Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Tổng hợp những cách đặt tên công ty hay và chuyên nghiệp

Kiến thức

Tổng hợp những cách đặt tên công ty hay và chuyên nghiệp

28 Tháng Bảy, 2023

Đặt tên cho công ty là việc làm tất yếu khi bạn có dự định thành lập công ty để kinh doanh một lĩnh vực nào đó. Đây sẽ là cái tên gợi nhớ để mọi người biết đến và phân biệt doanh nghiệp của bạn với doanh nghiệp khác. Nhưng làm thế nào để đặt tên công ty hay, dễ nhớ, gây được ấn tượng mạnh và nhất là đúng luật doanh nghiệp Việt Nam? Hãy cùng GoSELL tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Tổng hợp những cách đặt tên công ty hay và chuyên nghiệp

Tầm quan trọng của việc đặt tên công ty

Tên công ty không đơn giản chỉ là cái tên xuất hiện trên các văn bản pháp lý mà còn tạo ra sự khác biệt, gây ấn tượng với khách hàng. Đồng thời, thể hiện được loại hình kinh doanh hoặc tầm nhìn/những mong muốn mà doanh nghiệp muốn truyền tải.

Cái tên còn góp phần định hình thương hiệu và quảng cáo, cũng là yếu tố quan trọng giúp khách hàng nhận diện sản phẩm/dịch vụ của công ty so với đối thủ cạnh tranh. Do đó, bạn hãy cẩn trọng và trở nên kỹ tính hơn để lựa chọn cho công ty của mình một cái tên thật phù hợp, “độc nhất vô nhị”.

Tầm quan trọng của việc đặt tên công ty
Tầm quan trọng của việc đặt tên công ty

Xem thêm: Cách đặt tên thương hiệu hay, ấn tượng cho doanh nghiệp

Tổng hợp các cách đặt tên công ty hay, ý nghĩa

Bên cạnh sự nổi bật thì tên công ty chính là ấn tượng đầu tiên để khách hàng “để mắt” đến các sản phẩm/dịch vụ của công ty. Vậy đâu là cách đặt tên công ty hay, ý nghĩa và không bị trùng lặp? Cùng tham khảo dưới đây bạn nhé.

Đặt tên công ty theo tên chủ doanh nghiệp hoặc người thân

Đây là một trong những cách đặt tên công ty hay và cực kỳ phổ biến, bởi việc lấy tên mình hoặc người thân để đặt tên cho công ty sẽ thuận tiện và dễ ghi nhớ hơn. Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp đặt tên công ty bằng cách ghép tên của các thành viên trong gia đình. Một vài ví dụ điển hình cho cách đặt tên này như sau:

  • Công ty công phần Hoàng Anh Gia Lai (tên gọi công ty được đặt theo tên con trai của Bầu Đức).
  • Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (tên công ty được đặt theo tên con trai của chủ tịch Trần Bá Dương).

Đặt tên theo ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh

Đây là cách đặt tên công ty phổ biến tiếp theo được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng, với ưu điểm ít bị trùng lặp mà lại mang đến hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể, khách hàng sẽ dễ nhớ và nhanh chóng nắm được các thông tin mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Chẳng hạn như: công ty cổ phần sản xuất nhựa Duy Tân, hay công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gỗ Nhân Nghĩa,…

Đặt tên công ty theo biểu tượng của các loài hoa

Các doanh nghiệp cũng có thể lấy biểu tượng của một loài hoa nào đó để đặt tên. Chẳng hạn như: hoa sen chính là biểu tượng cho nước Việt Nam, hoa anh đào tượng trưng cho đất nước Nhật Bản,… Tương tự như vậy, một vài cái tên nổi tiếng được đặt theo biểu tượng của các loài hoa có thể kể đến như: công ty du lịch Hoa Anh Đào, công ty trách nhiệm hữu hạn truyền thông Bông sen trắng,…

