Trang chủ » Bài học kinh doanh » Ý nghĩa, công thức tính và cách quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả

Bài học

Ý nghĩa, công thức tính và cách quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả

28 Tháng Tư, 2024

Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động thường xuyên luân chuyển ra vào nhằm tạo ra giá trị thực tế cho doanh nghiệp. Để đo lường tốc độ vốn lưu động, người ta thường sử dụng một chỉ số kinh tế là vòng quay vốn lưu động. Vậy khái niệm này thực chất là gì? Làm thế nào để tính toán chính xác? Hãy cùng GoSELL tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Ý nghĩa, công thức tính và cách quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả

Vòng quay vốn lưu động là gì?

Vòng quay vốn lưu động (working capital turnover) là một chỉ số đo lường tốc độ luân chuyển của vốn lưu động để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Nói cách khác, nó cho biết số lần mà vốn lưu động của doanh nghiệp được sử dụng và tái tạo trong một khoảng thời gian xác định (thông thường là một năm).

Đây là chỉ số cho thấy mối quan hệ giữa một đồng vốn lưu động bỏ ra sẽ thu về bao nhiêu đồng doanh thu. Các doanh nghiệp sản xuất thường trích tiền từ vốn lưu động để đầu tư vào các hoạt động sản xuất đầu kỳ, đồng thời thu tiền về nhờ vào hoạt động bán hàng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp khác sau một chu kỳ luân chuyển.

Ý nghĩa của vòng quay vốn lưu động

Đây là chỉ số có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của vòng quay vốn lưu động
Ý nghĩa của vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động cao

Tỷ lệ vòng quay cao cho thấy một doanh nghiệp đang sử dụng vốn lưu động của mình vô cùng hiệu quả, có khả năng chuyển đổi vốn lưu động thành doanh thu nhanh chóng. Qua đó, cải thiện tình hình tài chính và gia tăng mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ trong cùng ngành.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể linh hoạt trong chi tiêu và đầu tư để hạn chế tình trạng ứ đọng về mặt tài chính. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp dự đoán trong tương lai gần, sản phẩm A sẽ được đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường thì có thể chủ động đặt mua nguyên vật liệu hàng hóa để phòng trường hợp cầu không đủ cung.

Tuy nhiên, vòng quay vốn lưu động quá cao cũng không phải là tốt. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc vốn lưu động của doanh nghiệp quá thấp, dẫn đến mất khả năng thanh toán trong ngắn hạn hay đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp phát sinh. Ngoài ra, hệ số này thấp đôi khi cũng do doanh nghiệp đang cố gắng bán hàng quá nhanh hoặc thu hồi các khoản phải thu quá sớm.

Vòng quay vốn lưu động thấp

Chỉ số này thấp cho thấy doanh nghiệp đang gặp vấn đề trong quá trình sử dụng vốn lưu động hiệu quả hay nói cách khác, doanh nghiệp cần nhiều vốn lưu động hơn mới có thể tạo ra doanh thu. Đây là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang bị “mắc kẹt” ở các khoản thu khó đòi hoặc quá tải hàng tồn kho. Hậu quả là doanh nghiệp bị giảm doanh thu một cách nghiêm trọng, thiếu vốn lưu động và khó có thể thực hiện các nghĩa vụ tài chính một cách đúng hạn.

Trong một số trường hợp, vòng quay vốn lưu động cũng có thể bị âm, do nợ ngắn hạn bình quân lớn hơn tài sản ngắn hạn bình quân hoặc khách hàng ứng tiền trước khi doanh nghiệp phải thanh toán cho nhà cung cấp. Lúc này, doanh nghiệp cần tận dụng triệt để nguồn tiền mặt của khách hàng vì mục đích sinh lời.

Công thức tính vòng quay vốn lưu động cho doanh nghiệp

Công thức tính

Vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp có thể được tính bằng công thức sau đây:

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần : Vốn lưu động bình quân

Trong đó:

  • Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – Các khoản giảm trừ doanh thu.
  • Vốn lưu động bình quân = Tổng vốn lưu động của 12 tháng : 12.

