Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Cơ hội kinh doanh ngành F&B năm 2022

Kiến thức

Cơ hội kinh doanh ngành F&B năm 2022

18 Tháng Tám, 2022

F&B là viết tắt của Food and Beverage – Mô hình kinh doanh nhà hàng và ăn uống. Đây được coi là lĩnh vực có rất nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn và được nhiều người lựa chọn khởi nghiệp.

Cơ hội kinh doanh ngành F&B năm 2022

Cơ hội kinh doanh ngành F&B

Thị trường rộng lớn và tiềm năng

Tại các thành phố lớn và phát triển như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng… Ngành F&B ở những nơi này phát triển khá nhanh vì nhu cầu ăn uống của người dân nội địa cũng như khách du lịch. Bạn không bao giờ lo lắng rằng sẽ thiếu chỗ ăn uống, vui chơi vì chỉ vài bước chân là chúng ta sẽ bắt gặp những quán ăn uống và nhà hàng. Hiện nay thì chúng ta có tới hơn 550.000 cửa hàng kinh doanh ăn uống trên cả nước, trong đó thì:

  • Với khoảng 440.000 cửa hàng nhỏ
  • 8.000 nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh
  • 22.000 cửa hàng cà phê, các quầy bar
  • 80.000 nhà hàng được đầu tư bài bản.

Chắc chắn rằng con số này sẽ ngày càng tăng trưởng một cách nhanh chóng hơn trong tương lai.

Cơ hội phát triển ngành F&B trong tương lai

Sự phát triển và xâm nhập của các ông lớn trong những năm gần đây vào thị trường Việt Nam nói riêng và cũng không thể không nói đến những thương hiệu F&B trong nước như The Coffee House, Cộng cà phê,… Qua đó chúng ta có thể thấy rằng thị trường FnB tại Việt Nam đang được coi như một miếng bánh béo bở, chứng tỏ rằng ngành F&B đang có một sức hút rất lớn. Đây cũng là một cơ hội kinh doanh khá lớn đối với các bạn trẻ muốn khởi nghiệp FnB, nhưng kèm theo đó cũng là thách thức không hề nhỏ.

Thị trường FnB tại Việt Nam đang được coi như một miếng bánh béo bở
Thị trường FnB tại Việt Nam đang được coi như một miếng bánh béo bở

Xu hướng tiêu dùng “Nhanh – Gọn – Tiện Lợi” 

Vì Việt Nam có lượng dân số trẻ khá lớn, một phần do lối sống cũng như tính chất về công việc của họ, vậy nên việc lựa chọn ăn uống bên ngoài và dịch vụ giao đồ ăn tận nơi khá được ưa chuộng. Đây được coi như một cơ hội khá lớn cho những doanh nghiệp FnB có thể thu hút khách hàng nhằm gia tăng doanh số. Bên cạnh đó thì sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và công nghệ tại Việt Nam cũng giúp cho ngành F&B càng thêm nở rộ.

Các mô hình FnB phổ biến hiện nay

Điểm qua mô hình FnB phổ biến hiện nay
Điểm qua mô hình FnB phổ biến hiện nay

Mô hình kinh doanh take away (mua mang đi)

Đối với nhịp sống hiện nay của của xã hội, thị trường take away ngày càng tăng trưởng hơn. Lý do đơn giản là tiết kiệm thời gian và một phần là do ảnh hưởng của đại dịch Covid đã tạo cho người tiêu dùng thói quen mua mang về. Bắt kịp xu hướng đó mà một số thương hiệu phục vụ tại chỗ đã mở thêm những xe bán take away để khách hàng dễ dàng mua mang đi.

Để có thể phát triển được mô hình take away một cách hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải lưu ý những yếu tố như:

  • Thứ nhất: phục vụ nhanh chóng chính là yếu tố ghi điểm quyết định của take away
  • Bao bì đóng gói phải có sự chuyên nghiệp, chỉn chu đảm bảo chất lượng của sản phẩm và dễ dàng mang đi
  • Thái độ phục vụ của nhân viên nhiệt tình niềm nở cũng là yếu tố để giữ chân khách hàng vô cùng hiệu quả.

Xem thêm: Bài học kinh doanh FnB trong bối cảnh dịch 

Mô hình phục vụ tại chỗ với không gian diện tích nhỏ

Đây là mô hình tập trung vào take away và bán online, đồng thời vẫn có không gian phục vụ nhỏ chứa khoảng 20 khách hàng, đây được coi là xu hướng của 2022. Đây là hình thức có thể thỏa mãn nhu cầu của tất cả khách hàng từ online cho đến take away và ngay cả ăn uống tại chỗ nhưng chi phí vận hành vẫn được tối ưu.

