Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Giải quyết nỗi lo “ping cao” cho các website bán hàng đa dạng sản phẩm

Kiến thức

Giải quyết nỗi lo “ping cao” cho các website bán hàng đa dạng sản phẩm

20 Tháng Mười Một, 2023

“Ping” là một thuật ngữ thường được nhắc đến trong quá trình sử dụng mạng internet, đặc biệt khi cần kiểm tra tốc độ mạng. Dưới đây GoSELL sẽ giúp bạn hiểu tường tận ping là gì, cách đọc các thông số ping và tránh ảnh hưởng của “ping cao” cho một website bán hàng nhiều thông tin sản phẩm.

ping-1

Ping là gì?

Ping, hay Ping MS là từ viết tắt của Packet Internet Groper, là một công cụ kiểm tra tốc độ đường truyền kết nối giữa hai thiết bị, thường là máy vi tính và máy chủ server nào đó.

Ping có thể ước lượng khoảng thời gian trễ trọn vòng khi gửi gói dữ liệu đi và tỷ lệ các gói dữ liệu có thể bị mất trong quá trình truyền tải giữa máy tính cá nhân và một máy chủ nào đó.

Ví dụ, chúng ta sẽ thường kiểm tra tốc độ Ping của máy cá nhân đến với một máy chủ của trang web như Facebook.com, Google.com,… Nếu tốc độ kết nối internet càng chậm thì số ping hiển thị càng cao, ngược lại, nếu số ping càng thấp thì tốc độ kết nối internet càng nhanh.

Đồng thời, các thông số ping cũng giúp kiểm tra lỗi kĩ thuật kết nối của gói dữ liệu. Nếu thiết bị mục tiêu nhận tín hiệu, nó sẽ phản hồi thông tin các chỉ số ngay lập tức. Trong trường hợp không kết nối thành công, người dùng sẽ nhận được thông báo lỗi.

ping-2
Ping là chỉ số thể hiện tốc độ đường truyền khi kết nối internet

Xem thêm: Blacklist là gì? Cách phòng tránh để website không bị đưa vào Blacklist

Ý nghĩa của Ping khi truy cập internet

Như định nghĩa ở trên, các thông số Ping phần nào thể hiện tốc độ của mạng internet mà bạn đang sử dụng. Vì vậy, việc hiểu rõ các thông số Ping có thể giúp bạn cân nhắc các gói băng thông, nhà mạng để có thể sở hữu tốc độ lướt internet tốt nhất.

Đặc biệt đối với các chủ doanh nghiệp hoặc đơn vị vận hành một website bán hàng có nhiều thông tin sản phẩm và lượng truy cập lớn mỗi ngày, bạn cần biết cách tối ưu tốc độ load của trang, thể hiện cụ thể ở các thông số ping nhằm tăng trải nghiệm của khách hàng khi tham quan website của bạn.

Chắc chắn bạn không thể kiểm soát được nhà mạng mà khách hàng sử dụng để có tốc độ ping tốt nhất khi đến website của bạn, nhưng bạn hoàn toàn có thể tối ưu website của mình để dù ping cao hay thấp thì khách hàng vẫn có thể xem rõ hình ảnh, nắm được các thông tin sản phẩm trước khi ra quyết định mua hàng.

Cách kiểm tra tốc độ ping trên máy tính

Kiểm tra tốc độ ping trên máy tính chính xác sẽ giúp bạn nắm được độ trễ khi sử dụng mạng để truy cập bất kì website, ứng dụng nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân. Sau đây GoSELL sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra tốc độ ping trên hệ điều hành MacOS và Window.

Kiểm tra ping trên MacOS

Để kiểm tra tốc độ Ping trên máy tính chạy hệ điều hành macOS, bạn có thể thực hiện các bước sau đây:

  • Bước 1: Mở khung tìm kiếm bằng cách nhấn biểu tượng kính lúp trên màn hình hoặc sử dụng phím tắt Spotlight.
  • Bước 2: Gõ “Network Utility” hoặc “Tiện ích mạng” trong khung tìm kiếm Spotlight.
  • Bước 3: Chọn ứng dụng “Network Utility” khi nó hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
  • Bước 4: Trong Network Utility, chọn tab “Ping”.
  • Bước 5: Nhập địa chỉ mà bạn muốn kiểm tra tốc độ Ping, sau đó nhấn “Ping”.
  • Bước 6: Kết quả sẽ hiển thị thông tin chi tiết về tốc độ Ping để bạn kiểm tra.

Kiểm tra ping trên Window

Kiểm tra tốc độ Ping trên máy tính hoạt động dựa trên hệ điều hành Windows có một số bước khác biệt. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:

  • Bước 1: Nhấn tổ hợp phím “Windows + R” để mở cửa sổ Run.
  • Bước 2: Gõ “cmd” trong ô tìm kiếm và nhấn “OK”.
  • Bước 3: Khi cửa sổ Command Prompt (CMD) mở ra, gõ lệnh kiểm tra Ping với địa chỉ IP mà bạn muốn kiểm tra, sau đó nhấn “Enter”.
  • Bước 4: Kết quả tốc độ Ping sẽ được hiển thị chi tiết.