Lấy cảm hứng từ tên của các vì sao để đặt tên công ty

Một số vì sao có thể kế đến như: Sao Khuê, Sao Thủy, Sao Mai, Sao Kim,… Việc đặt tên công ty lấy cảm hứng từ tên gọi của các vì sao thường thể hiện tham vọng muốn vượt ngoài giới hạn của doanh nghiệp. Một vài ví dụ cụ thể như: công ty cổ phần tư vấn thương hiệu Sao Kim, công ty cổ phần Kỹ Thuật Sao Mai Việt Nam,…

Lấy cảm hứng từ tên của các vì sao để đặt tên công ty
Lấy cảm hứng từ tên của các vì sao để đặt tên công ty

Đặt tên công ty theo tên của các vị thần/vị thánh

Hiện nay, cũng có một số ít doanh nghiệp áp dụng cách đặt tên này, chẳng hạn như: công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư, Xây dựng, Thương mại Sơn Tinh, hay công ty cổ phần đa phương tiện Zeus,…

Đặt tên công ty lấy cảm hứng từ một loài vật mang ý nghĩa phong thủy

Tương tự như cách đặt tên công ty theo các loài hoa, mỗi loài vật sẽ có một nét đặc trưng khác nhau. Điển hình như loài kiến tượng trưng cho sự kiên nhẫn; loài linh dương có đặc tính sẵn sàng hành động; loài ong thì luôn chăm chỉ, có tổ chức và tái tạo nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống,…

Theo nhiều người nhận xét, tên công ty liên quan đến một loài vật nào đó thường mang ý nghĩa “phong thủy”, đặc biệt là phải hợp mệnh với người sáng lập ra doanh nghiệp để công việc luôn được thuận lợi. Chẳng hạn như: công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt, công ty cổ phần Kiến vàng,…

Đặt tên công ty theo tiếng nước ngoài

Cách đặt tên này cũng được khá nhiều công ty áp dụng để tránh sự trùng lặp và bởi nhiều lý do khác nhau. Trong đó, ngôn ngữ nước ngoài thường được sử dụng là tiếng Anh. Chẳng hạn như: công ty trách nhiệm hữu hạn dinh dưỡng GreenFarm; công ty trách nhiệm hữu hạn Thaco Seafood,…

Đặt tên công ty theo tên các địa danh nổi tiếng

Có thể nói đây là cách đặt tên truyền thống được các doanh nghiệp sử dụng nhằm nhấn mạnh tính địa phương, qua đó giúp doanh nghiệp có được lợi thế khi phục vụ ở thị trường địa phương. Một số cái tên quen thuộc có thể nhắc đến như: bia Hà Nội, nước mắm Phan Thiết, Yến Khánh Hòa, chè Thái Nguyên,…

Sau khi lựa chọn và đặt tên công ty, doanh nghiệp cần làm gì tiếp theo?

Sau khi đã lựa chọn được một cái tên ưng ý và phù hợp với loại hình, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Để quá trình vận hành doanh nghiệp được diễn ra trơn tru, doanh nghiệp đừng bỏ qua những vấn đề cần thực hiện tiếp theo sau đây:

Thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo đúng quy định pháp luật

Khi muốn thành lập công ty, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Bạn có thể thực hiện thủ tục đăng ký tại: Phòng đăng ký kinh doanh/Sở kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp của bạn đặt trụ sở chính. Hoặc thực hiện thủ tục thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, bằng cách truy cập tại dangkykinhdoanh.gov.vn.

Lưu ý doanh nghiệp cũng nên xem xét ngành nghề mà mình dự định kinh doanh có thuộc trong danh sách các ngành bị cấm kinh doanh hay không để quá trình hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn.

Kê khai vốn điều lệ khi thành lập công ty

Vốn điều lệ là một trong những loại vốn cần phải được kê khai đầy đủ khi thành lập công ty. Đây là loại vốn do thành viên, cổ đông của công ty thực hiện góp hoặc cam kết sẽ góp vào doanh nghiệp khi thành lập trong một thời gian nhất định. Đồng thời, việc kê khai vốn điều lệ không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của công ty mà còn quyết định mức thuế môn bài phải đóng mỗi năm.

