Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Vốn cố định là gì? Đặc điểm, vai trò và cách phân loại vốn cố định

Kiến thức

Vốn cố định là gì? Đặc điểm, vai trò và cách phân loại vốn cố định

19 Tháng Ba, 2024

Là một trong những yếu tố then chốt quyết định quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, việc huy động và quản lý vốn cố định luôn là một việc vô cùng quan trọng. Cùng tìm hiểu xem vốn cố định là gì, những đặc điểm, vai trò của vốn cố định trong bài viết dưới đây.

Vốn cố định là gì?

Vốn là gì?

Trước khi tìm hiểu một cách chi tiết về vốn cố định là gì, cùng tổng hợp một số thông tin về khái niệm vốn. Theo đó, vốn là yếu tố bắt buộc để duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh của một doanh nghiệp, góp phần hình thành các tài sản của doanh nghiệp.

Vốn có thể là tiền mặt hoặc tài sản hiện vật. Trên thực tế, chúng ta thường gặp các trường hợp cá nhân hoặc tổ chức góp vốn bằng tài sản hiện vật, như góp vốn bằng ô tô, nhà máy sản xuất, quyền sử dụng đất và nhiều hình thức khác.

Vốn cố định là gì?

Vốn cố định là phần tiền mà doanh nghiệp đầu tư trước cho tài sản cố định, nhằm phục vụ hoạt động sản xuất và kinh doanh trong nhiều giai đoạn. Có thể hiểu đó là số tiền mà doanh nghiệp đầu tư vào tài sản có tính chất bền vững và sử dụng trong các giai đoạn kinh doanh. Tài sản cố định có tính thanh khoản thấp, không dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt.

Vốn cố định là gì?
Vốn cố định là gì?

Theo quy định của Thông tư 45/2013/TT-BTC tại Việt Nam, các tài sản sau đây được coi là vốn cố định:

  • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản trong tương lai.
  • Có thời gian sử dụng trên 1 năm.
  • Nguyên giá tài sản được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.

Một số ví dụ về vốn cố định thường là các tài sản hiện vật như máy móc và thiết bị được sử dụng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Tham khảo: Có nên vay vốn ngân hàng khi kinh doanh? Thủ tục như thế nào?

Đặc điểm của vốn cố định

Sau khi nắm được vốn cố định là gì, bạn có thể nhận thấy một số đặc điểm chính của loại vốn này, bao gồm:

  • Vốn cố định tham gia trong nhiều giai đoạn kinh doanh của doanh nghiệp: Vốn cố định là tài sản cố định và tài sản cố định thì có đặc điểm là thời gian sử dụng lâu dài trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Vốn cố định chuyển dần vào giá trị sản phẩm sản xuất trong các giai đoạn kinh doanh: Sự chuyển đổi của vốn vào giá trị sản phẩm được thể hiện thông qua quá trình khấu hao tài sản cố định của tài sản đó.
  • Vốn cố định kết thúc vòng luân chuyển khi tài sản cố định hết hạn sử dụng.

Vai trò của vốn cố định

Vai trò của vốn cố định là gì trong quá trình kinh doanh. Tương tự như các dạng vốn khác, vốn cố định đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự tồn tại của doanh nghiệp. Cụ thể như sau như sau:

  • Đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục: Vốn cố định đóng vai trò quan trọng để đảm bảo sự liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là với doanh nghiệp sản xuất, vì hoạt động của họ liên quan chặt chẽ đến vốn cố định. Vốn cố định thường chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản của doanh nghiệp.
  • Quyết định quy mô và phạm vi hoạt động: Vốn cố định và tài sản cố định quyết định công suất sản xuất và khả năng cung cấp sản phẩm ra thị trường. Do đó, chúng có vai trò quyết định quy mô và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Giảm thiểu rủi ro, tổn thất và biến động thị trường: Vốn cố định giúp hạn chế rủi ro, tổn thất và biến động trên thị trường. Điều này đảm bảo tính ổn định và bền vững của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh.
  • Tạo lợi thế cạnh tranh và định đoạt chủ động trong kinh doanh: Vốn cố định đóng vai trò quan trọng trong tạo lợi thế cạnh tranh và định đoạt chủ động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định, một số chỉ số được sử dụng bao gồm ROA, tỷ suất lợi nhuận vốn cố định và hàm lượng vốn cố định. Theo đó:

  • ROA (Return on Assets) – Tỷ suất sinh lời của tài sản:

ROA = Tổng doanh thu / Tổng tài sản cố định

Tỷ suất ROA cho biết mức độ sinh lời mà mỗi đơn vị tài sản cố định tạo ra. Giá trị ROA càng cao, doanh nghiệp càng hiệu quả sử dụng tài sản cố định và có cơ cấu vốn hợp lý.