Ý nghĩa các thông số ping

Khi thực hiện lệnh kiểm tra Ping thì kết quả sẽ trả về những thông tin cơ bản sau:

  • “Reply from …: bytes=32 time=…ms TTL=…”: Đây biểu thị rằng hệ thống mạng hoặc thiết bị trên đường truyền đang kết nối với nhau bình thường. Trong đó, “bytes=32” là kích thước gói tin, “time” là thời gian cần để truyền và nhận tín hiệu (thời gian càng lớn, tốc độ kết nối Internet càng kém), và “TTL” là số lượng bước qua, thường liên quan đến các Router và Gateway.
  • “Ping statistics” sẽ tổng kết số liệu liên quan đến quá trình kiểm tra Ping, “Packets” liệt kê tổng số gói tin được gửi, nhận và gói tin bị mất.
  • “Approximate round trip times” thể hiện tốc độ kết nối Internet tổng quan của bạn.
  • “Request time out” cho biết kết nối hoặc đường truyền có vấn đề hoặc bị gián đoạn giữa các thiết bị trong hệ thống mạng.
  • “Destination host unreachable” cho thấy rằng thiết bị đích đến không thể truy cập mạng, có thể do đường truyền bị đứt hoặc thiết bị không khả dụng.

Trong đó, chúng ta chỉ thực sự quan tâm đến 2 thông số quan trọng nhất là “time (ms)” và “Request time out”.

Cụ thể, khi kết quả trả về với time (ms) thấp thì tức là mạng của bạn khá nhanh. Ngược lại, nếu chỉ số ping cao tức time (ms) cao thì mạng của bạn chậm, thời gian phản hồi lâu, và tất nhiên sẽ khiến cho bạn sử dụng mạng một cách chậm chạp.

Lưu ý: Time dao động ổn định tức là mạng của bạn ổn định và rất tốt.

Còn nếu màn hình hiển thị “Request time out”, nghĩa là không thể phản hồi thì bạn cần phải kiểm tra lại các thiết bị kết nối vì việc kết nối Internet của bạn đang bị gián đoạn hoặc ngắt kết nối.

ping-3
Kiểm tra lại kết nối khi ping hiển thị “request time out

Tốc độ ping bao nhiêu là ổn?

Theo nghiên cứu, các chỉ số hiển thị của thông số “time= (ms)” khi kiểm tra ping được đánh giá như sau:

  • Dưới 30ms: Ping hoàn hảo, giúp bạn truy cập bất kì trang web hay ứng dụng nào một cách dễ dàng, bao gồm cả tốc độ và độ sắc nét hiển thị.
  • Từ 30 đến 50ms: Tốc độ trung bình, không gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình truy cập và chất lượng lướt mạng.
  • Từ 50 đến 100ms: Đã hơi chậm, có thể gây ra giật lag khi truy cập các ứng dụng, trang web cần dung lượng lớn hoặc độ sắc nét hình ảnh cao.
  • Từ 100 đến 500ms: Tốc độ kết nối chậm, ảnh hưởng đáng kể đến việc xử lí các thông tin hiển thị trên ứng dụng hoặc website. Thường xảy ra hiện tượng “Loading” xoay vòng vòng.
  • Trên 500ms: Kết nối rất chậm, tất cả hoạt động trực tuyến sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bên cạnh xem xét cụ thể các chỉ số của thông số trên, chúng ta có thể đánh giá thông số Ping thông qua màu sắc hiển thị. Cụ thể, màu xanh lá cây cho biết kết nối mạng rất tốt, màu vàng thường là trung bình, trong khi màu đỏ thường chỉ ra kết nối kém và không ổn định.

Xem thêm: Cách khắc phục lỗi “không thể truy cập trang web này” nhanh nhất

Giải quyết nỗi lo “ping cao” cho các website bán hàng chuyên nghiệp

Như đã chia sẻ, chúng ta không thể quyết định được vấn đề ping cao hay thấp của khách hàng. Tuy nhiên, nếu bạn đang kinh doanh bằng những website hay ứng dụng bán hàng chuyên nghiệp thì quan tâm đến tốc độ duyệt web hay tốc độ tải trang là điều vô cùng cần thiết.

Bởi trải nghiệm mua sắm tốt là một yếu tố quan trọng dẫn đến quyết định mua của khách hàng. Song song đó, thời gian khách hàng truy cập website của bạn càng lâu thì đề xuất hiển thị trang web của bạn trên các nền tảng mạng xã hội và trang công cụ tìm kiếm như Google càng cao.

Hiểu được điều này, bạn có thể lưu ý một số nhân tố quyết định tốc độ tải trang dưới đây để ứng dụng vào website của mình như:

  • Giảm plugin sử dụng trên website.
  • Tối ưu hóa hình ảnh.
  • Loại bỏ các popup không cần thiết.
  • Lựa chọn theme tốt.
  • Chọn dịch vụ hosting phù hợp.