Thông thường, doanh nghiệp khi đăng ký vốn điều lệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không yêu cầu về vốn pháp định, thì doanh nghiệp có thể kê khai, đăng ký vốn điều lệ tùy vào khả năng kinh tế hay mong muốn của doanh nghiệp. Tức là có thể đăng ký vốn điều lệ từ vài triệu, hay vài trăm triệu hoặc thậm chí là vài tỷ đồng.
  • Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định, vốn ký quỹ thì doanh nghiệp cần đăng ký mức vốn điều lệ tối thiểu ngang bằng hoặc nhiều hơn với mức vốn pháp định. Như vậy doanh nghiệp mới được đăng ký kinh doanh.
Kê khai vốn điều lệ khi thành lập công ty
Kê khai vốn điều lệ khi thành lập công ty

Chuẩn bị các khoản chi phí thành lập công ty

Chi phí thành lập công ty là các khoản chi phí, lệ phí mà người thành lập công ty phải đóng cho nhà nước theo quy định và các chi phí liên quan khác. Trong đó, các khoản chi phí mà bạn cần phải chuẩn bị gồm có:

  • Lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
  • Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
  • Chi phí khắc con dấu doanh nghiệp.
  • Chi phí làm biển công ty và phí mua chữ ký số (Token).
  • Mở tài khoản ngân hàng và nộp thông báo tài khoản ngân hàng.
  • Kê khai và nộp lệ phí môn bài.
  • Phát hành hóa đơn điện tử.
  • Chi phí duy trì công ty, chẳng hạn như chi phí thuê mặt bằng, lương bổng cho nhân viên, vật liệu văn phòng,… cùng nhiều yếu tố khác.

Xem thêm: Có nên vay vốn ngân hàng khi kinh doanh? Thủ tục như thế nào?

Chuẩn bị phần mềm quản lý bán hàng để kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

Khi đã hoàn tất các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật và nộp đầy đủ các khoản chi phí cần thiết để thành lập công ty. Lúc này, bạn đã có thể bắt đầu triển khai kế hoạch kinh doanh của mình. 

Tuy nhiên, để nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm soát năng suất làm việc của đội ngũ nhân viên, quản lý số lượng sản phẩm/dịch vụ chặt chẽ, thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng,…. Thì bạn cần ứng dụng giải pháp công nghệ để các công việc được tối ưu tốt nhất, mà không phải tốn quá nhiều thời gian, công sức, chi phí và nguồn nhân lực.

Đồng thời, để khách hàng nhận biết sự tồn tại của doanh nghiệp thì ngoài việc kinh doanh tại doanh nghiệp trực tiếp, bạn cũng nên nghĩ đến việc kinh doanh trên các kênh khác như website, app, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội,… để tăng độ phủ cho thương hiệu.

Và nhằm giúp bạn đạt được những điều trên một cách hiệu quả, trên thị trường hiện nay đã có rất nhiều phần mềm, công cụ được phát triển để bạn dễ dàng lựa chọn hơn. Trong đó, phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL với sự tin dùng của hơn 18.000 khách hàng và đón nhận được nhiều phản hồi tích cực – tự tin sẽ mang đến bạn giải pháp quản lý bán hàng một cách toàn diện.

Sẵn sàng vận hành kinh doanh thành công với phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL

Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL tự tin hỗ trợ bạn trong việc tăng độ phủ cho cửa hàng từ online đến offline với bộ 6 giải pháp hiện đại:

  • GoWEB giúp bạn xây dựng website bán hàng thương mại điện tử chuẩn SEO.
  • GoAPP giúp bạn thiết lập một ứng dụng bán hàng mang thương hiệu riêng và hiện diện trên điện thoại của khách hàng 24/7.
  • GoPOS giúp theo dõi toàn bộ hoạt động bán lẻ của cửa hàng trên một hệ thống duy nhất.
  • GoLEAD giúp bạn tạo landing page quảng cáo, bán hàng không giới hạn, hỗ trợ quá trình truyền thông giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng hiệu quả.
  • GoSOCIAL giúp bạn khai thác tối đa tiềm năng bán hàng bằng cách kết nối, đồng bộ và xử lý vận đơn tốc độ trên cả Facebook và Zalo.
  • GoCALL giúp bạn xây dựng đội ngũ telesale chuyên nghiệp, đem đến những cuộc gọi chất lượng với chi phí tiết kiệm nhất.

