Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Franchise là gì? Các hình thức kinh doanh nhượng quyền phổ biến nhất hiện nay

Kiến thức

Franchise là gì? Các hình thức kinh doanh nhượng quyền phổ biến nhất hiện nay

15 Tháng Tám, 2023

Franchise là thuật ngữ nói về phương thức kinh doanh mới xuất hiện gần đây, nhưng được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm và chọn lựa đầu tư. Bạn đã biết franchise là gì và làm thế nào để áp dụng phương thức franchise trong kinh doanh chưa? 

Franchise là gì? Các hình thức kinh doanh nhượng quyền phổ biến nhất hiện nay

Franchise là gì?

Franchise được hiểu là nhượng quyền kinh doanh, là cho phép một cá nhân hay tổ chức được kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ nào đó, theo hình thức và phương pháp kinh doanh đã được áp dụng trong thực tế của bên nhượng quyền tại một khu vực cụ thể.

Trong đó, bên nhượng quyền là Franchisor, bên nhận nhượng quyền là Franchisee. Thường thì các chi phí để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nhân lực sẽ do bên mua tự đảm nhiệm và doanh nghiệp bán nhượng quyền chỉ chuyển giao mô hình kinh doanh, hỗ trợ về thương hiệu và quảng bá,…

Franchise là gì?
Franchise là gì?

Nhưng song song với đó, bên nhượng quyền cũng cần hỗ trợ bên nhận nhượng quyền. Ngược lại, phía nhận nhượng quyền cũng cần đảm bảo đúng theo khuôn mẫu, cách thức kinh doanh và quy trình kinh doanh mà bên nhượng quyền đưa ra.

Ưu nhược điểm của Franchise

Để có cái nhìn chính xác nhất về mô hình nhượng quyền kinh doanh thương hiệu, dưới đây là những ưu và nhược điểm của mô hình nhượng quyền thương hiệu.

Ưu nhược điểm của Franchise
Ưu nhược điểm của Franchise

Ưu điểm của mô hình Franchise

  • Tăng độ phủ thương hiệu: Ưu điểm đầu tiên của mô hình này chính là tăng độ phủ sóng và mang hình ảnh thương hiệu xuất hiện rộng rãi hơn, giúp độ nhận diện trong tâm trí khách hàng tăng cao.
  • Cải thiện và nâng cao chất lượng nhân viên: Khi một doanh nghiệp quyết định tham gia nhượng quyền, thì khi đó cần tiến hành đào tạo lại cho đội ngũ nhân viên, nhằm đảm bảo về chất lượng phục vụ cũng như việc vận hành kinh doanh. Qua đó, đào thải những cá nhân không phù hợp nhằm đào tạo ra những nhân viên có nền tảng tốt.
  • Xây dựng một hệ thống thương hiệu: Việc nhượng quyền thương hiệu đã kéo theo những vấn đề liên quan đến mở rộng địa điểm và hệ thống phân phối. Từ hoạt động của những đối tượng nhận nhượng quyền giúp mở rộng ra và tạo hệ thống thương hiệu riêng biệt.
  • Tạo ra mức doanh thu ổn định và đều đặn: Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi thực hiện hoạt động nhượng quyền thì công ty sẽ được nhận một nguồn doanh thu đều đặn từ chi phí bản quyền và nhượng quyền này.

Nhược điểm của mô hình Franchise

Bên cạnh đó, những cơ hội mà nhượng quyền thương hiệu mang đến thì cũng sẽ có những nhược điểm nhất định:

  • Không sở hữu hoàn toàn về thương hiệu: Khi nhượng quyền thì bên nhượng quyền sẽ không phải là chủ của chi nhánh mà chỉ có quyền kinh doanh theo thỏa thuận về thương hiệu. 
  • Rủi ro hiệu ứng “chuỗi”: Được hiểu là khi một cơ sở gặp phải vấn đề, dẫn đến không hài lòng của khách hàng thì có thể ảnh hưởng lớn đến những cơ sở khác trong cùng thương hiệu.
  • Cạnh tranh: Những cửa hàng nhượng quyền có thể cạnh tranh lẫn nhau, dẫn đến các trường hợp không đồng bộ trong hoạt động. Từ đó, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh.
  • Thiếu sự đột phá: Đó là sự đột phá và sáng tạo trong hoạt động bị hạn chế, khi mà các hoạt động được quy định theo hợp đồng từ đầu và yêu cầu về thương hiệu.

4 phương pháp nhượng quyền thương hiệu

Các phương pháp nhượng quyền thương hiệu phổ biến hiện nay, có thể kể đến 4 hình thức sau đây. Trong đó, ở mỗi hình thức nhượng quyền đều có những điểm đặc biệt nhất định như sau:

4 phương pháp nhượng quyền thương hiệu
4 phương pháp nhượng quyền thương hiệu

Full business format franchise (nhượng quyền kinh doanh toàn phần)

Đây là hình thức nhượng quyền toàn diện và có thời hạn quy định trung bình. Trong đó, các bên tham gia mô hình nhượng quyền này đảm bảo chia sẻ toàn bộ những thông tin về thương hiệu như: hệ thống, chiến thuật, bí quyết, dịch vụ, sản phẩm, công thức,… cho bên nhận nhượng quyền.

