Bạn có thể tự mình tạo ra một giao diện mang đậm dấu ấn riêng cho doanh nghiệp và đủ kích thích khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn lâu hơn.

Bạn có thể tích hợp các tiện ích như hình thức vận chuyển, phương thức thanh toán lên giao diện ứng dụng bằng cách nhấn vào nút bật/tắt để kích hoạt dễ dàng. Với GoAPP, bạn không cần phải học bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào mà chỉ cần thực hiện các thao tác kéo thả để có được một giao diện hoàn chỉnh.

Hỗ trợ các tính năng quản lý ưu việt

GoAPP cho phép bạn:

  • Tạo sản phẩm mới và đồng bộ sản phẩm tồn kho, tự động cập nhật tồn kho khi có biến động và tự động thông báo khi sản phẩm hết hàng để bạn lên kế hoạch nhập mới sản phẩm kịp thời.
  • Tất cả dữ liệu lịch sử đơn hàng sẽ được lưu lại nhằm giúp cho việc đối soát sau này được thuận lợi và bạn có thể tải dữ liệu về máy bất kỳ lúc nào để kiểm tra kỹ lượng đơn theo tháng.
  • Đối với các khách hàng đã từng mua sắm trên app và để lại thông tin, bạn có thể lưu trữ thông tin của họ vào CRM. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng phân loại khách hàng nhằm triển khai các chiến dịch marketing, chăm sóc khách hàng sau khi mua sắm hiệu quả hơn.

Hỗ trợ thực hiện các chiến dịch marketing qua các công cụ

Như đã có đề cập ở trên, để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc triển khai chiến dịch marketing, GoAPP cũng hỗ trợ bạn:

  • Tạo mã giảm giá như coupon, voucher, giảm giá giao hàng,… để khuyến khích khách hàng cũ quay trở lại doanh nghiệp.
  • Tạo giá bán sỉ đối với khách hàng có nhu cầu mua hàng số lượng lớn, bạn có thể điều chỉnh hiển thị giá sỉ và nhóm khách hàng thấy giá sỉ một cách chủ động.
  • Nếu doanh nghiệp của bạn đang đau đầu với đống hàng tồn kho, thì tính năng Flash Sale sẽ giúp bạn tạo ra các khung giờ săn sale. Nhằm đánh vào tâm lý “sợ bỏ lỡ” của khách hàng, thôi thúc họ đưa ra quyết định chốt đơn nhanh hơn.
  • Hoặc sử dụng tính năng livestream để bạn và khách hàng có cơ hội tương tác trực tiếp với nhau, nhằm gia tăng lượng đơn trực tiếp, tạo nhu cầu mua sắm khách quen các sản phẩm khác trong shop.
  • Hoặc tạo các thông điệp gửi như gửi voucher khuyến mãi chúc mừng sinh nhật, chúc mừng thành viên mới,… với Email marketing nhằm nhắc nhở khách hàng nhớ đến thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp.

Theo dõi báo cáo doanh thu trực quan trên GoAPP

Phân tích báo cáo giúp bạn dễ dàng theo dõi và đo lường được hiệu quả kinh doanh của mình trong từng khoảng thời gian nhất định nhằm dễ dàng dự đoán được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng và đưa ra các quyết định kinh doanh một cách chính xác nhất.

Bạn có thể theo dõi xem mã hàng nào bán chạy để tăng tốc nhập hàng, hoặc mã hàn nào chưa được ưa chuộng để lên kế hoạch đổi mới sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Tổng kết

Các xu hướng công nghệ di động năm 2023 đang hăm he soán ngôi các công nghệ trước đó. Kéo theo là những hành vi và thói quen mua sắm của khách hàng cũng dần thay đổi phức tạp hơn.

Các doanh nghiệp cần nhanh chóng đón đầu và áp dụng các xu hướng trên, để chuẩn bị hành trang bước đến một nền tảng kinh doanh mobile app đầy hiện đại, tiện ích và hiệu quả hơn. Đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng mục tiêu, ổn định doanh thu và mang về lợi nhuận khủng.

Bài viết cùng chuyên mục