Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Vai trò đặc biệt của tag trên các nền tảng Internet hiện nay

Kiến thức

Vai trò đặc biệt của tag trên các nền tảng Internet hiện nay

8 Tháng Chín, 2023

Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng kỹ thuật số như website, Facebook, Youtube,… thuật ngữ “tag” dần dần trở nên phổ biến hơn, đặc biệt đối với các bạn trẻ. Vậy thực sự tag là gì? Hãy cùng GoSELL tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Vai trò đặc biệt của tag trên các nền tảng Internet hiện nay

Tag là gì?

Tag khi được dịch ra tiếng Việt có nghĩa là nhãn dán (danh từ) hoặc chỉ hành động gắn, buộc một tấm thẻ ghi chú vào bất kỳ một vật nào đó (động từ). Tùy theo từng lĩnh vực và mục đích mà tag có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau:

  • Trong kinh doanh, tag là tên hàng hóa, thương hiệu, giá cả được đính vào một sản phẩm để cung cấp thông tin cho người mua cũng như giúp người bán dễ dàng quản lý.
  • Đối với các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram,… tag thường được sử dụng trong các bài viết, bình luận nhằm tạo sự chú ý trong quá trình tương tác.
  • Với các website, thẻ tag thường được sử dụng để nhóm các bài viết có cùng chủ đề, giúp người đọc dễ dàng theo dõi và thường được đặt ở cuối mỗi bài viết.
  • Ngoài ra, tag còn được sử dụng để phân nhóm khách hàng trong hệ thống CRM của doanh nghiệp.
Vai trò đặc biệt của tag trên các nền tảng Internet hiện nay
Vai trò đặc biệt của tag trên các nền tảng Internet hiện nay

Xem thêm: Tagline là gì? Cách tạo Tagline ấn tượng, thu hút cho doanh nghiệp

Vai trò của tag là gì trên các nền tảng Internet hiện nay

Sau khi đã nắm được tag là gì, tiếp đến hãy cùng GoSELL tìm hiểu về vai trò của tag nhé.

Không phải ngẫu nhiên mà tag ngày càng được ưa chuộng và có mặt trên khắp các nền tảng online. Bởi vì với mỗi kênh, tag đều đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với người dùng và người quản trị. Cụ thể:

Tag trên Facebook

Trên Facebook, người ta sử dụng tag như một cách để thu hút sự chú ý, tăng tương tác và duy trì mối quan hệ với bạn bè trong list friends. Chúng ta dễ dàng nhìn thấy tag ở khắp mọi nơi trên Facebook, từ bài viết, bài chia sẻ cho đến bình luận.

Khi sử dụng tag ở những bài đăng hay bình luận, người được tag sẽ nhận được thông báo, đồng thời họ có thể cập nhật thông tin tại những nội dung được tag. Hơn thế nữa, những bài viết được gắn tag sẽ được hiển thị trên trang cá nhân của người tag lẫn người được tag. Và bất kỳ ai khi truy cập vào trang cá nhân của họ đều có thể nhìn thấy các bài viết này.

Việc sử dụng tag trên Facebook giúp bài viết nhận được nhiều lượt tương tác hơn so với những bài đăng thông thường. Hiệu ứng này sẽ còn lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa nếu đối tượng được tag là người có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trên mạng xã hội như diễn viên, ca sĩ, KOLs, KOCs,…Điều này có thể hỗ trợ hiệu quả cho các chiến lược tiếp thị hay kinh doanh, chẳng hạn như Affiliate Marketing.

Bên cạnh đó, nhiều thương hiệu cũng sử dụng tag như một cách tiếp cận với khách hàng hiệu quả, đặc biệt trong ngành F&B. Các nhà hàng, quán ăn thường khuyến khích thực khách đăng một bài viết chia sẻ trải nghiệm ăn uống của mình và tag tên nhà hàng, quán ăn đó, đổi lại họ sẽ nhận được một mã voucher giảm giá trực tiếp hay các món quà khuyến mãi đi kèm.

