Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » SSL là gì? Cách đăng ký mua chứng chỉ bảo mật SSL

Kiến thức

SSL là gì? Cách đăng ký mua chứng chỉ bảo mật SSL

18 Tháng Tám, 2023

Cài đặt chứng chỉ SSL cho website được xem là việc bảo mật vô cùng quan trọng đối với mọi trang web. Khi thiết kế website, các nhà cung cấp dịch vụ hay đơn vị thiết kế web đều sẽ đề xuất bạn cài đặt tính năng này. Thông thường, cài đặt SSL là miễn phí nhưng nếu sử dụng các dịch vụ, bạn sẽ phải trả một mức chi phí nhất định cho việc duy trì. Trước tiên cùng tìm hiểu SSL là gì nhé!

SSL là gì? Cách đăng ký mua chứng chỉ bảo mật SSL

SSL là gì?

SSL là gì? Secure Sockets Layer được được biết đến là SSL, đây là tiêu chuẩn công nghệ bảo mật, truyền thông mã hóa giữa máy chủ web server và trình duyệt. Tiêu chuẩn này hoạt động và đảm bảo các dữ liệu truyền tải giữa máy chủ và trình duyệt của người dùng riêng tư và toàn vẹn. 

Hiện tại, là tiêu chuẩn bảo mật cho hàng triệu website trên toàn thế giới, nó bảo vệ dữ liệu truyền đi trên môi trường internet được an toàn.

SSL cũng giúp đảm bảo tất cả các dữ liệu được truyền giữa các máy chủ web và các trình duyệt mang tính tách rời, riêng tư. SSL là một chuẩn trong công nghệ được sử dụng bởi hàng triệu các website nhằm bảo vệ các giao dịch trực tuyến với khách hàng của họ.

Chứng thư số SSL cài trên website của doanh nghiệp cho phép khách hàng khi truy cập có thể xác minh được tính xác thực, tin cậy của website, đảm bảo mọi dữ liệu, thông tin trao đổi giữa website và khách hàng được mã hóa, tránh nguy cơ bị can thiệp.

SSL là gì?
SSL là gì?

Cách thức hoạt động của SSL là gì?

SSL hoạt động thông qua việc sử dụng các mã khóa công khai. Mã khóa công khai sử dụng hai khóa là khóa riêng và khóa công khai để truyền dữ liệu an toàn giữa hai hệ thống. Các khóa này rất cần thiết cho việc giải mã và mã hóa dữ liệu an toàn một cách tương ứng.

Vậy dưới đây là giải đáp về cách thức hoạt động của SSL là gì:

  • Để người dùng có thể kết nối với dịch vụ hỗ trợ SSL, ví dụ như một website.
  • Ứng dụng của người dùng yêu cầu khóa công khai của máy chủ để đổi lấy khóa công khai của chính nó. Trao đổi khóa công khai này cung cấp các cách để cả hai bên mã hóa các tin nhắn mà chỉ bên kia mới có thể đọc được.
  • Khi người dùng gửi tin nhắn đến máy chủ, ứng dụng sẽ sử dụng khóa công khai của máy chủ để mã hóa tin nhắn.
  • Máy chủ nhận tin nhắn của người dùng và giải mã nó bằng cách sử dụng khóa riêng của nó. Tin nhắn được gửi trở lại trình duyệt được mã hóa theo cách tương tự bằng cách sử dụng khóa công khai do ứng dụng của người dùng tạo.

Lý do doanh nghiệp nên sử dụng SSL là gì?

Lý do doanh nghiệp nên sử dụng SSL là gì?
Lý do doanh nghiệp nên sử dụng SSL là gì?

Khi bạn đăng ký tên miền để sử dụng các dịch vụ website, email,…, với những mục đích khác nhau. Thì sẽ luôn xuất hiện những lỗ hổng bảo mật và đây là nơi mà các hacker sẽ lợi dụng để tấn công vào website của bạn. Do đó, SSL được sử dụng để bảo vệ an toàn cho website của bạn.

  • An toàn dữ liệu: dữ liệu không bị thay đổi bởi hacker/tin tặc.
  • Bảo mật dữ liệu: dữ liệu được mã hóa và chỉ người nhận đích thực mới có thể giải mã.
  • Chống chối bỏ: đối tượng thực hiện gửi dữ liệu không thể phủ nhận dữ liệu của mình.

Tiêu chuẩn xác thực – SSL chỉ được cung cấp bởi các đơn vị cấp phát chứng thư (CA) có uy tín trên toàn thế giới sau khi đã thực hiện xác minh thông tin về chủ thể đăng ký rất kỹ càng mang lại mức độ tin cậy cao cho người dùng Internet và tạo nên giá trị cho các website, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.

