Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Hạch toán là gì? Đặc điểm và phân loại các phương pháp hạch toán kế toán

Kiến thức

Hạch toán là gì? Đặc điểm và phân loại các phương pháp hạch toán kế toán

6 Tháng Chín, 2023

Hạch toán là một khái niệm cực kỳ quan trọng, đây là quá trình ghi chép và phân loại các giao dịch tài chính nhằm đảm bảo sự minh bạch, chính xác trong việc quản lý tài chính của một doanh nghiệp. Vậy cụ thể hạch toán là gì? Gồm có các phương pháp hạch toán nào? Hãy cùng GoSELL tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết này nhé!

Hạch toán là gì? Đặc điểm và phân loại các phương pháp hạch toán kế toán

Hạch toán là gì?

Hạch toán là một quá trình có hệ thống bao gồm các công việc: quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép nhằm quản lý các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, tổ chức một cách chặt chẽ. Trong đó:

Hạch toán là gì?
Hạch toán là gì?

Quan sát

Đây là công việc đầu tiên của quá trình quản lý nhằm mô tả, phản ánh, sự tồn tại của đối tượng cần thu thập thông qua việc quan sát bằng mắt thường hoặc bằng các phương tiện chuyên dụng. Qua đó, đánh giá hình thái bên ngoài của các đối tượng quản lý kinh tế.

Đo lường

Sau khi đã có được hình thái tổng thể từ việc quan sát, công việc kế tiếp cần thực hiện là đo lường. Doanh nghiệp có thể sử dụng các máy móc, thiết bị, công cụ để tính toán, đo lường nhằm lượng hóa các đối tượng quản lý kinh tế và các giao dịch ảnh hưởng đến chúng bằng các đơn vị đo lường thích hợp với từng đối tượng cụ thể. Chẳng hạn như doanh nghiệp lượng hóa các hao phí trong sản xuất và của cải vật chất đã sản xuất ra bằng thước đo tiền tệ.

Tính toán

Đây là quá trình doanh nghiệp sử dụng các phép tính, phương pháp phân tích để đánh giá, nhận biết được mức độ hiệu quả của việc quản lý các hoạt động kinh tế. Từ đó, tiếp tục lượng hóa thành các chỉ tiêu tổng hợp.

Ghi chép

Đây là việc hệ thống hóa các thông tin mà doanh nghiệp đã thu thập, quan sát và tổng hợp ở các bước trên theo một trật tự, quy tắc và chỉ tiêu nhất định trên các phương tiện như chứng từ, sổ sách, báo cáo bằng giấy hoặc phương tiện điện tử,… Qua đó, doanh nghiệp sẽ có căn cứ tổng hợp thông tin kết quả các hoạt động kinh tế và ra quyết định triển khai chiến lược kinh doanh phù hợp.

Phân loại hạch toán, ưu và nhược điểm của từng loại

Sau khi đã hiểu rõ khái niệm hạch toán là gì, trong phần này GoSELL sẽ nêu ra 3 loại hạch toán cơ bản mà bạn nên biết. Cụ thể như sau:

Hạch toán nghiệp vụ

Hạch toán nghiệp vụ là sự quan sát, phản ánh và kiểm tra trực tiếp từng nghiệp vụ, từng quá trình kinh tế cụ thể, phục vụ cho việc chỉ đạo thường xuyên, kịp thời tình hình thực hiện các nghiệp vụ, các quá trình đó. Ví dụ: thực trạng sử dụng lao động, vật tư; hiện trạng sử dụng tài sản cố định,… Ưu và nhược điểm của loại hạch toán này chính là:

  • Về ưu điểm: thông tin cụ thể, chi tiết đáp ứng yêu cầu về mức độ nhanh chóng, kịp thời.
  • Về nhược điểm: thông tin không có tính khái quát, không có cái nhìn tổng thể về vấn đề do chỉ phản ánh rời rạc về một đối tượng.
Phân loại hạch toán, ưu và nhược điểm của từng loại
Phân loại hạch toán, ưu và nhược điểm của từng loại