Tag trên Facebook
Tag trên Facebook

Tag trên website

Rất nhiều người do không hiểu rõ tag là gì cũng như vai trò của nó nên đã bỏ qua việc sử dụng tag trong những nội dung của mình khi sở hữu website. Như đã đề cập ở trên, tag được sử dụng để tổng hợp, liên kết những bài viết có cùng chủ đề lại với nhau, giúp người đọc có thể dễ dàng theo dõi nội dung trên website.

Đa số tag trên website thường có đặc điểm:

  • Vị trí xuất hiện thường nằm ở cuối bài viết hoặc bên phải.
  • Các nội dung được gắn cùng với một tag sẽ xuất hiện tại các trang tag.
  • Trong một số trường hợp, tag sẽ được gắn link trong bài viết.
  • Tag thường đứng độc lập, không phân biệt tag lớn hay tag nhỏ.
  • Các bài viết sở hữu từ khóa có volume thấp sẽ được chọn để đặt tag.

Chắc đọc đến đây, các bạn sẽ có một thắc mắc khá lớn là đối với những từ khóa có volume cao thì chúng ta nên quản lý bài viết như thế nào? Câu trả lời đó chính là sử dụng danh mục.

Tag và category (danh mục) là một thuật ngữ khác nhau nhưng có tính chất khá tương đồng nên khiến nhiều người dễ nhầm lẫn. Tương tự như tag nhưng danh mục mang ý nghĩa rộng hơn, thường sử dụng cho các bài viết có từ khóa volume cao. Có thể nói danh mục là một phần quan trọng của quá trình SEO giúp tối ưu nội dung bài viết hiệu quả.

Vậy làm thế nào để quản lý danh mục bài viết hiệu quả? GoSELL cung cấp cho bạn tính năng Blogs giúp tối ưu quá trình này một cách nhanh chóng nhất.

Sử dụng tính năng Blogs để quản lý nội dung bài viết toàn diện

Tính năng viết Blogs được tích hợp trong cửa hàng trực tuyến của GoSELL, cụ thể ở đây là website (GoWEB) và app bán hàng (GoAPP), cho phép người quản trị được tự do tạo / chỉnh sửa / xóa bài viết dễ dàng và xem lại nội dung trước khi tiến hành cập nhật chính thức. Bên cạnh đó, tính năng cũng cho phép thêm video, hình ảnh, link sản phẩm / dịch vụ hoặc các link liên kết khác vào bài viết để tăng tương tác và kích thích khách hàng mua sắm.

Đặc biệt, bạn có dễ dàng phân loại và sắp xếp các bài viết có cùng chủ đề hoặc nội dung tương đồng theo danh mục, mang đến sự thuận tiện tối đa cho người đọc trong quá trình xem và tìm kiếm những bài viết có nội dung liên quan đến nhau. Điều này còn góp phần giữ chân người đọc ở lại trang lâu hơn, qua đó nâng cao hiệu quả SEO tổng thể.

Tham khảo thêm: 10 ý tưởng nội dung viết blog chuyên sâu cho website

Nâng cao khả năng hiển thị bài viết với tính năng SEO

Bên cạnh tính năng Blogs, GoSELL còn cung cấp cho bạn tính năng SEO, cho phép bạn cài đặt từ khóa SEO trong đường link sản phẩm, bộ sưu tập sản phẩm / dịch vụ, bài viết / danh mục bài viết,… nhằm tăng khả năng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm. Giới hạn số từ phù hợp của một tiêu đề và mô tả chuẩn để tối ưu hóa SEO cho nội dung. Điều chỉnh và tối ưu hóa thẻ URL, gửi thông báo nếu phát hiện URL trùng lặp.

Ngoài ra, nền tảng quản trị GoSELL cũng được tích hợp công cụ Google Analytics và Google Tag Manager giúp bạn theo dõi các chỉ số như lưu lượng truy cập, nội dung, tỷ lệ chuyển đổi,… qua đó đánh giá hiệu quả thực hiện SEO cho bài viết và tiến hành những điều chỉnh thích hợp.