Xem thêm: Phương pháp kiểm tra tên miền cho website cực chính xác

Hướng dẫn cách mua và cài đặt SSL

Hướng dẫn cách mua và cài đặt SSL
Hướng dẫn cách mua và cài đặt SSL

Bước 1: Thiết lập địa chỉ IP riêng cho máy chủ khi cài đặt chứng chỉ SSL cho website

Để bảo mật tốt nhất khi cài đặt chứng chỉ SSL cho website thì yêu cầu website của bạn phải có địa chỉ IP riêng. Nhưng hiện nay có rất nhiều các gói web hosting như được thêm địa chỉ IP chia sẻ, trong đó có nhiều trang web khác nhau sử dụng cùng 1 vị trí IP dẫn đến khả năng bảo mật thấp.

Do đó, khi sở hữu địa chỉ IP riêng sẽ giúp bạn đảm bảo lưu lượng truy cập IP chỉ đến đến website của bạn chứ không phải những website khác. Nếu chưa có địa chỉ IP website riêng, bạn có thể yêu cầu những đơn vị cho thuê máy chủ/hosting hiện tại nâng cấp tài khoản của mình để có địa chỉ IP chuyên dụng. Để nâng cấp gói IP này, bạn cần thanh toán chi phí theo tháng hoặc năm.

Bước 2: Mua chứng chỉ SSL

Trước khi tiến hành cài đặt chứng chỉ SSL cho website, bạn cần phải mua chứng chỉ này bằng cách đăng ký với nhà cung cấp.

Chứng chỉ SSL có thể hiểu là một đoạn chữ cái và chữ số mà chỉ có trang web của bạn mới biết, giống như mật khẩu. Khi khách truy cập trang web của bạn thông qua HTTPS, mật khẩu sẽ được kiểm tra và nếu khớp, nó sẽ tự động xác minh chủ sở hữu trang web là bạn, và nó sẽ mã hóa tất cả mọi thứ trên trang web của bạn để tăng cường tính bảo mật. Tùy vào chất lượng mà các đơn vị này sẽ niêm yết giá khác nhau cho các sản phẩm của mình.

Bước 3: Kích hoạt chứng chỉ SSL

Tại bước này, bạn cần kiểm tra trang web host của bạn có tự kích hoạt chứng chỉ hay không. Việc kích hoạt chứng chỉ SSL cần phải chờ nhận kết quả từ 1 đến 2 ngày. 

Tuy nhiên, nếu muốn tự kích hoạt chứng chỉ hay làm cho quy trình này trở nên nhanh chóng hơn. Bạn cũng có thể tự thực hiện trong giao diện quản trị IP, web hosting của mình.

Truy cập mục quản trị SSL/TLS và chọn Generate an SSL certificate and Signing Request. Điền đầy đủ thông tin.

Trong khung “Host to make cert for” nhập tên miền của bạn, và khung Contact email có thể để trống. Sau khi điền đầy đủ các thông tin, bạn sẽ thấy cửa sổ giống như dưới đây hiển thị trên màn hình.

Sao chép khối text đầu tiên. Bạn cần sử dụng CSR này để cung cấp cho tổ chức phát hành chứng chỉ SSL để họ có thể thiết lập danh tính cho bạn.

Dán CSR của bạn vào các khung cần thiết. Nó sẽ yêu cầu bạn một email phê duyệt. Đây là địa chỉ email chứng minh bạn sở hữu tên miền. Nếu không có, bạn phải tạo email để lấy được email có chứa chứng chỉ cuối cùng. Thực hiện theo các bước, và sau khi đã hoàn tất địa chỉ email bạn sẽ nhận được file .crt.

Bước 4: Cài đặt chứng chỉ SSL cho website

Các bước tự cài đặt chứng chỉ SSL cho website tương đối đơn giản. Sau khi đã có chứng chỉ trong tay, tất cả những gì bạn cần làm là dán nó vào bảng điều khiển web host. Nếu đang sử dụng WHM.Cpanel, từ menu SSL/TLS bạn click chọn Install an SSL Certificate.

Dán nó vào hộp đầu tiên rồi nhấn Submit. Bây giờ bạn có thể thử truy cập trang web của mình thông qua https://www.domain.com.

Xem thêm: HTML là gì? Cấu trúc và các tags HTML được sử dụng phổ biến nhất

Bước 5: Cấu hình trang web

Sau khi đã cài đặt chứng chỉ SSL cho website và thiết lập chứng chỉ SSL, bạn cần cấu hình lại trang web của mình cho phù hợp với các hoạt động sắp tới. Bạn có thể cập nhật tất cả các liên kết đến các trang web đích sử dụng liên kết HTTPS. Điều này để liên kết tất cả các trang trỏ đến các URL nhạy cảm.

Tuy nhiên nếu muốn đảm bảo người dùng chỉ có thể sử dụng các trang cụ thể an toàn dù họ có liên kết gì đi nữa, cách tốt nhất là sử dụng phương pháp tiếp cận phía máy chủ để chuyển hướng người dùng không phải là HTTPS.