Hoặc bạn cũng có thể tham khảo giải pháp GoWEB của GoSELL để sở hữu một website bán hàng chuyên nghiệp, vừa chú trọng tính tối giản các thao tác khi thiết kế giao diện, vừa tập trung tăng trải nghiệm của khách hàng khi tham quan website bằng cách áp dụng những phương pháp nâng cao tốc độ tải trang, kể cả khi ping của người dùng cao.

Sở hữu website bán hàng chuyên nghiệp trong 10 phút với GoWEB

GoWEB là giải pháp giúp doanh nghiệp sở hữu một website bán hàng chuyên nghiệp với đa dạng ngành hàng như: trang sức, mỹ phẩm, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp (Spa, Nail,…), trái cây, thực phẩm, đồ ăn vặt,…

Không chỉ có sẵn các theme tiện lợi trong việc tạo lập giao diện website một cách dễ dàng, GoWEB còn có nhiều tính năng nhằm “cá nhân hóa” thương hiệu của các doanh nghiệp bằng các tùy chọn màu sắc, kiểu chữ,… Đặc biệt, các chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng đăng tải các bài viết, hình ảnh giới thiệu sản phẩm để cung cấp thông tin cũng như thu hút khách hàng tiềm năng chỉ bằng các thao tác kéo thả đơn giản.

Với GoWEB, nói không ngoa khi bạn chỉ mất 10 phút để sở hữu một website bán hàng chuyên nghiệp với những dịch vụ miễn phí của GoSELL:

ping-4
GoWEB giúp bạn thiết kế website bán hàng chỉ trong 10 phút

Đa dạng Theme miễn phí cho nhiều ngành hàng đặc trưng

Với mỗi theme, GoWEB đã set-up các nội dung hiển thị cơ bản cho từng ngành hàng. Bạn đơn giản chỉ cần thao tác thay thế hình ảnh, nội dung sản phẩm để cá nhân hóa thương hiệu của mình. Các theme của GoWEB cũng mời gọi sức sáng tạo của bạn bằng các tùy chỉnh đặc biệt, thay đổi màu sắc, font chữ, v.v.. hay cả các trường nội dung để tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng khi xem các sản phẩm trên website.

Miễn phí Hosting, tăng cường bảo mật

Với giải pháp GoWEB, bạn có thể tự do đặt tên miền website của mình hoàn toàn miễn phí trong gói hosting được cung cấp bởi GoSELL. Bạn có thể sở hữu băng thông không giới hạn tối ưu hóa tốc độ website, chủ động mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Đặc biệt, GoSELL cũng hỗ trợ chứng chỉ bảo mật SSL nhằm đảm bảo sự an toàn dữ liệu cũng như thông tin của khách hàng, để bạn yên tâm mang đến những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình.

Tự do liên kết các sàn thương mại điện tử và cấu hình khác

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể liên kết đồng bộ thông tin sản phẩm, kho hàng và tình trạng đơn hàng trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, TikTokShop, GoMUA,…

Tham khảo thêm các giải pháp bán hàng toàn diện của GoSELL

Bên cạnh GoWEB, phần mềm quản lý bán hàng GoSELL còn mang đến các giải pháp tối ưu khác giúp quá trình kinh doanh đa kênh như:

  • GoAPP: Tạo app bán hàng trên điện thoại, có mặt trên cả Android và iOS, thu hút khách hàng quay lại mua sắm nhiều hơn.
  • GoPOS: Quản lý bán hàng tại quầy, lên đơn nhanh chóng, quản lý tồn kho chi tiết đến từng chi nhánh.
  • GoSOCIAL: Hỗ trợ bán hàng trên nền tảng mạng xã hội Facebook và Zalo. Đồng bộ tin nhắn, tạo kịch bản trả lời và tạo đơn hàng ngay khi chat.
  • GoLEAD: Tạo Landing Page chuyên nghiệp, giúp thu thập thông tin khách hàng và đẩy mạnh tỷ lệ chuyển đổi cũng như chốt Sales.
  • GoCALL: Hệ thống tổng đài ảo, giúp doanh nghiệp xây dựng đội ngũ telesales và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
ping-5
GoSELL – Giải pháp bán hàng toàn diện cho doanh nghiệp

Bên cạnh đó, GoSELL có tích hợp hơn 30 tính năng giúp bạn quản lí bán hàng và thực hiện các chiến dịch Marketing tổng thể như: SEO, Email Marketing, CRM, Tạo mã giảm giá, Livestream, Quản lí nhân viên, v.v.. để vận hành kinh doanh tốt hơn và bán được nhiều hàng hơn.

Kết luận

Sau khi hiểu rõ các thông số Ping, chắc chắn doanh nghiệp đã nhìn ra những giải pháp tối ưu nhằm cải thiện trải nghiệm của khách tham quan website bán hàng của mình. Cùng với sự đồng hành của GoSELL, đặc biệt là giải pháp GoWEB, chắc chắn doanh nghiệp sẽ càng thêm dễ dàng để thiết kế và vận hành website một cách chuyên nghiệp, đồng thời nâng cao doanh thu và ngày càng phát triển.

Bài viết cùng chuyên mục