Trang chủ » Bài học kinh doanh » Áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá xuất kho của hàng hóa

Bài học

Áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá xuất kho của hàng hóa

10 Tháng Chín, 2023

Hàng tồn kho là một trong những chỉ tiêu quan trọng trên trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Do ảnh hưởng của thị trường, nhiều loại hàng tồn kho sẽ có giá gốc thay đổi tùy thuộc vào nhà cung cấp và thời gian nhập hàng. Ở bài viết này, GoSELL sẽ chia sẻ đến bạn cách tính giá xuất kho với phương pháp bình quân gia quyền. Hãy cùng theo dõi nhé. 

Áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá xuất kho của hàng hóa

Phương pháp bình quân gia quyền là gì?

Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của các loại hàng hóa tồn kho sẽ được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu và giá trị của từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. 

Mặt khác, tùy vào đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp mà giá trị trung bình có thể được tính bởi một trong hai cách sau: 

  • Phương pháp bình quân cuối kỳ.
  • Phương pháp bình quân tức thời.
Phương pháp bình quân gia quyền là gì?
Phương pháp bình quân gia quyền là gì?

Tham khảo thêm: Cách áp dụng phương pháp FIFO để quản lý tồn kho hiệu quả

Cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền

Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ

Đối với phương pháp này, doanh nghiệp chỉ cần tính lại giá hàng hóa vào mỗi kỳ kế toán (thường là hàng quý hoặc hàng năm).

Công thức

Đơn giá xuất kho trong kỳ bình quân của một sản phẩm =

(Giá trị tồn kho đầu kỳ + Giá trị tồn kho cuối kỳ) : (Số lượng hàng tồn kho đầu kỳ + Số lượng hàng tồn kho nhập trong kỳ)

Phương pháp này có thể áp dụng cho những doanh nghiệp không cần tính giá xuất kho ngay tại thời điểm xuất kho, hoặc các đơn vị có nhiều chủng loại, mặt hàng với giá cả ít biến động. Tuy nhiên, ở phương pháp này, doanh nghiệp cần chấp nhận giá cả sẽ có sai số nhất định, đồng thời không đáp ứng được nhu cầu theo dõi và cập nhật thường xuyên về quá trình xuất kho theo thời gian thực. 

Ví dụ

Tình hình nhập xuất kho của vào tháng 7 của doanh nghiệp X như sau: 

Số lượng tồn kho đầu tháng 7: 

Tên hàngMã hàngĐơn vị tínhSố lượng tồnĐơn giá
Áo sơ mi xanhXAB00001Chiếc200150.000đ
Áo sơ mi hồngXAB00002Chiếc300180.000đ

Tình hình nhập xuất kho trong tháng 7: 

  • Ngày 3/7: Xuất 200 áo sơ mi xanh.
  • Ngày 7/7: Nhập 500 áo sơ mi xanh, đơn giá 145.000đ.
  • Ngày 15/7: Nhập 700 áo sơ mi hồng, đơn giá 185.000đ.
  • Ngày 26/7: Xuất 350 áo sơ mi hồng.

Nếu doanh nghiệp X áp dụng công thức bình quân gia quyền cuối kỳ thì:

Đơn giá xuất kho bình quân của sản phẩm áo sơ mi xanh = (200 x 150.000  + 500 x 145.000) : (500 + 200) = 146.400đ.

Đơn giá xuất kho bình quân của sản phẩm áo sơ mi hồng = (300 x 180.000 + 700 x 185.000) : (300 + 700) = 183.500đ.

Công thức

Phương pháp bình quân tức thời còn được gọi là phương pháp bình quân liên hoàn sau mỗi lần nhập. Để áp dụng phương pháp này, bạn cần xác định lại giá trị tồn kho của từng loại mặt hàng sau mỗi lần nhập hàng, theo đó giá trị xuất kho của mỗi lần xuất cũng khác nhau. 

Công thức tính:

Đơn giá xuất kho lần thứ n = Giá trị tồn kho trước lần xuất thứ n : Số lượng hàng hóa còn tồn trước lần xuất thứ n

Phương pháp này thường áp dụng cho các doanh nghiệp có ít loại hàng tồn kho và tần suất nhập, xuất hàng ít. Với phương pháp này, doanh nghiệp sẽ biết ngay được giá trị xuất kho của hàng hóa tuy nhiên việc tính toán sẽ phức tạp hơn, tốn thời gian, công thức và vẫn có thể dẫn đến sai sót. 

