Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Cách xây dựng quy trình sản xuất hoàn thiện cho doanh nghiệp

Kiến thức

Cách xây dựng quy trình sản xuất hoàn thiện cho doanh nghiệp

17 Tháng Mười, 2023

Để hoạt động kinh doanh diễn ra một cách thuận lợi, việc xây dựng một quy trình sản xuất hoàn thiện và cẩn thận đóng một vai trò hàng đầu. Quy trình này có tác động trực tiếp đến khả năng sản xuất sản phẩm chất lượng và đảm bảo hiệu suất của toàn bộ hệ thống. Do đó, cùng GoSELL tìm hiểu cách xây dựng quy trình sản xuất dành cho doanh nghiệp ngay trong bài viết dưới đây.

Cách xây dựng quy trình sản xuất hoàn thiện cho doanh nghiệp

Thế nào là quy trình sản xuất?

Quy trình sản xuất là định nghĩa để thể hiện các bước mà các doanh nghiệp thực hiện để tổ chức các hoạt động sản xuất, bao gồm việc lập kế hoạch, chuẩn bị nguyên liệu và giám sát tiến trình sản xuất. Mục tiêu của quy trình này là đảm bảo rằng sản phẩm được cung cấp đúng thời hạn, đúng số lượng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của khách hàng và thị trường.

Tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể và đặc điểm của các sản phẩm, các doanh nghiệp có thể tuân theo nhiều loại quy trình sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, quy trình nào cũng đòi hỏi sự định hướng rõ ràng từ phía nhà quản trị sản xuất để tận dụng tối ưu các tài nguyên. Đồng thời, người quản lý sản xuất cần đảm bảo thực hiện các mục tiêu quan trọng được đề ra.

Thế nào là quy trình sản xuất?
Thế nào là quy trình sản xuất?

Mục tiêu của việc xây dựng quy trình sản xuất

Sản xuất hàng hóa chính là nền tảng của nền kinh tế và việc quản lý quy trình sản xuất là một phần không thể thiếu. Quản lý sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu quan trọng sau đây:

  • Quản lý sản xuất chặt chẽ: Điều này giúp giảm thiểu lãng phí tài nguyên từ giai đoạn mua nguyên liệu và phụ liệu cho đến khi sản phẩm hoàn thành.
  • Đảm bảo liên tục trong quá trình sản xuất: Mục tiêu là tránh gián đoạn và ngừng sản xuất đột ngột để đảm bảo có nguồn thu đều đặn.
  • Quản lý tồn kho hiệu quả: Điều này bao gồm việc đảm bảo số lượng tồn kho ổn định, tránh tình trạng hàng hóa bị bỏ quên hoặc hỏng hóc.
  • Đáp ứng kịp thời: Cam kết tiến độ giao hàng, đáp ứng nhu cầu và tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của khách hàng.
  • Tối ưu hóa chi phí: Hạn chế phát sinh chi phí không cần thiết, thiết lập giá sản phẩm hợp lý, và tạo sự cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.

Các bước để xây dựng quy trình sản xuất hoàn thiện

Nghiên cứu thị trường và đánh giá tiềm năng

Trước khi đến với một thị trường mới, việc hiểu rõ đối tượng khách hàng, sở thích của họ, cạnh tranh hiện tại là rất quan trọng. Người quản lý sản xuất cần được dựa trên cơ sở tìm kiếm thông tin, phân tích dữ liệu và dự đoán để có cái nhìn chính xác nhất về thị trường. Dựa trên các dữ liệu hữu ích này, doanh nghiệp có thể đánh giá tiềm năng cạnh tranh và phát triển chiến lược kinh doanh dài hạn.

Lập kế hoạch sản xuất

Lập kế hoạch sản xuất chi tiết và thống nhất sẽ quyết định toàn bộ quá trình vận hành của doanh nghiệp. Nếu quá trình này làm được một cách hiệu quả, quá trình vận hành sau đó có thể được tối ưu hóa, tạo ra giá trị lợi nhuận cao hơn.

Việc kiểm soát và phân bổ nguyên vật liệu chính xác cũng đóng một vai trò thiếu yếu trong thành công của quá trình sản xuất. Việc này đòi hỏi sự chú ý và giám sát liên tục.