Vai trò của tag là gì trong hệ thống CRM?

Đối với hệ thống CRM, tag là một tính năng dùng để phân loại dữ liệu một cách nhanh chóng bằng cách gắn dữ liệu này cho tag. Gắn tag thì không cần bắt buộc phải tuân theo một tiêu chí cụ thể nào, miễn là nó giúp bạn dễ dàng nhận biết và phân loại dữ liệu theo mong muốn của người trên CRM.

Chẳng hạn, đối với hệ thống CRM của GoSELL, ngoài việc hỗ trợ lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau (website, app, mạng xã hội, sàn TMĐT) trên một hệ thống quản trị duy nhất, GoSELL còn giúp phân nhóm khách hàng theo từng thẻ tags.

Bạn có thể tạo không giới hạn các thẻ và gắn một hay nhiều thẻ vào mỗi khách hàng, phục vụ cho mục đích lọc, tìm kiếm, phân loại theo các thẻ. Nếu bạn đang sử dụng sản phẩm GoCALL (hệ thống tổng đài ảo) hay GoSOCIAL (Kinh doanh trên Facebook và Zalo) thì bạn cũng có thể gắn thẻ tag khách hàng ngay khi đang tương tác với họ.

Để phân nhóm, bạn chỉ cần truy cập vào trên trang quản trị của GoSELL, mục Khách hàng > Phân nhóm > Điều kiện > Thông tin khách hàng > Thẻ khách hàng, đồng thời điền đầy đủ thông tin về nhóm khách hàng được chọn. Sau khi hoàn tất, bạn có thể sử dụng tính năng này trong trường hợp muốn chăm sóc khách hàng hay thực hiện các chiến lược marketing / remarketing theo từng nhóm khách hàng cụ thể.

Vai trò của tag là gì trong hệ thống CRM?
Vai trò của tag là gì trong hệ thống CRM?

Các tiện ích khác về tính năng CRM của GoSELL

Bên cạnh những tiện ích trên, tính năng CRM của GoSELL còn hỗ trợ phân nhóm khách hàng theo những tiêu chí khác như theo ngày đăng ký tài khoản, theo ứng dụng cài đặt, tổng đơn hàng, tổng đơn hàng, sản phẩm đã mua,… Ngoài ra, bạn cũng có thể phân nhóm theo thuộc tính khách hàng như khách hàng thành viên, khách hàng trung thành, khách hàng công nợ, khách hàng của cộng tác viên,…

Không chỉ thế, tính năng CRM của GoSELL còn giúp nhà quản trị phân tích khách hàng toàn diện. Cụ thể:

  • Thống kê số lượng khách hàng đã truy cập vào website / app bán hàng và số lượng khách hàng đăng ký thành viên tại khung thời gian nhất định, giúp bạn theo dõi chính xác tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng.
  • Thống kê số lượng khách hàng đang hoạt động / không hoạt động và số lượng khách hàng quay lại cửa hàng (website / app bán hàng) trong khoảng thời gian bạn thiết lập.
  • Phân tích hành vi mua sắm của khách hàng dựa trên số lượng khách hàng chưa có đơn hàng, đã mua hàng, hoặc chưa hoàn thành đơn hàng trong từng khoảng thời gian cụ thể.
  • Phân tích khách hàng dựa trên các tiêu chí: doanh thu, nền tảng mua hàng, kênh bán hàng, nhân viên bán hàng, độ tuổi / vị trí / cấp độ thành viên của khách hàng,…

Đây chính là cơ sở để bạn thực hiện insight khách hàng và nhắm đúng nhu cầu, mong muốn của các đối tượng khách hàng mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả các chiến lược tiếp thị, kinh doanh.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến tag là gì, vai trò cũng như một số lưu ý để sử dụng tag hiệu quả. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. GoSELL chúc bạn kinh doanh thành công!

Bài viết cùng chuyên mục