Ví dụ

Trở lại ví dụ trên, nếu áp dụng theo phương pháp bình quân gia quyền tức thời, ta có: 

  • Đơn giá xuất kho lần 1 của sản phẩm áo sơ mi xanh = (200 x 150.000) : 200 = 150.000đ.
  • Đơn giá xuất kho lần 2 của sản phẩm áo sơ mi xanh = (500 x 180.000) = 180.000đ.
  • Đơn giá xuất kho lần 1 của sản phẩm áo sơ mi hồng = (300 x 180.000 + 700 x 185.000) : 1.000 = 183.500đ.

Ưu và nhược điểm của phương pháp bình quân gia quyền

Phương pháp bình quân gia quyền được sử dụng rộng rãi trong quản lý tồn kho và các nghiệp vụ kế toán. Tuy nhiên, tương tự như bất kỳ phương pháp nào khác, nó cũng có các ưu nhược điểm riêng của mình.

Ưu điểm

  • Đơn giản, dễ thực hiện: Phương pháp này yêu cầu cộng tổng giá trị hàng hóa rồi chia cho tổng số lượng hàng hóa để tính giá bình quân. 
  • Cung cấp giá trị trung bình: Phương pháp này cung cấp một giá trị trung bình của hàng hóa, giúp giảm thiểu sự biến động của giá hàng hóa do thay đổi giá nhập hàng, tạo sự ổn định trong quá trình trao đổi mua bán. 
  • Phù hợp với các loại hàng hóa không phân biệt: Phương pháp này đặc biệt phù hợp với các sản phẩm không thể phân biệt theo từng đơn vị cụ thể, chẳng hạn như xăng, dầu, ngũ cốc,…

Nhược điểm

  • Không chính xác khi giá cả hàng hóa biến động mạnh: Khi giá hàng hóa khi có những biến động lớn, chẳng hạn như nhà cung cấp đột ngột tăng giá hay do ảnh hưởng của thị trường, phương pháp bình quân gia quyền có thể tạo ra sự sai lệch trong phân bổ chi phí tồn kho. 
  • Không theo dõi chính xác lô hàng cụ thể: Đối với các doanh nghiệp có nhu cầu theo dõi chính xác từng lô hàng cụ thể thì phương pháp này hoàn toàn không phù hợp. 
  • Không phản ánh quá trình lưu thông hàng hóa: So với phương pháp nhập trước – xuất trước hay nhập sau xuất trước thì phương pháp bình quân gia quyền không phản ánh chính xác quá trình lưu hàng hóa. 

Tham khảo thêm: Hàng tồn kho là gì? Các phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

Để khắc phục nhược điểm của phương pháp bình quân gia quyền, bạn có thể tham khảo các phần mềm quản lý tồn kho chuyên nghiệp sở hữu những tiện ích sau: 

  • Quản lý chặt chẽ hàng xuất kho, nhập kho, chính xác đến từng số lượng, thuộc tính sản phẩm giá cả. 
  • Hỗ trợ quản lý hàng hóa theo lô, hạn sản phẩm.
  • Cho phép theo dõi chi tiết quá trình nhập hàng, xuất hàng theo thời gian thực. 
  • Dễ dàng cập nhật giá hàng hóa trong trường hợp giá gốc có biến động. 

Và tất cả những tiện ích trên bạn đều có thể tìm thấy ở tính năng phần mềm quản lý bán hàng GoSELL

Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho với phần mềm quản lý GoSELL

Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho với phần mềm quản lý GoSELL
Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho với phần mềm quản lý GoSELL

Tổng quan về phần mềm quản lý bán hàng GoSELL

  • GoWEB: Thiết kế website bán hàng thương mại điện tử, chuẩn SEO, miễn phí hosting, miễn phí SSL, băng thông không giới hạn và bảo mật an toàn. 
  • GoAPP: Thiết kế app bán hàng trên cả 2 hệ điều hành iOS lẫn Android, giúp thương hiệu của bạn hiện diện trên điện thoại của khách hàng 24/7.
  • GoPOS: Quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh tại cửa hàng, hỗ trợ kết nối với các thiết bị thanh toán, mang đến chất lượng phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
  • GoSOCIAL: Đẩy mạnh kinh doanh trên Facebook và Zalo, hỗ trợ tương tác với khách hàng và lên đơn ngay trên kênh chat.
  • GoLEAD: Thiết kế landing page giúp thu thập thông tin khách hàng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. 
  • GoCALL: Xây dựng đội ngũ telesales chuyên nghiệp với hệ thống tổng đài ảo.

