Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » DSO là gì? Giải mã khái niệm và công thức tính DSO chính xác

Kiến thức

DSO là gì? Giải mã khái niệm và công thức tính DSO chính xác

28 Tháng Tám, 2023

DSO là một trong thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực kinh tế và trở thành chủ đề được nhiều nhà quản trị quan tâm để đảm bảo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp luôn diễn ra suôn sẻ, ổn định. Vậy DSO là gì? Và làm thế nào để đo lường chỉ số này? Mời bạn đọc cùng GoSELL tìm hiểu qua bài viết sau đây.

DSO là gì? Giải mã khái niệm và công thức tính DSO chính xác

DSO là gì?

DSO hay Days sales outstanding, dịch ra tiếng Việt là thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng. Chỉ số này là thước đo số ngày trung bình mà một doanh nghiệp cần để thu hồi các khoản tiền vẫn chưa được thanh toán sau khi bán hàng.

DSO có thể được tính bằng cách lấy các khoản phải thu trong một khoản thời gian xác định (hàng tháng, hàng quý, hàng năm) chia cho tổng giá trị doanh thu bán chịu trong cùng kỳ và nhân kết quả với số ngày trong tháng đó.

Thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng bắt đầu bằng việc khách hàng đặt một sản phẩm, dịch vụ nào đó và kết thúc bằng việc doanh nghiệp nhận được khoản thanh toán từ khách hàng. Các bước ở giữa bao gồm nhập đơn đặt hàng, vận chuyển, lập hóa đơn và xử lý thanh toán.

DSO là gì?
DSO là gì?

Ý nghĩa kinh tế của thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng

DSO là một trong ba chỉ số dùng để xác định chu kỳ chuyển đổi tiền mặt của một doanh nghiệp. Nếu DSO thấp đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang bán chịu phần lớn sản phẩm của mình cho khách hàng và phải mất nhiều thời gian để thu tiền về. Về lâu về dài, điều này sẽ dẫn đến những vấn đề về dòng tiền.

Đối với các doanh nghiệp có quy mô vốn hóa nhiều thì thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng trên 60 ngày không được xem là vấn đề quá lớn. Trong khi đó, ở những doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản chi phí hoạt động, như tiền lương nhân viên, điện nước,… của doanh nghiệp.

Ngược lại, nếu DSO thì chứng tỏ khả năng thanh khoản của dòng tiền càng nhanh. Việc khách hàng thanh toán đúng hạn sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện chính sách tín dụng nghiêm ngặt, giảm thiểu các vấn đề liên quan đến chi phí hoạt động, nợ quá hạn ngân hàng, đồng thời đẩy mạnh quá trình tái đầu tư và sản xuất trong tương lai.

Ý nghĩa kinh tế của thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng
Ý nghĩa kinh tế của thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng

Tham khảo thêm: Dư nợ là gì? Làm thế nào để quản lý dư nợ hiệu quả?

Công thức tính chỉ số DSO là gì?

Công thức tính

Sau khi đã hiểu rõ DSO là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về công thức tính chỉ số này nhé.

Như đã đề cập ở trên, thời gian thu hồi tiền đọng là số ngày trung bình để doanh nghiệp thu thập đầy đủ các khoản thanh toán sau khi bán hàng. Do đó, để tính chỉ số này, bạn có thể áp dụng công thức sau đây:

DSO = Các khoản phải thu / Doanh số trung bình mỗi ngày

Hoặc:

DSO = Các khoản phải thu / (Doanh thu hàng năm / 365 ngày)

Thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng có thể được tính theo từng tháng, từng năm hoặc bất kỳ khoảng thời gian nào được xem là hữu ích đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì đây là KPI trung bình của chung nên việc chọn khoảng thời gian quá thấp có thể dẫn đến những sai sót không mong muốn đối với phần dữ liệu thông tin thu thập.

Ví dụ

Giả sử một doanh nghiệp X đưa ra báo cáo bán hàng cho tháng 8 năm 2023 là 3 tỷ đồng, trong đó có 1,2 tỷ đồng là các khoản phải thu và 1.8 tỷ đồng là doanh số bán hàng bằng tiền mặt. Biết có 31 ngày trong tháng 8, chỉ DSO của doanh nghiệp X trong tháng 8 là:

DSO = Các khoản phải thu / Doanh số trung bình mỗi ngày = (1.2 / 3) x 31 ngày

= 12.4 ngày.

Trong trường hợp trên, doanh số bán hàng bằng tiền mặt sẽ không được tính và coi như DSO bằng 0, tức là không có thời gian chờ đợi thu hồi tiền hàng từ lúc bán hàng cho đến ngày thu tiền mặt.

Tại sao thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng lại quan trọng đối với doanh nghiệp?

Thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng là công cụ dùng để đo lường tính thanh khoản cho tài sản lưu động của doanh nghiệp. Vì tầm quan trọng của tiền mặt trong kinh doanh mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thu hồi tiền hàng càng nhanh càng tốt.

Bên cạnh đó, các nhà quản trị, chủ đầu tư hay chủ nợ cũng thường xem xét mức độ hiệu quả trong việc thu về tiền hàng cho khách hàng để dự đoán tình hình kinh doanh và khả năng chi trả của doanh nghiệp trong thời gian sắp tới.

Tham khảo thêm: Hoàn tất đơn hàng công nợ hiệu quả cho cửa hàng bán lẻ

Làm thế nào để quản lý chỉ số DSO hiệu quả cho doanh nghiệp?

Để quản lý chỉ DSO hiệu quả, bạn cần theo dõi sự biến động các khoản phải thu hàng năm, hàng quý hoặc hàng tháng để đánh giá dòng tiền của doanh nghiệp và đưa ra những kế hoạch nhằm thu hồi các khoản phải thu khó đòi.