Để làm được điều này bạn chèn thêm đoạn code snippet vào đầu trang bảo mật. Đây là một trong số các code snippet trong PHP:

// Require https

if ($_SERVER[‘HTTPS’] != “on”) {

$url = “https://”. $_SERVER[‘SERVER_NAME’] . $_SERVER[‘REQUEST_URI’];

header(“Location: $url”);

EXIT;

}

Một cách tiếp cận phía máy chủ khác là sử dụng mod_rewrite.

Điều này không yêu cầu bạn phải thay đổi bất kỳ file trang web nào, nhưng sẽ phải chỉnh sửa cấu hình apache. Dưới đây là một mod_rewrite:

  • RewriteEngine On
  • RewriteCond %{HTTPS} off
  • RewriteRule ^(cart/|checkout/) https://%{HTTP_HOST}%{REQUEST_URI}

Điều này sẽ đảm bảo nếu ai đó truy cập trang web thông qua HTTP, chúng sẽ tự động được chuyển hướng đến HTTPS.

Như vậy, có thể thấy việc đăng ký SSL cho website khá phức tạp, đặc biệt với những ai không có chuyên môn. Nhưng ngoài cách đăng ký trên, vẫn có một cách để sở hữu SSL rất đơn giản khác chính là xây dựng website với giải pháp thiết kế GoWEB. Một trong những lợi ích đầu tiên phải nói đến khi tạo website bởi giải pháp GoWEB chính là hoàn toàn miễn phí chứng chỉ SSL, hosting, băng thông không giới hạn. Ngoài ra, GoWEB còn cung cấp đến các doanh nghiệp vô vàn tính năng và tiện ích khác.

Thiết kế website chuyên nghiệp miễn phí SSL với GoWEB 

GoWEB được biết đến là giải pháp thiết kế website phù hợp với tất cả các quy mô kinh doanh, từ doanh nghiệp nhỏ, vừa cho đến lớn. Và đây là giải pháp thiết kế website này được phát triển bởi phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL nhằm giải quyết những khó khăn trong thiết kế website và kinh doanh trên nền tảng TMĐT cho các doanh nghiệp.

Thiết kế website chuyên nghiệp miễn phí SSL với GoWEB 
Thiết kế website chuyên nghiệp miễn phí SSL với GoWEB

Tối ưu hóa giao diện

Giao diện website được thiết kế chuẩn UX/UI nhằm phù hợp với nhiều ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Thân thiện người dùng và hiển thị tốt trên nhiều thiết bị từ smartphone, ipad, tablet, laptop, máy tính bàn.

Tự do sáng tạo mẫu giao diện theo ý thích bằng cách thay đổi các thành phần trong giao diện website chỉ với các thao tác kéo thả đơn giản.

Nâng cao khả năng cạnh tranh

Là trợ thủ đắc lực hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website giúp doanh nghiệp xây dựng website tăng độ nhận diện trên thị trường thương mại điện tử, hỗ trợ đăng tải hình ảnh sản phẩm / bộ sưu tập sản phẩm, ảnh bìa, logo, banner quảng cáo, video… ngay trên giao diện website để tạo lòng tin và thu hút khách hàng.

Nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng và gia tăng hiệu quả kinh doanh

Gia tăng lượng khách truy cập website với công cụ SEO và Blogs, thúc đẩy đưa website lên top các công cụ tìm kiếm.  Tích hợp sẵn các tính năng hỗ trợ marketing như: Gửi email marketing, tạo mã giảm giá, Flash sale,… giúp thu hút khách hàng tìm kiếm và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.

Theo dõi và đánh giá hiệu quả website

Xây dựng bức tranh toàn cảnh về hành vi người dùng trên website (Google Analytics, Google Tag Manager). Theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu người dùng, đồng thời đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads với Facebook Pixel.

Hiển thị báo cáo doanh thu chi tiết, trực quan, giúp người bán dễ dàng theo dõi hiệu quả hoạt động kinh doanh trong từng khoảng thời gian xác định.

Thêm vào đó, GoWEB còn cung cấp đến các doanh nghiệp những tính năng hỗ trợ kinh doanh hiệu quả như: Thanh toán, vận chuyển, quản lý khách hàng, quản lý nhân viên, quản lý đơn hàng, quản lý sản phẩm, quản lý tồn kho,… giúp tối ưu quy trình quản lý kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử và cả chi phí cho doanh nghiệp. 

Ngoài ra, GoSELL còn hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển kinh doanh đa kênh trên các nền tảng như: website (GoWEB), app bán hàng (GoAPP), kinh doanh trên mạng xã hội (GoSOCIAL), kinh doanh tại cửa hàng (GoPOS), hệ thống chăm sóc khách hàng (GoCALL).

Kết luận

Hy vọng với những chia sẻ trên của GoSELL đã giúp bạn hiểu được SSL là gì và tầm quan trọng của SSL trong việc xây dựng bảo mật cho website của mình. Ngoài ra, nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về việc xây dựng website hoặc đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì đừng ngại ngần mà liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Bài viết cùng chuyên mục