Hạch toán thống kê

Hạch toán thống kê là khoa học nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể, nhằm rút ra bản chất và tính quy luật trong sự phát triển của các hiện tượng đó. Ví dụ: doanh nghiệp có thể thống kê xu hướng biến động lợi nhuận của các mặt hàng, thống kê xu hướng tiêu thụ sản phẩm để xác định tính thời vụ,… Trong đó:

  • Ưu điểm của hạch toán thống kê là thông tin phản ánh có tính liên tục do cần đánh giá trên các kết quả điều tra liên tục.
  • Còn về nhược điểm: thông tin thiếu tính toàn diện do chỉ chính xác khi được gắn với không gian và thời gian nhất định.

Hạch toán kế toán

Hạch toán kế toán phản ánh về tình hình tài sản hiện có và những biến động tài sản đơn vị khi triển khai các hoạt động kinh doanh. Hạch toán này có ưu điểm là thông tin có tính liên tục, toàn diện do chúng phải theo dõi liên tục và trên sự tồn tại của đơn vị.

Đặc biệt là hạch toán kế toán có thể khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên, cũng chính vì ưu điểm lớn này mà đã có không ít doanh nghiệp lựa chọn và sử dụng hạch toán kế toán. Hãy cùng GoSELL tìm hiểu chi tiết hơn về loại hạch toán này trong phần dưới đây nhé!

Tổng quan về phương pháp hạch toán kế toán

Hạch toán kế toán hay còn được gọi là kế toán, là phương pháp phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế – tài chính của một tổ chức cụ thể. Hỗ trợ thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin về tài sản nhằm kiểm tra tất cả tài sản, cũng như các hoạt động kinh tế tài chính của tổ chức.

Các đặc điểm của hạch toán kế toán

Phản ánh và giám sát các đối tượng kế toán của doanh nghiệp

Phản ánh và giám sát một cách toàn diện, liên tục, có hệ thống tất cả các đối tượng kế toán như tiền, tài sản, nguồn vốn, doanh thu,… Nếu xét về bản chất của hạch toán kế toán là đi sâu nghiên cứu quá trình hình thành vận động của tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.

Sử dụng thước đo tiền tệ cung cấp các chỉ tiêu tổng hợp

Hạch toán kế toán gồm có 3 loại thước đo chính là tiền tệ, hiện vật và lao động. Trong đó, thước đo được sử dụng nhiều nhất là thước đo tiền tệ. Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính đều được ghi chép theo giá trị và thể hiện thông qua tiền tệ. Do đó, hạch toán kế toán dễ dàng cung cấp được các chỉ tiêu tổng hợp phục vụ cho việc giám sát và quản lý tình hình thực hiện việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Cung cấp các số liệu chính xác, có cơ sở

Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều bắt đầu phương pháp lập chứng từ kế toán rồi hạch toán tài khoản, tính giá và cuối cùng là tổng hợp số liệu, lập bảng cân đối kế toán. Vì vậy các số liệu hạch toán kế toán cung cấp sẽ đảm bảo tính chính xác và có cơ sở chắc chắn.

Cung cấp các thông tin kế toán về toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh

Đối với doanh nghiệp thì việc hạch toán kế toán sẽ kịp thời cung cấp các thông tin kế toán về toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Ví dụ bao gồm việc cung cấp nguyên vật liệu, quá trình sản xuất cho đến quá trình tiêu thụ sản phẩm đều được phản ánh một cách chi tiết, đầy đủ cho nhà quản trị của doanh nghiệp.