Vòng quay vốn lưu động thường được sử dụng đồng thời với kỳ luân chuyển vốn lưu động với công thức tính như sau:

Kỳ luân chuyển vốn lưu động = Số ngày trong kỳ : Số vòng quay vốn lưu động

Kỳ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu cho biết khoảng thời gian cần thiết để vốn lưu động hoàn thành một vòng quay. Kỳ luân chuyển vốn lưu động tỷ lệ nghịch với số vòng quay, chỉ số này càng ngắn thì vòng quay càng cao và ngược lại.

Xem thêm: Doanh thu thuần là gì? Cách tính doanh thu thuần chính xác nhất

Ví dụ

Công ty X hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, có các thông tin tài chính cho năm tài chính kết thúc 31/12/N như sau: đơn vị tỷ đồng.

  • Doanh thu thuần: 25.768. (1)
  • Tài sản ngắn hạn đầu kỳ: 5.925. (2)
  • Nợ ngắn hạn đầu kỳ: 5.043. (3)
  • Tài sản ngắn hạn cuối kỳ: 11.883. (4)
  • Nợ ngắn hạn cuối kỳ: 10.423. (5)

Tính vòng quay vốn lưu động của công ty X.

Đầu tiên, để tính vốn lưu động của doanh nghiệp X, bạn có thể tham khảo công thức tính vốn lưu động tại đây: Công thức tính và phương pháp quản lý vốn lưu động cho doanh nghiệp

Áp dụng công thức, ta có:

  • Vốn lưu động đầu kỳ = (2) – (3) – 5.925 – 5.043 = 882.
  • Vốn lưu động cuối kỳ = (4) – (5) = 11.883 – 10.423 = 1.460.
  • Vốn lưu động bình quân = (881 + 1.490) : 2 = 1.171.

=> Vòng quay vốn lưu động của công ty X = 25.768 : 1.171 = 22 vòng.

Những lưu ý để quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả

Như đã đề cập ở trên, theo đa số trường hợp thì vòng quay vốn lưu động càng cao thì càng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, chẳng hạn như:

  • Đảm bảo tính thanh khoản cho doanh nghiệp.
  • Nâng cao sức khỏe tài chính tổng thể.
  • Loại bỏ những rủi ro làm gián đoạn tình hình sản xuất, kinh doanh.
  • Thúc đẩy doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng tích cực.
  • Làm tăng giá trị của doanh nghiệp trên thị trường.

Vì vậy, bằng mọi cách, doanh nghiệp phải làm cho chỉ số này tăng lên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để làm được điều này, GoSELL gợi ý cho bạn một số cách sau đây:

Quản lý dòng tiền

Dòng tiền là tài sản vô cùng quý giá, chi phối mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý dòng tiền hiệu quả là một trong những cách giữ cho vòng quay vốn lưu động luôn ở mức cao, đảm bảo tính thanh khoản và hạn chế khả năng không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp.

Nhằm mang đến cho các doanh nghiệp một quy trình quản lý dòng tiền toàn diện, hạn chế sai sót, thất thoát tài chính, tạo sự thuận lợi cho công tác kiểm soát, phần mềm quản lý bán hàng GoSELL đã tích hợp tính năng Quản lý sổ quỹ. Tính năng cho phép nhà quản trị dễ dàng theo dõi số dư đầu kỳ, tổng doanh thu, tổng chi phí, số dư cuối kỳ, các giao dịch phát sinh trong kỳ. Biến động dòng tiền sẽ được cập nhật trên màn hình ngay khi phát sinh giao dịch và bạn có thể tìm kiếm từng loại  giao dịch dễ dàng.

Bên cạnh đó, tính năng cũng cho phép quản lý hóa đơn và các hoạt động thu (thu hồi nợ nhà cung cấp, thu hồi nợ khách hàng, thanh toán cho đơn hàng, bán hàng,…) lẫn chi (thu hồi nợ nhà cung cấp, thu hồi nợ khách hàng, thanh toán cho đơn hàng, bán hàng,…) trên một nền tảng duy nhất, qua đó đơn giản hóa nghiệp vụ kế toán cho doanh nghiệp.