Bên cạnh đó, GoSELL còn cung cấp đến doanh nghiệp hơn 30 tính năng ưu việt nhằm hỗ trợ:

Sẵn sàng vận hành kinh doanh thành công với GoSELL
Sẵn sàng vận hành kinh doanh thành công với GoSELL

Tối ưu quy trình quản lý trên một màn hình duy nhất

GoSELL sẽ giúp bạn tối ưu quy trình quản lý chỉ trên một hệ thống duy nhất với đa dạng các tính năng quản lý từ quản lý – đồng bộ sản phẩm/dịch vụ, quản lý kho hàng, đơn hàng, chi nhánh, cho đến quản lý nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp,…

Tất cả đều sẽ được hiển thị trực quan và tập trung tại một màn hình, nhờ đó bạn sẽ không phải tốn nhiều thời gian di chuyển giữa các công cụ, hoặc các kênh bán hàng để theo dõi. Mọi vấn đề trong hoạt động kinh doanh đều có thể cập nhật một cách chính xác.

Đảm bảo cung cấp đến khách hàng các dịch vụ chất lượng

Bên cạnh các tính năng quản lý, GoSELL còn cung cấp các tính năng tiện ích như thanh toán, vận chuyển, đánh giá sản phẩm,… Giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng phục vụ, thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất.

Thực hiện các chiến dịch tiếp thị, quảng bá doanh nghiệp

Để doanh nghiệp nâng cao độ nhận diện thương hiệu và thu hút một lượng khách hàng tiềm năng nhất định, GoSELL cũng hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chương trình khuyến mãi hấp dẫn với các công cụ marketing như tạo mã giảm giá, tạo chương trình khách hàng thân thiết, Flash Sale,…

Hoặc sử dụng email marketing, thông báo đẩy,… để gửi các thông điệp, chương trình ưu đãi đến đối tượng khách hàng mục tiêu nhằm nhắc nhở họ nhớ đến thương hiệu của bạn. Kết hợp sử dụng các công cụ Google Analytics, Google Tag Manager hoặc Facebook Pixel để theo dõi, đo lường cũng như tối ưu chiến dịch marketing/remarketing kịp thời.

Theo dõi và phân tích doanh thu của doanh nghiệp theo thời gian thực

Cuối cùng, tính năng phân tích báo của GoSELL sẽ hỗ trợ báo cáo doanh thu đa kênh, đa nền tảng, đa chi nhánh, phân tích doanh thu theo đơn hàng,…. của doanh nghiệp trong thời gian vừa qua. Tại đây, các báo cáo sẽ được hiển thị theo dạng biểu đồ trực quan, các dữ liệu cũng sẽ được cập nhật theo thời gian thực để bạn kiểm soát chi tiết. Dựa vào đó, bạn sẽ có cơ sở để dự đoán nhu cầu mua sắm của khách hàng và lên chiến lược kinh doanh phù hợp hơn.

Tổng kết

Nhìn chung, việc đặt tên cho công ty là yếu tố vô cùng quan trọng và nếu bạn biết cách đặt tên công ty hay, sáng tạo thì xem như bước đầu bạn đã thành công trong việc gây được sự chú ý, cũng như có cơ hội thể hiện sự chuyên nghiệp của mình. 

Song song với một cái tên công ty hay, bạn cũng cần phải biết cách ứng dụng công nghệ, thực hiện tốt các khâu quảng cáo, nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ, chăm sóc khách hàng,… Để đạt được tỷ lệ chuyển đổi cao mang về nguồn doanh thu, lợi nhuận ổn định cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết vừa rồi sẽ cung cấp các thông tin hữu ích và giúp bạn có được ý tưởng đặt tên công ty tuyệt vời.

Bài viết cùng chuyên mục