Cung cấp các thông tin cụ thể, thuận tiện cho việc kiểm tra các số liệu

Thông tin về tài sản và nguồn vốn là thể hiện hai mặt của mỗi quá trình, mỗi hiện tượng. Sự thay đổi của tài sản và nguồn vốn (tăng hay giảm), chi phí và kết quả kinh doanh (tốt hay xấu),… thông qua việc hạch toán kế toán theo dõi, giám sát và tổng hợp số liệu nhanh chóng, sẽ cung cấp cho việc lập báo cáo định kỳ tình hình thực hiện các kế hoạch kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.

Cung cấp các thông tin cụ thể, thuận tiện cho việc kiểm tra các số liệu
Cung cấp các thông tin cụ thể, thuận tiện cho việc kiểm tra các số liệu

Xem thêm: Quy trình xây dựng báo cáo tài chính chuẩn chỉnh trong kinh doanh

Phân loại các phương pháp hạch toán kế toán

Gồm có bốn phương pháp hạch toán kế toán chủ yếu như sau:

Phương pháp chứng từ kế toán

Là phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo thời gian và địa điểm phát sinh của nghiệp vụ đó vào các chứng từ bằng giấy hoặc điện tử. Để phục vụ công tác kế toán, quản lý kiểm tra việc bảo vệ sử dụng tài sản, kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính trong doanh nghiệp.

Phương pháp tài khoản kế toán

Là phương pháp kế toán bằng cách phân loại, phản ánh và theo dõi một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình và sự biến động của từng tài sản, từng nguồn vốn và từng quá trình sản xuất kinh doanh qua các tài khoản kế toán, theo một hệ thống và quy tắc sắp xếp tài khoản nhất định.

Việc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng phương pháp kế toán ghi sổ kép, đối ứng tài khoản cho thấy được tình hình và sự biến động của tài sản cũng như nguồn vốn, giúp cho việc quản lý và giám sát doanh nghiệp được thuận lợi, dễ dàng hơn.

Phương pháp tính giá

Là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để xác định giá trị của các đối tượng kế toán theo những nguyên tắc nhất định nhằm phục vụ quá trình thu nhận, xử lý, hệ thống hóa và cung cấp thông tin kinh tế – tài chính tại đơn vị.

Hình thức biểu hiện của phương thức tính giá là các loại giá và các kỹ thuật tính giá. Việc tính giá được thực hiện tại những thời điểm chủ yếu như thời điểm ghi nhận ban đầu, thời điểm sau ghi nhận ban đầu, và thời điểm lập báo cáo kế toán. Một số hoạt động có ứng dụng phương pháp tính giá có thể kể đến như tính giá thành sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất, tính giá xuất kho khi bán hàng tại các doanh nghiệp thương mại,…

Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán

Là phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các số kế toán theo các mối quan hệ cân đối vốn có của kế toán (như mối quan hệ: tổng tài sản = tổng nguồn vốn; mối quan hệ cân đối giữa thu nhập, chi phí, kết quả). Nhằm cung cấp các thông tin theo chỉ tiêu kinh tế tài chính (như doanh thu, giá vốn, chi phí quản lý, chi phí bán hàng,..,) cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán.

Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã nắm rõ hạch toán là gì, cũng như tìm hiểu tổng quan phương pháp hạch toán được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất hiện nay – hạch toán kế toán. Trong phần tiếp theo, GoSELL sẽ bật mí đến bạn cách xây dựng quy trình hạch toán hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí và nguồn lực tối đa. Cùng tham khảo nhé!

Xây dựng quy trình hạch toán tiên tiến với Sổ quỹ của GoSELL

Bên cạnh việc nắm rõ các thông tin về hạch toán là gì, thì bạn cũng cần dành thời gian nghiên cứu và lên kế hoạch xây dựng một quy trình hạch toán hoàn chỉnh để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Xây dựng quy trình hạch toán tiên tiến với Sổ quỹ của GoSELL
Xây dựng quy trình hạch toán tiên tiến với Sổ quỹ của GoSELL

Trong đó, tính năng sổ quỹ của GoSELL sẽ hỗ trợ bạn quản lý các hóa đơn và hoạt động thu chi trên một nền tảng duy nhất giúp đơn giản hóa nghiệp vụ kế toán cho doanh nghiệp. Mọi hoạt động thu/chi và biến động của dòng tiền đều được kiểm soát một cách chặt, tạo sự thuận lợi cho công tác quản lý và giảm thiểu tối đa tình trạng thất thoát tài chính.