Đối với các chủ kinh doanh FnB ở các thành phố lớn thì chi phí mặt bằng là khoản ngân sách khá nặng. Vì theo những mô hình kinh doanh F&B trước đây thì sẽ khá chú trọng đến trải nghiệm không gian nên sẽ rất lãng phí ngân sách. 

Với xu hướng hiện nay thì các cơ sở kinh doanh ăn uống đang dần thu nhỏ diện tích của hàng với tiêu chí vừa đủ nhằm tối ưu. Nhờ vậy các cửa hàng nhỏ tiết kiệm chi phí cho nhân sự  khá nhiều.

Nắm bắt được xu hướng đó rất nhiều doanh nghiệp hiện nay thay vì mở một cửa hàng với diện tích rộng sẽ lựa chọn phương án mở rộng mạng lưới với mô hình cửa hàng nhỏ dàn trải trên diện rộng. Không quá tốn kém về chi phí mặt bằng nhưng lại tối ưu được sự tiếp cận đến nhiều khách hàng. Mạng lưới cung cấp ăn uống tiện lợi ngay tại khu vực khách hàng ở vừa bao gồm dịch vụ take away.

Mô hình tự phục vụ ( self service )

Mô hình này đã được ứng dụng khá nhiều trong các quán cafe và số ít nhà hàng quán ăn. Trong khoảng thời gian dịch Covid rất nhiều nhà hàng khách đi theo xu hướng chuyển từ phục vụ tại bàn (table service) sang tự phục vụ (Self service). Mô hình này cũng nhận được sự ưa chuộng của kha khá khách hàng vì đảm bảo an toàn giãn cách trong dịch.

Hình thức này mang lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như tiết kiệm chi phí cho nhân sự vì không cần phải phục vụ nhiều, mà lại không cần lo thất thoát vì khách hàng sẽ thanh toán tiền ngay lập tức sau khi order.

Như tại các quán cà phê, nhà hàng truyền thống thì nhân viên phục vụ sẽ hỗ trợ gọi món, mang món ra cũng như thánh toán tận bàn. Nhiều khi như vậy sẽ khiến khách hàng cảm thấy khó chịu vì không có nhiều thời gian chọn món khi nhân viên cứ kè kè. Chính vì vậy với mô hình tự phục vụ khách hàng sẽ được order món và thanh toán ngay trên hệ thống POS bởi nhân viên, và thoải mái chủ động hơn với việc order cũng như tự lấy món. Khiến khách hàng cảm thấy thoải mái hơn.

Mô hình nhà hàng kết hợp quán cafe (one-stop dining) 

Mô hình nhà hàng kết hợp quán cafe không còn xa lạ
Mô hình nhà hàng kết hợp quán cafe không còn xa lạ

Nếu như ở nước ngoài, các quán phục vụ ăn uống hay cafe hay ngược lại là các nhà hàng ăn uống có kèm cafe là chuyện bình thường. Nhưng ở Việt Nam thì 2 mô hình này khá rạch ròi ăn ra ăn, uống ra uống. Tuy nhiên nếu muốn bắt kịp xu hướng mới cũng như đáp ứng nhu cầu khách hàng thì mô hình one stop dining – nhà hàng kết hợp cafe sẽ rất được ưa chuộng ở 2022

Vì hầu như hiện nay ở các quán cafe tại Việt Nam tập trung vào không gian và đồ uống hơn, vì vậy các món tráng miệng và đồ ăn chỉ được thêm vào theo kiểu cho có chứ chưa thực sự có đầu tư. Nếu để so sánh với các mô hình nhà hàng kết hợp với quán cafe thì là chưa thể nào đối với thị trường FnB. Để hiểu một cách đơn giản thì one stop dining là một địa điểm mà khách hàng được phục vụ tất tần tật từ món mặn cho tới tráng miệng và cả đồ uống trong một không gian.

Mô hình “farm to table” – từ nông trại đến bàn ăn

Vấn đề về sức khỏe rất được khách hàng ngày nay quan tâm nhất là sau khi chúng ta vừa trải qua đại dịch khiến họ quan tâm đến sức khỏe bản thân và gia đình hơn, từ đó việc lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng được họ khá quan tâm khi ăn bên ngoài. Họ sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn cho những món ăn uống đó vì nó tương xứng về giá trị sức khỏe. Khách hàng sẽ yên tâm hơn khi họ biết được nguồn gốc những món ăn mà họ sử dụng là đến từ đâu.

Một minh chứng tiêu biểu cho mô hình này chính là Pizza 4P’s, đây là thương hiệu đến từ Nhật, hoạt động với mô hình từ trang trại đến bàn ăn. Trang trại Thiên Sinh (Lâm Đồng) chính là đối tác của Pizza 4P’s, trang trại sử dụng mô hình trồng khép kín cho rau củ. Chính vì vậy mà 4P’s liên tục đề cập đến thông tin này trên các kênh truyền thông để khách hàng yên tâm về chất lượng.