Với hình thức nhượng quyền toàn phần này thì sẽ có 2 khoản phí cố định là nhượng quyền ban đầu và phí bản quyền liên tục.

Non-business format franchise (nhượng quyền kinh doanh bán phần)

Nhượng quyền kinh doanh bán phần có nghĩa là bên thực hiện nhượng quyền chỉ chia sẻ một phần trong các nội dung nhượng quyền như sản phẩm, công thức,…Bên nhượng quyền sẽ ít quan tâm đến các vấn đề trong kinh doanh như xử lý đơn hàng, vận chuyển,…

Management franchise (Nhượng quyền tham gia quản lý)

Đối với hình thức nhượng quyền này sẽ cho phép bên nhượng quyền sử dụng nhà quản lý của đơn vị nhượng quyền, thực hiện các công việc như: quản lý, điều hành và sử dụng thương hiệu,…

Với hình thức này, bên cho nhượng quyền còn có nhiệm vụ phải đào tạo đội ngũ nhân viên, thực hiện các chiến dịch như tuyển dụng và cung cấp các tài sản liên quan về thương hiệu cho phía đối tác. Qua đó có thể đảm bảo chất lượng và duy trì ổn định cho thương hiệu.

Equity franchise (nhượng quyền kinh doanh tham gia đầu tư vốn)

Là hình thức nhượng quyền mà bên nhượng quyền sẽ có thể tham gia hội đồng quản trị của công ty nhận nhượng quyền, mặc dù là số vốn rất nhỏ hoặc không đáng kể.

Hình thức nhượng quyền dưới dạng đầu tư vốn này thường phù hợp với những doanh nghiệp chưa có đủ đội ngũ nhân viên cũng như quy trình hoạt động phù hợp nhưng vẫn muốn khai phá các thị trường tiềm năng mới.

Xem thêm: Top 5 lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh hấp dẫn ở Việt Nam

Các thương hiệu nhượng quyền F&B nổi tiếng tại thị trường Việt Nam

Franchise lĩnh vực F&B tại Việt Nam ngày một phổ biến và được nhiều chủ đầu tư đặc biệt quan tâm. Điển hình là các thương hiệu nhượng quyền được mua nhiều nhất hiện nay như Highlands Coffee, Domino’s Pizza, McDonald’s, Gong Cha, KFC…

Gong Cha

Gong Cha là thương hiệu về trà sữa có nguồn gốc từ Đài Loan nổi tiếng. Hiện nay, với hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, Gong Cha đã và đang có mặt trên 20 quốc gia với hơn 3000 cửa hàng.

Với sự phát triển và ngày càng thu hút đông đảo khách hàng, trong tương lai thương hiệu trà sữa này còn có thể đi đến nhiều quốc gia hơn nữa. Chính vì sự ưa chuộng của khách hàng dành cho Gong Cha là quá lớn, nên bạn cũng không khó hiểu khi giá nhượng quyền thương hiệu Gong Cha là không hề thấp. Gong cha yêu cầu khách hàng phải chứng minh được tài chính và dự trữ nguồn kinh phí từ 3-5 tỷ đồng.

Highland Coffee

Highland Coffee là thương hiệu không còn xa lạ với người Việt, chuỗi cửa hàng xuất hiện phủ sóng tại nhiều trung tâm thương mại lớn cùng nhiều vị trí đắc địa trên các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng… 

Không gian quán rộng rãi, độc đáo và thoải mái vừa phù hợp cho việc giao lưu bạn bè vừa phù hợp với ngồi làm việc tại quán. Với hơn 20 năm phát triển, thương hiệu Highland đã trở thành chuỗi cafe nhượng quyền Việt Nam thành công nhất tại Việt Nam với hơn 400 cửa hàng trên 32 tỉnh thành. Chi phí đầu tư ban đầu để được nhận nhượng quyền được ước tính khoảng 3 đến 5 tỷ đồng.

Highland Coffee
Highland Coffee

Xem thêm: Kinh nghiệm nhượng quyền Highland Coffee thành công

Lotteria

Lotteria gia nhập thị trường Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1998, và là đối thủ trực tiếp của KFC trong các chuỗi nhà hàng tại Việt Nam. Trong thời gian gần đây, Lotteria được xem như doanh nghiệp fastfood tuy đến sau nhưng lại nhanh chóng vươn lên dẫn đầu thị trường. Cùng với KFC, Lotteria mang nhiều cơ hội thành công khi thực hiện quá trình nhượng quyền. Bắt đầu từ năm 2014, Lotteria đã thực hiện nhượng quyền kinh doanh với phí nhượng quyền Lotteria khoảng 250.000$.

Như đã nói, phía mua nhượng quyền thương hiệu cũng cần đảm bảo các vấn mà phía cho nhượng quyền thương hiệu đã đề ra, các vấn đề đó có thể nói đến như: quy trình phục vụ, quản lý nhân viên, quy trình quản lý và xử lý đơn hàng,… Đặc biệt, những vấn đề vừa kể trên đối với ngành F&B rất quan trọng và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề thương hiệu của phía cho nhượng quyền. 

