Trang chủ » Tin tức » Chiến lược mới giúp tăng trưởng kinh doanh thương mại điện tử 2023

Tin tức

Chiến lược mới giúp tăng trưởng kinh doanh thương mại điện tử 2023

19 Tháng Sáu, 2023

Năm 2023 được xem là một giai đoạn hoàn toàn mới đối với các nhà kinh doanh thương mại điện tử. Bởi so với sự bùng nổ của giai đoạn hậu đại dịch, đây là lúc mà doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh hơn cũng như những thách thức hoàn toàn mới.

Ở đó, những ngọn núi mang tên lãi suất tăng và tỷ lệ lạm phát cao chính là những trở ngại cần phải vượt qua. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ, thấu hiểu người dùng và cải tiến danh mục, quản lý sản phẩm là những chiến lược quan trọng mà doanh nghiệp sẽ cần hướng đến để cạnh tranh tốt hơn trong giai đoạn này.

thuog-mai-dien-tu-1

Ứng dụng và phát triển công nghệ trong kinh doanh thương mại điện tử

Công nghệ ngành càng phát triển mang đến rất nhiều những công cụ hỗ trợ con người trong mọi lĩnh vực của đời sống và kinh doanh cũng không phải là một ngoại lệ. Ở đó, công nghệ tiên tiến có thể trở thành thách thức nhưng đồng thời cũng tạo cơ hội cho doanh nghiệp biết tận dụng nó để phát triển, đặc biệt là với ngành thương mại điện tử.

Trí tuệ nhân tạo (AI) chính là công nghệ được ứng dụng hiệu quả nhất trong ngành thương mại điện tử. Nhờ khả năng tối ưu vận hành thông qua cá nhân hóa trải nghiệm, tối ưu dịch vụ khách hàng, phân tích, dự đoán nhu cầu thị trường dựa trên dữ liệu đã mang lại những lợi ích không ngờ tới cho các doanh nghiệp. 

thuog-mai-dien-tu-2
Ứng dụng công nghệ hiện đại trong kinh doanh thương mại điện tử

Bên cạnh đó, công nghệ thực tế tăng cường và thực tế ảo (AR/VR) cũng ngày càng được các sàn thương mại thực tế ứng dụng để mang đến trải nghiệm mua sắm như tại các cửa hàng. Đây là cách giúp những doanh nghiệp áp dụng hiệu quả thu hút khách hàng nhiều hơn thông qua các trải nghiệm mua sắm thực tế, mang lại sự hài lòng tối đa.

Sự xuất hiện của công cụ ChatGPT trong thời gian gần đây cũng được kỳ vọng sẽ trở thành cánh tay phải của các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử. Ở đó, các doanh nghiệp có thể thông qua ChatGPT để tối ưu và tự động hóa mô tả sản phẩm và danh mục gian hàng.

Thấu hiểu nhu cầu của người dùng

Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao chính là động lực giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm một cách kỹ càng hơn. Họ sẵn sàng thay đổi, tìm kiếm những thương hiệu mới để hướng tới những sản phẩm chất lượng, đúng với nhu cầu của mình. Minh chứng cụ thể đến từ báo cáo Year in Search của Google về hành vi tìm kiếm tại Việt Nam năm 2022, khi lựa chọn một sản phẩm, dịch vụ nào đó, người tiêu dùng có xu hướng quan tâm nhiều đến giá trị, lợi ích mà nó có thể mang lại hơn là giá cả đơn thuần như trước đây.

Không những vậy, sự kỳ vọng của người tiêu dùng vào trải nghiệm mua sắm trên các sàn thương mại điện tử đang không ngừng tăng lên. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải mang đến những trải nghiệm tinh tế, phù hợp và thông minh để đáp ứng những nhu cầu nâng cao của người dùng.

Để có thể cạnh tranh tốt hơn trong giai đoạn mới này, mọi doanh nghiệp thương mại điện tử cần nỗ lực hơn nữa trong hành trình thấu hiểu người tiêu dùng và kiến tạo thêm nhiều giá trị mới. Sự thấu hiểu này có thể đến từ việc phân tích dữ liệu khách hàng, tối ưu hàng trình mua sắm thương mại điện tử.

Xem thêm: Những tuyệt chiêu thu hút khách trên sàn thương mại điện tử

Phát triển danh mục theo chiều sâu

Trong giai đoạn trước đây, việc mở rộng danh mục sản phẩm được xem là yêu cầu bắt buộc giúp các doanh nghiệp thu hút khách hàng trên các sàn thương mại điện tử. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp mới, việc mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn sẽ giúp quá trình phát triển kinh doanh diễn ra nhanh chóng hơn, tiếp cận nhiều hơn các đối tượng khách hàng. Đó cũng là lý do mà nhiều doanh nghiệp luôn chú trọng vào việc liên tục giới thiệu sản phẩm mới, đa dạng hóa danh mục.