Chính vì việc FnB ngày càng phát triển ở thị trường, kéo theo đó là sự phát triển của công nghệ giúp cho thị trường cũng như cơ hội kinh doanh F&B ngày càng được rộng mở. Vậy làm sao để bạn có thể quản trị mô hình kinh doanh F&B một cách hiệu quả nhất từ Online đến Offline nhưng chi phí thì vẫn được tối ưu nhất. Hãy cùng theo dõi phần tiếp theo của bài viết nhé.

GoSELL – Giải pháp quản lý kinh doanh F&B 

GoSELL đã cho ra mắt sản phẩm GoF&B, chuyên dùng để hỗ trợ các nhà kinh doanh về ngành hàng F&B
GoSELL đã cho ra mắt sản phẩm GoF&B, chuyên dùng để hỗ trợ các nhà kinh doanh về ngành hàng F&B

Chính vì hiểu được sự phát triển không ngừng của thị trường kinh doanh F&B nên phần mềm quản lý bán hàng GoSELL đã cho ra mắt sản phẩm GoF&B, chuyên dùng để hỗ trợ các nhà kinh doanh về ngành hàng F&B. Giúp cho quy trình quản lý của bạn trở nên trơn tru và dễ dàng hơn.

Đồng bộ quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh chỉ với một nền tảng

Giải pháp GoF&B được coi như một người trợ lý đa nhiệm, mang đến những giải pháp quản lý tối ưu nhất cho doanh nghiệp của bạn, quản lý tất tần tật chỉ trên một màn hình duy nhất:

  • Quản lý tồn kho nguyên vật liệu: Tất cả các mặt hàng, nguyên liệu đều được định lượng chi tiết để dễ dàng quản lý. Tồn kho sẽ tự động trừ khi đó đơn hàng được gửi đi và hoàn tất hoặc bất cứ nguyên vật liệu nào được lấy khỏi kho. Gửi thông báo cho bạn khi các mặt hàng trong kho còn số lượng ít.
  • Quản lý nhân viên theo ca làm việc: Hồ sơ của từng nhân viên sẽ được nhập trên hệ thống, người quản lý được phép phân quyền vai trò của từng người để dễ dàng quản lý năng suất làm việc cũng như các đơn hàng.
  • Quản lý chi nhánh: Vận hành dễ dàng hơn, quản lý tập trung tất cả các chi nhánh chỉ trên một màn hình duy nhất, chính xác và tiết kiệm thời gian.

Bộ công cụ giúp bán hàng đa kênh

GoF&B còn mang đến những công cụ giúp doanh nghiệp bán hàng đa kênh hiệu quả. Chỉ với hệ thống của GoF&B bạn có thể quản lý tất cả các kênh bán hàng ở nhiều chỉ trên một hệ thống:

  • Quản lý bán hàng ngay tại cửa hàng hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp với hệ thống POS.
  • Xây dựng website bán hàng chuẩn thương mại điện tử.
  • Tạo ứng dụng bán hàng trên điện thoại riêng cho doanh nghiệp của bạn được tích hợp sẵn trên nền tảng IOS và Android.
  • Nhà bán hàng có thể liên kết, tạo cửa hàng trên các nền tảng gọi đồ ăn…và quản lý đơn hàng của tất cả các nền tảng trên hệ thống GoF&B.
  • Tiếp cận khách hàng và bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Zalo OA,…

Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp cho doanh nghiệp của bạn bộ công cụ hỗ trợ cho việc xây dựng chiến dịch marketing hiệu quả như: Facebook Pixel, Google Analytics, Google Tag Manager, Email Marketing, Landing Page giúp cho các chiến dịch marketing của doanh nghiệp đạt được hiệu quả tối ưu nhất nhưng vẫn tiết kiệm chi phí.

Cho dù bạn là nhà kinh doanh FnB với bất cứ mô hình kinh doanh nào thì tại thời đại thương mại điện tử 4.0 để có thể bắt kịp được các đối thủ của mình thì bộ công cụ quản lý bán hàng đa kênh vẫn rất cần thiết tối giản hóa quy trình quản lý của doanh nghiệp nhưng hiệu quả mang lại vẫn tối ưu nhất.

Kết luận

Thông qua bài viết trên GoSELL mong rằng đã giúp bạn biết thêm về những cơ hội kinh doanh ngành F&B năm 2022, cũng như mang đến giải pháp làm thế nào để quản lý kinh doanh F&B hiệu quả nhất. Mong bạn sẽ ứng dụng thành công cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!

Bài viết cùng chuyên mục