Quản lý dòng tiền
Quản lý dòng tiền

Quản lý hàng tồn kho

Hàng tồn kho cũng là một yếu tố làm giảm tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong doanh nghiệp. Có dự trữ hàng tồn kho thì doanh nghiệp mới có thể cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng với tốc độ nhanh nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp hàng tồn kho bị ứ đọng sẽ làm thâm hụt nguồn vốn lưu động doanh nghiệp, dẫn đến quá trình bán hàng và thu hồi vốn chậm, thậm chí làm gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Do đó, việc xác định hợp lý nhu cầu dự trữ hàng tồn kho và quản lý hàng tồn kho chính xác là vô cùng cần thiết. Tại đây, GoSELL cũng cung cấp cho doanh nghiệp tính năng Đồng bộ và quản lý kho hàng chính xác đến từng kênh bán hàng, từ cửa hàng truyền thống đến các kênh trực tuyến (website, app bán hàng, mạng xã hội, sàn TMĐT,…) và cả đa chi nhánh. Qua đó, giải quyết được vấn đề nan giải của mọi doanh nghiệp trong việc kiểm soát hàng hoá và giảm thiểu tình trạng thất thoát.

Tính năng cho phép doanh nghiệp Quản lý hàng hóa theo mã SKU, mã vạch, mã IMEI,…  tùy thuộc vào sản phẩm và ngành hàng khác nhau. Ngay khi phát sinh thao tác thay đổi tồn kho, số lượng sẽ được tự động thay đổi trên các kênh khác nhau. Ngoài ra, bạn cũng có thể nắm được trạng thái tất cả sản phẩm (đang bán, ngưng bán, hàng bị lỗi) để đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý, hạn chế tình trạng ứ đọng hàng tồn kho, làm giảm hệ số vòng quay vốn lưu động.

Quản lý hàng tồn kho
Quản lý hàng tồn kho

Quản lý công nợ

Công nợ hay các khoản phải thu từ khách hàng do mua chịu cũng là một nguyên nhân dẫn đến vòng quay vốn lưu động thấp. Do đó, doanh nghiệp cần đưa ra các chính sách bán hàng hợp lý để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện hạn chế các khoản phải thu (công nợ).

Việc thường xuyên theo dõi các khoản công nợ sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các kế hoạch thu hồi nguồn tiền này về trong thời gian hợp lý để tăng cường vốn lưu động cho doanh nghiệp trong trường hợp muốn tái đầu tư hoặc tái sản xuất. Để quản lý toàn diện vấn đề này, GoSELL cung cấp cho doanh nghiệp các tính năng sau đây:

  • Quản lý đơn hàng: Cho phép theo dõi chi tiết đơn hàng công nợ (tên khách hàng, đơn hàng, sản phẩm, số tiền…), đồng thời nhanh chóng xác nhận khi khách tiến hành thanh toán.
  • Quản lý khách hàng: Cho phép lọc và tìm kiếm khách hàng công nợ trên hệ thống để biết chính xác tình trạng các khoản phải thu hiện tại của từng khách hàng nhằm có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Phân tích báo cáo: Theo dõi giá trị công nợ của toàn bộ khách hàng trong doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn nhất.

Các biện pháp khác

Ngoài những gợi ý trên, để nâng cao hệ số vòng quay vốn lưu động cho doanh nghiệp, bạn còn có thể áp dụng các cách sau:

  • Tìm nhà cung cấp có giá bán cạnh tranh hơn, chiết khấu cao hơn để cắt giảm chi phí.
  • Xóa bỏ những khoản chi tiêu không hợp lý của doanh nghiệp.
  • Rà soát và tối ưu quy trình sản xuất để nâng cao hiệu suất làm ra sản phẩm.

Kết luận

GoSELL hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ vòng quay vốn lưu động là gì, công thức tính và cách quản lý hiệu quả nhất. Việc tối ưu hệ số này là nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp để đảm bảo tính thanh khoản của dòng tiền, cải thiện tình hình tài chính, từ đó thu về nhiều đối tác tiềm năng cho doanh nghiệp.

Bạn có thể tìm hiểu thêm các bài viết liên quan:

 

Tags:

Bài viết cùng chuyên mục