Với những vấn đề vừa kể trên, hầu hết các doanh nghiệp F&B hiện nay đều ứng dụng công nghệ vào quy trình phục vụ, quản lý đơn hàng, quản lý nhân viên,…Và GoF&B luôn tự hào là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các giải pháp tối ưu nhất cho ngành hàng F&B.

Tối ưu quản lý và kinh doanh Franchise F&B hiệu quả với GoF&B

GoF&B là phần mềm quản lý toàn diện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành thực phẩm, đồ uống (Food & Beverage). Hệ sinh thái của GoF&B sẽ giúp kinh doanh mô hình Franchise F&B hiệu quả và chuyên nghiệp hơn, qua đó cũng giúp hạn chế tối đa thất thoát trong quá trình kinh doanh. 

Tối ưu quản lý và kinh doanh Franchise F&B hiệu quả với GoF&B
Tối ưu quản lý và kinh doanh Franchise F&B hiệu quả với GoF&B

Đẩy mạnh kinh doanh trên đa nền tảng

Phần mềm GoF&B còn hỗ trợ những nhà hàng muốn mở rộng và quảng bá thương hiệu trên các các nền tảng kinh doanh online như:

  • Nền tảng website: Giúp nhà hàng quảng bá và tăng độ nhận diện và tiếp cận khách hàng với công cụ như Google Analytics, SEO,…Khách hàng cũng có thể đặt hàng trước ngay trên website nhà hàng,.. 
  • Nền tảng App: Giúp xây dựng thương hiệu cá nhân cho nhà hàng, khách hàng cũng dễ dàng đặt món trên app. Nhà hàng cũng có thể thu hút khách hàng với những chương trình khuyến mãi và tích điểm khách hàng thân thiết,…
  • App GoF&B: Ứng dụng chuyên về dịch vụ đặt món tại bàn và giao đồ ăn online giúp chủ nhà hàng tiếp cận với lượng lớn khách hàng, bứt tốc doanh thu cho nhà hàng, quán ăn, cửa hàng coffee… của bạn.
  • Nền tảng POS: Hỗ trợ quản lý khu vực bàn ngay trên máy POS, dễ dàng order và chuyển order đến ngay nhà bếp tránh trường hợp sai món. Dễ dàng thanh toán và in hóa đơn cho khách.

Xây dựng quy trình xử lý đơn khép kín và quản lý chặt chẽ đơn hàng

Giúp chủ nhà hàng/quán ăn có thể xây dựng quy trình lên đơn tại quầy (delivery / take away / phục vụ tại bàn) chuyên nghiệp thông qua website và app, mang đến trải nghiệm tối ưu cho thực khách. Đồng thời, quản lý toàn bộ đơn hàng tập trung trên một nền tảng duy nhất. 

Quản lý tồn kho nguyên vật liệu

Tính năng quản lý tồn kho giúp giảm tải được các vấn đề về quản lý và kiểm tra nguyên vật liệu hàng ngày. Giải quyết các vấn đề về tồn kho một cách chính xác nhất, đáp ứng kịp thời nhu cầu nhập hàng và hạn chế tối đa tình trạng thất thoát hàng hóa trong kinh doanh.

Quản lý món ăn

Tính năng này cho phép người quản lý dễ dàng quản lý các sản phẩm theo: tên, mô tả, nguyên liệu, sản phẩm bán kèm, giá bán, hình ảnh,…Quản lý sản phẩm theo danh mục, theo combo các sản phẩm, dễ dàng lọc và tìm kiếm sản phẩm một cách thuận tiện và tiết kiệm thời gian.

Quản lý nhân viên

Với tính năng này, nhà kinh doanh có thể quản lý nhân viên từng khu vực cụ thể (thu ngân, bếp, kho, quản lý khu vực,…) nhằm đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên một cách minh bạch và khách quan.

Quản lý nhà cung cấp

Tính năng giúp chủ nhà hàng / quán ăn dễ dàng quản lý và kiểm soát thông tin chi tiết của các nhà cung cấp, từ đó xây dựng mối quan hệ thân thiết với họ, tạo tiền đề cho việc phát triển mối quan hệ đôi bên cùng có lợi.

Thêm vào đó, với kết hợp các tính năng khác như: quản lý khách hàng, quản lý đơn hàng, quản lý nhà cung cấp, phân tích báo cáo,…giúp chủ hàng, quán ăn xây dựng mô hình kinh doanh F&B với quy trình quản lý khép kín.

Kết luận

Thông qua những thông tin và tổng hợp chia sẻ của GoSELL,có thể thấy rằng phương thức kinh doanh franchise hiện rất tiềm năng. Nhưng bên cạnh đó, nhà đầu tư vẫn sẽ có thể gặp những rủi ro, khó khăn nhất định. Do đó, mong rằng với bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về đặc thù của mô hình này và ứng dụng công nghệ nhằm kinh doanh hiệu quả hơn.

Bài viết cùng chuyên mục