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
  • Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định (Return on Fixed Capital):

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Lợi nhuận sau thuế / Vốn cố định bình quân

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định thể hiện mức độ sinh lời mà mỗi đơn vị vốn cố định tạo ra. Chỉ số này cho biết giá trị lợi nhuận mà một đơn vị vốn cố định tạo ra.

  • Hàm lượng vốn cố định:

Hàm lượng vốn cố định = Vốn cố định / Doanh thu thuần

Hàm lượng vốn cố định cho biết số tiền vốn cố định cần thiết để tạo ra một đơn vị doanh thu. Chỉ số này giúp doanh nghiệp nhận biết mức độ sử dụng vốn cố định để tạo ra doanh thu.

Các loại vốn cố định và sự khác nhau giữa vốn cố định và vốn lưu động

Hai loại vốn cố định

Vốn cố định thường được doanh nghiệp chia thành hai loại chính bao gồm:

  • Tài sản cố định hữu hình: là loại tài sản có hình thái vật chất như máy móc, thiết bị, đất đai, nhà xưởng,…
  • Tài sản cố định vô hình: là loại tài sản không có hình thái vật chất nhưng lại được sử dụng nhiều lần như quyền sáng chế, quyền sử dụng đất,..

Vốn cố định là một phần của tổng số vốn của doanh nghiệp. Tài sản cố định có thể được mua bởi một doanh nghiệp (doanh nghiệp là chủ sở hữu). Hoặc cũng có thể được cho thuê (tùy vào tình hình kinh doanh và mục đích sử dụng của doanh nghiệp).

Xem thêm: Công thức tính và phương pháp quản lý vốn lưu động cho doanh nghiệp

Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động

Vốn cố địnhVốn lưu động
Khái niệmVốn cố định là là thước đo tài chính thể hiện giá trị toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp. Vốn cố định thường được biểu hiện bằng tài sản cố định.Vốn lưu động là thước đo tài chính thể hiện khả năng thanh khoản có sẵn để vận hành doanh nghiệp. Vì vậy vốn lưu động thường được biểu hiện bằng tiền và các tài sản ngắn hạn. 
Đặc điểmVốn cố định luân chuyển theo kỳ kinh doanh.

Vốn cố định luân chuyển nhiều lần vào giá trị sản phẩm trong nhiều kỳ sản xuất kinh doanh.

Vòng tuần hoàn kết thúc khi tài sản cố định hết hạn sử dụng.

Vốn lưu động có tính dịch chuyển trong dòng tiền.

Vốn lưu động dịch chuyển 1 lần vào giá trị sản phẩm hoặc quá trình sản xuất, kinh doanh.

Vòng tuần hoàn kết thúc sau 1 quá trình sản xuất kinh doanh.

Các chỉ tiêu theo dõiTài sản cố địnhTiền, các khoản tương đương tiền, nợ phải thu ngắn hạn…
Phân loạiTheo hình thái biểu hiện:

  • Tài sản cố định vô hình
  • Tài sản cố định hữu hình
Theo hình thái biểu hiện:

  • Vốn bằng tiền
  • Vốn bằng hàng hóa

Để thực hiện quản lý vốn cố định hiệu quả, doanh nghiệp có thể lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng có tích hợp tính năng sổ quỹ, phân tích báo cáo để nắm được biến động dòng tiền, theo dõi sự luân chuyển của nguồn vốn chính xác và toàn diện. Phần mềm GoSELL với đầy đủ các tính năng được tích hợp sẽ là một giải pháp tuyệt vời dành cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Ý nghĩa, công thức tính và cách quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả

GoSELL – Phần mềm quản lý bán hàng toàn diện dành cho doanh nghiệp

Việc sử dụng vốn cố định một cách hiệu quả góp phần không nhỏ vào sự thành công trong quá trình kinh doanh, bán hàng của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp bán hàng, việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả cũng là một yếu tố cần được quan tâm. Ở đó, GoSELL được xem là giải pháp hàng đầu hỗ trợ quá trình quản lý bán hàng của doanh nghiệp.

GoSELL là giải pháp quản lý bán hàng toàn diện hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu quy trình bán hàng của doanh nghiệp tại cả cửa hàng trực tiếp lẫn các kênh bán hàng online. Nhờ tính năng đồng bộ của mình, doanh nghiệp sử dụng phần mềm GoSELL có thể quản lý bán hàng đa kênh trên cùng một trang quản trị duy nhất. 