Các vấn đề quan trọng tại giai đoạn này bao gồm:

  • Cân đối năng lực sản xuất của nhà máy: Doanh nghiệp cần đảm bảo sự cân bằng giữa nhu cầu của khách hàng và khả năng sản xuất của hệ thống nội bộ, đảm bảo rằng sản xuất không quá tải hoặc chậm trễ.
  • Thiết lập dự toán mua nguyên vật liệu chính xác: Công việc dựa trên tiêu hao nguyên vật liệu định kỳ, lịch sử tiêu thụ sản phẩm và tình hình tồn kho thực tế để xác định đề xuất mua nguyên vật liệu mới. Điều này đảm bảo nguồn cung cấp liên tục và giảm thiểu lãng phí tồn kho không cần thiết.

Có thể bạn quan tâm: Sản xuất hàng hóa là gì và những đặc trưng mà doanh nghiệp cần nắm vững

Tối ưu hóa quản lý từng công đoạn sản xuất

Người quản lý quy trình sản xuất, chủ doanh nghiệp phải có cái nhìn tổng quan về toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp. Họ được yêu cầu cần hiểu rõ từng công đoạn, điều phối, quản lý, định hướng công việc và thiết lập trình tự công việc một cách khoa học.

Ngoài ra, người quản lý cũng phải đảm bảo tính nghiêm túc và hoàn chỉnh của nhân viên để tối ưu hóa thời gian sản xuất. Nhiệm vụ này không dễ dàng, nhưng nó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuối cùng của sản phẩm.

Tối ưu hóa quản lý từng công đoạn sản xuất
Tối ưu hóa quản lý từng công đoạn sản xuất

Quản lý chất lượng sản phẩm một cách nghiêm ngặt

Chất lượng sản phẩm là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hiệu suất của quá trình sản xuất. Nó không chỉ phản ánh hình ảnh của thương hiệu mà còn xây dựng danh tiếng và độ uy tín của công ty.

Vì vậy, kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm một cách kỹ lưỡng và đúng thời hạn là một nhiệm vụ bắt buộc mà tất cả doanh nghiệp cần tập trung vào. Đảm bảo chất lượng của sản phẩm giúp tổ chức tránh được các rủi ro và xây dựng một tên tuổi mạnh mẽ.

Quản lý chi phí sản phẩm một cách cẩn trọng

Trước khi bắt đầu kinh doanh trên thị trường, doanh nghiệp nên thực hiện nghiên cứu chiến lược giá cả phù hợp. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, thường xuất hiện nhiều yếu tố gây tăng chi phí mà doanh nghiệp khó để tính toán trước, có thể kể đến như sự hao mòn, mất mát, tăng giá nguyên liệu…

Vì vậy, người quản lý cần kiểm soát mức phát sinh chi phí này một cách tối ưu và chính xác. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì sự ổn định trong chi phí sản xuất và từ đó đưa ra định giá sản phẩm, tạo ra lợi ích bền vững.

Có thể bạn quan tâm: Những yếu tố tác động đến chi phí sản xuất trong kinh doanh

Theo dõi sản phẩm sau khi bán ra thị trường

Khi sản phẩm được hoàn tất từ các giải đoạn sản xuất, doanh nghiệp cần liên tục theo dõi sản phẩm sau khi nó đã được bán ra thị trường. Mục tiêu chính của bước này là thu thập phản hồi từ khách hàng và xử lý nếu có sự cố phát sinh.

Việc sản xuất có thể dẫn đến các sản phẩm sai sót và doanh nghiệp cần phải chuẩn bị trước cho các trường hợp này. Ban hành các chính sách về đổi trả, bảo hành, hoặc đền bù cho những sản phẩm không đạt chất lượng là cách để khách hàng tin tưởng và sử dụng sản phẩm một cách an tâm hơn.

Và để tối ưu hơn nữa quá trình quản lý sản phẩm, đặc biệt là khi kinh doanh ở nhiều kênh bán hàng khác nhau, GoSELL hiện mang đến cho doanh nghiệp tính năng quản lý sản phẩm chính xác và tối ưu. Với tính năng này, doanh nghiệp luôn có thể nắm được số lượng, tình trạng, giá bán sản phẩm trong kho hàng của mình, làm cơ sở để đưa ra các quyết định kinh doanh kịp thời và hiệu quả.