Tuy vậy, chiến lược ngày càng trở nên lỗi thời bởi sự xuất hiện và cạnh tranh của rất nhiều doanh đối thủ trên thị trường. Khách hàng hiện nay có thể tiếp cận với hàng trăm thương hiệu khách hàng dù chỉ tìm kiếm một sản phẩm khiến việc mở rộng chiều rộng gian hàng là chưa đủ. Chính vì vậy, việc mở rộng danh mục theo chiều sâu, vào chất lượng sản phẩm, ưu điểm vượt trên các đối thủ chính là ưu tiên của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

thuog-mai-dien-tu-3
Phát triển kinh doanh thương mại điện tử theo chiều rộng và chiều sâu

Việc đảm bảo cả chiều rộng và chiều sâu sản phẩm trong gian hàng của mình sẽ giúp doanh nghiệp thương mại điện tử phát triển theo hướng bền vững và tạo kết nối vững chắc với khách hàng. Lúc này, doanh nghiệp sẽ cần tiếp tục quan tâm đến việc quản lý đồng bộ quy trình khi kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử. Và với tính năng hỗ trợ đồng bộ quản lý đơn hàng, sản phẩm trên cùng một hệ thống, GoSELL chắc chắn sẽ là người bạn đồng hành không thể thiếu dành cho mọi doanh nghiệp thương mại điện tử.

Quản lý tối ưu quy trình bán hàng thương mại điện tử trên hệ thống của GoSELL

Trong giai đoạn mà các giải pháp công nghệ ngày càng trở nên phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh, việc áp dụng phần mềm quản lý bán hàng là điều cần thiết đối với doanh nghiệp thương mại điện tử. Ở đó, giải pháp GoSELL không chỉ hỗ trợ đồng bộ quản lý bán hàng trên các sàn TMĐT mà ở cả các nền tảng bán hàng khác của doanh nghiệp như website, app bán hàng, mạng xã hội (Facebook, Zalo, TikTok) hay cửa hàng vật lý.

Đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, GoSELL cho phép doanh nghiệp đồng bộ dữ liệu đơn hàng, sản phẩm, khách hàng từ Shopee, Lazada hay GoMUA về cùng một hệ thống quản lý. Doanh nghiệp có thể xác nhận và quản lý đơn hàng có được từ các gian hàng trên các sàn TMĐT ngay trên hệ thống của GoSELL. 

thuog-mai-dien-tu-4
GoSELL hỗ trợ doanh nghiệp đồng bộ dữ liệu bán hàng trên các sàn thương mại điện tử về một hệ thống quản lý duy nhất

Để quản lý các sản phẩm có trên các gian hàng thương mại điện tử một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể đồng bộ tất cả thông tin của sản phẩm như giá bán, màu sắc, mã vạch, mã SKU, mã IMEI và cả mã seri về một màn hình quản trị duy nhất của GoSELL. Doanh nghiệp cũng có thể cài đặt bật/tắt tính năng tự động đồng bộ sản phẩm bất cứ khi nào có nhu cầu. Đặc biệt, doanh nghiệp có thể tạo sản phẩm mới trên hệ thống của GoSELL và đồng bộ lên gian hàng thương mại điện tử của mình một cách vô cùng thuận tiện.

Xem thêm: Cách đồng bộ sản phẩm khi bán hàng trên nhiều trang thương mại điện tử

Bên cạnh đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm bắt thị hiếu, thấu hiểu nhu cầu của khách hàng thông quá các tính năng hỗ trợ hiệu quả mà GoSELL đang cung cấp. Cụ thể, các công cụ như Google Analytics, Facebook Pixel, Phân tích báo cáo hay Khách hàng thân thiết sẽ là cơ sở giúp doanh nghiệp tiếp cận và phân tích khách hàng tiềm năng một cách chi tiết và cụ thể.

Trong giai đoạn mà thị trường thương mại điện tử ngày càng trở nên đông đúc, cạnh tranh khắc nghiệt hơn thì việc tối ưu quy trình bán hàng với các chiến lược hiệu quả là vô cùng cần thiết. Trở nên khác biệt, vượt trội hơn với đối thủ thông qua việc ứng dụng công nghệ, thấu hiểu khách hàng, mở rộng chiều sâu danh mục và quản lý sản phẩm hiệu quả chính là điều mà doanh nghiệp sẽ cần tập trung phát triển trong năm 2023.

Bài viết cùng chuyên mục