Đặc biệt, Sổ quỹ còn tích hợp trực tiếp với hệ thống bán hàng đa kênh, giúp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Bạn có thể tùy ý hạch toán hoặc không hạch toán các khoản doanh thu, chi phí của doanh nghiệp. Và phân quyền quản lý cho từng nhân viên tùy theo nhu cầu thực tế giúp công việc hạch toán được tối ưu hơn.

Kết hợp sử dụng tính năng phân tích báo cáo của GoSELL để dễ dàng theo dõi và đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh trong từng khoảng thời gian nhất định nhằm bổ trợ cho quá trình hạch toán được tốt nhất. Tính năng sẽ hỗ trợ bạn báo cáo doanh thu trên đa kênh, đa nền tảng, đa chi nhánh và phân tích doanh thu, lợi nhuận theo từng khu vực cụ thể, hỗ trợ mở rộng thị trường của doanh nghiệp.

Một số tính năng khác bổ trợ cho quá trình hạch toán

Song song đó, để quá trình hạch toán được diễn ra thuận lợi, bạn có thể sử dụng thêm các tính năng quản lý đắc lực của GoSELL. Từ quản lý sản phẩm, kho hàng, đơn hàng, nhà cung cấp, nhân viên, chi nhánh,… tất cả đều sẽ được quản lý tập trung tại một nơi. Giúp bạn nắm bắt thông tin kế toán về toàn bộ tình hình hoạt động kinh doanh một cách chặt chẽ, chi tiết và trực quan. Đây là dữ liệu quan trọng để phục vụ cho quá trình hạch toán chính xác, không sai sót.

Tìm hiểu thêm: Giải pháp giải quyết mọi vấn đề tài chính của doanh nghiệp bằng sổ quỹ

Tham khảo thêm các giải pháp và tính năng khác của GoSELL

Ngoài các tính năng chính mà GoSELL vừa đề cập, thì bạn có thể tham khảo thêm bộ 6 giải pháp ưu việt của GoSELL gồm có: GoWEB hỗ trợ thiết kế website bán hàng chuẩn thương mại điện tử; GoAPP hỗ trợ thiết kế app bán hàng mang thương hiệu riêng; GoPOS hỗ trợ quản lý toàn bộ hoạt động bán lẻ của doanh nghiệp trên một hệ thống duy nhất; GoSOCIAL hỗ trợ tối ưu quy trình phản hồi và lên đơn trực tiếp ngay trên khung chat; GoLEAD hỗ trợ thiết kế các trang landing page bán hàng, quảng cáo không giới hạn; và GoCALL hỗ trợ xây dựng đội ngũ telesale giúp nâng cao chất lượng cuộc gọi đến khách hàng.

Cùng với các công cụ marketing hiện đại, toàn bộ đều được quản lý tập trung tại một hệ thống giúp bạn dễ dàng xây dựng và vận hành các kênh kinh doanh một cách toàn diện. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng GoSELL, bạn không cần phải hiểu biết chuyên sâu về lập trình mà vẫn có thể sở hữu các kênh bán hàng chỉ với các thao tác click – chọn đơn giản.

Kết luận

Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ nắm được khái niệm hạch toán là gì cũng như các đặc điểm và phân loại các phương pháp hạch toán kế toán để biết cách quản lý các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra, để thu thập thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhằm phục vụ cho công việc kinh doanh ngày một tốt hơn, bạn có thể truy cập vào trang chủ của GoSELL để biết thông tin chi tiết.

Bài viết cùng chuyên mục