Quản lý kho hàng đa kênh toàn diện, hạn chế tối đa sai sót

Hệ thống GoSELL cho phép người bán theo dõi được biến động hàng hóa đa kênh bằng cách đồng bộ quản lý kho về một nơi quản trị duy nhất, giúp kiểm soát chính xác toàn bộ số lượng hàng tồn trong kho. Qua đó, giải quyết được vấn đề nan giải của mọi nhà bán hàng trong việc kiểm soát hàng hoá và giảm thiểu tình trạng thất thoát.

Tính năng cho phép quản lý chính xác từng sản phẩm theo mã SKU, mã vạch, mã IMEI, thông tin thuộc tính sản phẩm,…. Nắm được trạng thái tất cả sản phẩm (đang bán, ngưng bán, hàng bị lỗi) để có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, số lượng tồn kho sẽ được cập nhật ngay lập tức khi có phát sinh nhập hay xuất hàng trên bất kỳ kênh hay chi nhánh nào.  

Đặc biệt, trong phiên bản cập nhật sắp tới, GoSELL sẽ cho ra mắt tính năng quản lý hàng hóa theo lô, hạn sử dụng cho phép bạn kiểm soát hàng hóa một cách tốt hơn, tránh tình trạng tồn kho hết hạn sử dụng và có kế hoạch đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa sắp hết hạn. Bên cạnh đó, tính năng cũng cập nhật quản lý kho hàng theo vị trí, qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà bán hàng phân loại và lưu trữ hàng hóa một cách khoa học, hợp lý. 

Các tính năng hỗ trợ quản lý bán hàng và marketing

GoWEB cung cấp hàng loạt tính năng hỗ trợ quản lý bán hàng, marketing toàn diện

  • Đa dạng hình thức thanh toán và vận chuyển: Khách hàng được tự do lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển thích hợp, mang đến những trải nghiệm mua sắm hài lòng nhất.
  • Quản lý sản phẩm: Tạo hàng loạt sản phẩm cùng lúc dễ dàng. Toàn bộ thông tin, thuộc tính của sản phẩm sẽ được quản lý trên một trang quản trị duy nhất.
  • Quản lý đơn hàng: Hỗ trợ người bán đồng bộ và xử lý đơn hàng nhanh chóng và chính xác, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
  • Quản lý nhân viên: Quản lý thời gian và năng suất làm việc của từng nhân viên dễ dàng và chính xác.
  • Quản lý khách hàng: Lưu trữ và quản lý toàn bộ thông tin khách hàng, hỗ trợ phân tích và phân nhóm khách hàng để thực hiện chăm sóc khách hàng, marketing / remarketing hiệu quả. 
  • Đồng bộ sàn TMĐT: Cho phép đồng bộ và quản lý kho hàng, sản phẩm, đơn hàng trên Tiktok Shop, Shopee, Lazada, GoMUA,… một cách chính xác nhất. 
  • Phân tích báo cáo: Giúp bạn dễ dàng theo dõi và đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh trong từng khoảng thời gian nhất định để đưa ra kế hoạch kinh doanh chính xác nhất.
  • Hỗ trợ marketing online: Viết blog, SEO, Tạo mã giảm giá, Flash sale,…. giúp website nhanh chóng tiếp cận khách hàng và gia tăng doanh thu hiệu quả.

Kết luận

Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong cách tính giá xuất kho hàng hóa với phương pháp bình quân gia quyền. Đây là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng cũng tồn tại những nhược điểm song song. Do đó, doanh nghiệp cần xác định nhu cầu tính giá xuất kho để lựa chọn phương án phù hợp nhất.  

Bài viết cùng chuyên mục