Phần mềm quản lý bán hàng toàn diện dành cho doanh nghiệp
Phần mềm quản lý bán hàng toàn diện dành cho doanh nghiệp

Tính năng sổ quỹ, phân tích báo cáo trên hệ thống của GoSELL

Tính năng sổ quỹ của GoSELL cho phép doanh nghiệp tạo và quản lý các hoạt động thu chi, lưu trữ, sắp xếp, tìm kiếm các giao dịch nhanh chóng đa kênh (cửa hàng, website, app, sàn TMĐT, các nền tảng mạng xã hội) trên cùng một hệ thống duy nhất với độ chính xác cao.

Tính năng này giúp doanh nghiệp quản lý hóa đơn, lập phiếu thu, chi, tạo biên lai cho đơn đặt hàng nhằm hạn chế tối đa sai sót. Đặc biệt, mọi sự biến động của dòng tiền khi có phát sinh giao dịch đều được cập nhật và hiển thị trên màn hình giúp doanh nghiệp theo dõi và quản lý số dư đầu kỳ, tổng doanh thu, tổng chi phí, số dư cuối kỳ, các giao dịch phát sinh một cách dễ dàng.

Trong khi đó, tính năng phân tích báo cáo của GoSELL cho phép doanh nghiệp theo dõi doanh thu đa kênh (Shopee, Lazada, GoMUA), đa nền tảng (Cửa hàng, website, app bán hàng, mạng xã hội) và báo cáo doanh thu theo chi nhánh. Đây là tính năng hữu ích giúp các doanh nghiệp thương mại điện tử đánh giá tối ưu hiệu quả kinh doanh đa kênh của mình.

Hơn nữa, doanh nghiệp cũng có thể tạo các phân tích doanh thu theo đơn hàng ở các giai đoạn khác nhau hoặc lọc báo cáo doanh thu theo trạng thái đơn hàng, phương thức thanh toán của đơn hàng. Bạn cũng có thể theo dõi các chỉ số kế toán trên báo cáo của doanh nghiệp (doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận gộp, tổng vốn, tổng đơn hàng, phí giao hàng, giá trị trung bình đơn hàng) một cách dễ dàng.

Quản lý bán hàng đa kênh cùng những sản phẩm của GoSELL

Bên cạnh đó, GoSELL cũng hỗ trợ doanh nghiệp quản lý bán hàng hiệu quả từ website, app bán hàng, các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, GoMUA) cho đến nền tảng mạng xã hội (Fanpage Facebook, Zalo OA, TikTok Shop). Cụ thể: 

  • GoWEB: Thiết kế website bán hàng chuẩn thương mại điện tử chuyên nghiệp và nhanh chóng, với đầy đủ các tính năng hiện đại.
  • GoAPP: Tạo app bán hàng trên điện thoại, có mặt trên cả Android và iOS, giúp thu hút khách hàng quay lại mua sắm nhiều hơn.
  • GoPOS: Quản lý bán hàng tại quầy, lên đơn nhanh chóng, quản lý tồn kho chi tiết đến từng chi nhánh.
  • GoSOCIAL: Hỗ trợ bán hàng trên nền tảng mạng xã hội Facebook và Zalo. Đồng bộ tin nhắn, tạo kịch bản trả lời và tạo đơn hàng ngay khi chat.
  • GoLEAD: Tạo Landing Page chuyên nghiệp, giúp thu thập thông tin khách hàng và đẩy mạnh tỷ lệ chuyển đổi cũng như chốt Sales.
  • GoCALL: Hệ thống tổng đài ảo, giúp doanh nghiệp xây dựng đội ngũ telesales và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

Với mục tiêu hướng đến sự tối ưu trong quá trình hỗ trợ bán hàng và quản lý bán hàng của doanh nghiệp, GoSELL sẽ không ngừng cập nhật những tính năng mới và hiệu quả nhất. Có thể nói, GoSELL chắc chắn sẽ là người bạn đồng hành không thể thiếu trên con đường kinh doanh, bán hàng đa kênh của doanh nghiệp.

Kết luận

Bài viết trên hẳn đã giúp bạn nắm được một cách chi tiết vốn cố định là gì cũng như những đặc điểm, vai trò và phân loại vốn cố định. Việc sử dụng vốn một cách hiệu quả chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ và thành công của doanh nghiệp trong suốt quá trình kinh doanh.

Xem thêm: Chi phí cố định – Đặc điểm, cách phân loại và công thức tính

Bài viết cùng chuyên mục