Quản lý sản phẩm tối ưu với phần mềm quản lý bán hàng GoSELL

GoSELL là một giải pháp quản lý bán hàng đa kênh toàn diện được cung cấp bởi công ty Mediastep Software Việt Nam, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình bán hàng đa kênh. Với tính năng quản lý sản phẩm của mình, GoSELL cho phép doanh nghiệp thiết lập, tùy chỉnh và quản lý các thông tin chi tiết của từng sản phẩm như tên, mô tả, giá và phân loại, đơn vị, đặt cọc, thuộc tính,… cũng như thiết lập từ khóa SEO cho sản phẩm.

Quản lý sản phẩm tối ưu với phần mềm quản lý bán hàng GoSELL
Quản lý sản phẩm tối ưu với phần mềm quản lý bán hàng GoSELL

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể thiết lập giá niêm yết, giá bán, và giá gốc của sản phẩm để quản lý, tính toán, thống kê một cách chính xác trong suốt quá trình kinh doanh. Hơn nữa, GoSELL còn cho phép doanh nghiệp cài đặt giá bán sỉ cho các nhóm khách hàng khác nhau. Cụ thể, bạn có thể tùy chỉnh tên sản phẩm, số lượng, giá tiền, và % giảm giá để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi khi tương tác với các đối tượng khách hàng riêng biệt.

Đặc biệt, doanh nghiệp có khả năng thiết lập các loại thuế áp dụng cho từng sản phẩm mà họ kinh doanh, bao gồm các loại thuế như VAT, thuế bán hàng, thuế nhập khẩu, hoặc các trường hợp thuế đặc biệt khác. Tính năng này của GoSELL còn hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập đầy đủ thông tin về đơn vị quy đổi cụ thể, giúp quản lý tối ưu hóa danh mục sản phẩm trong kho hàng của họ.

Các giải pháp tối ưu của phần mềm quản lý bán hàng GoSELL

Bên cạnh tính năng quản lý sản phẩm toàn diện của mình, phần mềm quản lý bán hàng GoSELL còn mang đến cho các doanh nghiệp nhiều tính năng hiệu quả khác. Có thể kể đến các tính năng quản lý bán hàng như quản đơn hàng, kho hàng, quản lý chi nhánh, khách hàng,… hay các tính năng hỗ trợ marketing như tạo mã giảm giá, thông báo đẩy, flash sale, email marketing,…

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận và sử dụng các giải pháp hỗ trợ bán hàng đa kênh tối ưu bao gồm:

  • GoWEB: Tạo website bán hàng chuyên nghiệp, đầy đủ các tính năng, giao diện phù hợp một cách nhanh chóng và tiện lợi.
  • GoAPP: Xây dựng app bán hàng có mặt trên cả nền tảng Android và iOS để thu hút khách hàng quay lại mua sắm thường xuyên hơn.
  • GoPOS: Quản lý quy trình bán hàng tại quầy, bao gồm lập đơn hàng nhanh chóng và theo dõi tồn kho chi tiết từng chi nhánh.
  • GoSOCIAL: Hỗ trợ bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook và Zalo. Đồng bộ hóa tin nhắn, tạo kịch bản trả lời và tạo đơn hàng ngay trong quá trình trò chuyện.
  • GoLEAD: Tạo các Landing Page chuyên nghiệp để thu thập thông tin khách hàng và tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi bán hàng.
  • GoCALL: Xây dựng hệ thống tổng đài ảo giúp doanh nghiệp thiết lập một đội ngũ telesales chuyên nghiệp và chăm sóc khách hàng hiệu quả.

 Kết luận

Xây dựng một quy trình sản xuất chuẩn chỉnh sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tối ưu và cho ra sản phẩm chất lượng, đảm bảo khả năng kinh doanh. Bên cạnh đó, việc quản lý sản phẩm một cách chính xác cũng giúp doanh nghiệp hạn chế những sai sót có thể xảy ra, đem về lợi nhuận vượt bậc.

Bài viết cùng chuyên mục