Mặt khác, chỉ số DSO thấp cũng phản ánh tình trạng khách hàng mất nhiều thời gian để thanh toán đơn hàng của họ. Nguyên nhân có thể đến từ việc khách hàng không hài lòng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hoặc từ chính bản thân khách hàng có tín dụng kém.

Tuy nhiên, thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng không phải là chỉ số đánh giá chính xác nhất tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Những thay đổi về khối lượng bán hàng cũng ảnh hưởng đến kết quả doanh số bán hàng trong ngày. Chẳng hạn, kể cả khi số bán hàng vẫn giữ nguyên mà doanh thu tăng lên cũng dẫn đến DSO thấp hơn.

Do đó, để quản lý DSO hiệu quả, ngoài việc kiểm soát tình hình công nợ của khách hàng thì doanh nghiệp cũng cần phân tích một số chỉ số khác như doanh thu trong kỳ, số lượng hàng bán trong kỳ,… để đưa ra chiến lược kinh doanh tốt nhất. Ở đó, phần mềm quản lý bán hàng GoSELL sẽ trở thành cánh tay đắc lực hỗ trợ bạn trong suốt quá trình này.

Quản lý chỉ số DSO – thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng hiệu quả với phần mềm GoSELL

Được biết như một trong những phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh đa kênh, từ online đến offline với bộ giải pháp tiên tiến gồm: GoWEB (thiết kế website), GoAPP (thiết kế ứng dụng), GoPOS (quản lý bán hàng tại quầy), GoLEAD (thiết kế landing page), GoSOCIAL (bán hàng trên Facebook và Zalo) và GoCALL (hệ thống tổng đài ảo). GoSELL không chỉ cung cấp cho doanh nghiệp các tính năng hỗ trợ quản lý bán hàng (quản lý đơn hàng, tồn kho, sản phẩm, khách hàng,…) và marketing toàn diện (blogs, SEO, tạo mã giảm giá, flash sale,…) mà còn mang đến quy trình quản lý các khoản phải thu của doanh nghiệp một cách chính xác và chi tiết nhất. Cụ thể:

Quản lý đơn hàng công nợ với tính năng Quản lý đơn hàng của GoSELL

Tính năng hỗ trợ doanh nghiệp tạo và cộng dồn nhiều đơn bán hàng công nợ để thanh toán trong một lần. Nhanh chóng xác nhận khi khách thanh toán đơn hàng công nợ. Đồng thời, xuất chi tiết đơn hàng công nợ (tên khách hàng, đơn hàng, sản phẩm, số tiền…) để doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và quản lý. Ngoài ra, tính năng còn hỗ trợ quản lý đơn hàng đa kênh và đơn nhánh, đơn trả hàng, đơn hàng cộng tác viên cùng lúc.

Quản lý đơn hàng công nợ với tính năng Quản lý đơn hàng của GoSELL
Quản lý đơn hàng công nợ với tính năng Quản lý đơn hàng của GoSELL

Lưu trữ hóa đơn thanh toán chặt chẽ với tính năng Sổ quỹ

Tính năng cho phép quản lý hóa đơn và các hoạt động thu chi trên một nền tảng duy nhất, bao gồm cả hoạt động thu hồi tiền nợ từ khách hàng, qua đó đơn giản hóa nghiệp vụ kế toán cho doanh nghiệp. Ngoài ra, biến động dòng tiền trong kinh doanh sẽ được cập nhật trên hệ thống, hạn chế tình trạng thất thoát tài chính và ghi nhận tính thanh khoản của dòng tiền ở mọi thời điểm có nhu cầu.

Phân nhóm khách hàng công nợ với tính năng CRM

Tính năng CRM giúp bạn lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau trên một hệ thống quản trị duy nhất. Hạn chế thất thoát data khách hàng so với cách quản lý truyền thống. Đồng thời, cho phép phân nhóm khách hàng theo khách hàng công nợ, lọc và xuất danh sách này để theo dõi thường xuyên và đưa ra những biện pháp để thu tiền về nhanh chóng.

Bên cạnh đó, tính năng CRM của GoSELL còn phân tích chi tiết hành vi mua sắm của khách hàng dựa trên các tiêu chí: doanh thu, nền tảng mua hàng, kênh bán hàng, nhân viên bán hàng, độ tuổi / vị trí / cấp độ thành viên của khách hàng,… Qua đó, mang đến cái nhìn toàn diện cho các nhà quản lý và nguồn dữ liệu quý giá để triển khai các chiến lược Marketing và chăm sóc khách hàng.

Phân tích báo cáo doanh thu đa kênh, đa nền tảng, đa chi nhánh

Như đã đề cập ở trên, khi phân tích chỉ số DSO, doanh nghiệp cần xem xét thêm một số chỉ số khác, trong đó có doanh thu. Để hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề này, GoSELL cung cấp cho bạn tính năng Phân tích báo cáo doanh thu, giúp bạn dễ dàng theo dõi và đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh trong từng khoảng thời gian nhất định nhằm dễ dàng dự đoán được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng và đưa ra các quyết định kinh doanh một cách chính xác nhất. Ngoài ra, khi kết hợp với chỉ số DSO sẽ đưa ra đánh giá toàn diện về thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng của doanh nghiệp.

Kết luận

Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong về DSO là gì, công thức tính và ý nghĩa kinh tế của chỉ số này đối với doanh nghiệp. Bằng cách theo dõi DSO, doanh nghiệp có thể kiểm soát được tính thanh khoản trong dòng tiền của mình cũng như xây dựng các chiến lược kinh doanh hiệu quả trong tương lai.

Bài viết cùng chuyên mục