Trang chủ » Bài học kinh doanh » GMV là gì? Cách sử dụng GMV để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp

Bài học

GMV là gì? Cách sử dụng GMV để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp

19 Tháng Bảy, 2023

GMV là gì? Đây được xem là một trong những chỉ số được dùng phổ biến trong marketing, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử. Việc nắm rõ chỉ số này luôn là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT. Do đó, cùng tìm hiểu chi tiết về chỉ số GMV trong bài viết dưới đây.

GMV là gì? Cách sử dụng GMV để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp

GMV là gì?

Đầu tiên, Gross Merchandise Volume (GMV) – tức là tổng giá trị hàng hóa hay tổng giá trị giao dịch, là một chỉ số phổ biến trong lĩnh vực thương mại điện tử. GMV được sử dụng để đo lường số lượng hàng hóa đã được bán thông qua các nền tảng thương mại điện tử trong mô hình C2C (Customer to Customer – từ khách hàng đến khách hàng), nơi người bán và người mua được kết nối thông qua nhà bán lẻ như một bên thứ ba không tham gia trực tiếp vào giao dịch.

GMV được xem là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thông qua GMV, doanh nghiệp có thể có cái nhìn tổng quan về hoạt động của trang web thương mại điện tử của mình và xác định hướng phát triển trong tương lai, từ đó xây dựng chiến lược tăng trưởng và định hướng tài chính cho doanh nghiệp.

GMV thường được sử dụng như một công cụ đo lường mức độ tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của một công ty. Đồng thời, GMV cũng được áp dụng để đánh giá hiệu quả của một nền tảng thương mại điện tử trong việc bán hàng.

Để có cái nhìn chi tiết về tình hình tài chính hiện tại, các doanh nghiệp cần thường xuyên phân tích và đánh giá chỉ số GMV qua các giai đoạn, ví dụ như so sánh GMV quý trong năm này với quý trong năm trước. Từ đó, họ có thể xây dựng những phương án và chiến lược phù hợp hơn cho hoạt động kinh doanh trong tương lai.

Công thức tính chỉ số GMV

GMV thường được tính theo chu kỳ thời gian như tháng hoặc năm. Công thức tính GMV được áp dụng như sau:

GMV = tổng số lượng sản phẩm đã bán    x    giá bán của từng sản phẩm

Công thức tính chỉ số GMV
Công thức tính chỉ số GMV

Ví dụ: Một cửa hàng bán áo phông trong suốt một tháng đã bán được 200 chiếc áo phông với giá bán là 5 USD cho mỗi sản phẩm. Khi đó, GMV của cửa hàng trong tháng đó sẽ là 5 (USD) x 200 = 1.000 (USD). Số tiền 1.000 USD này cũng có thể coi là tổng doanh thu mà cửa hàng đó đã thu được trong tháng đó.

Xem thêm: Giá vốn hàng bán là gì? Cách tính giá vốn chuẩn chỉnh trong kinh doanh

Ví dụ cụ thể về chỉ số GMV

Là chỉ số đánh giá tổng giá trị giao dịch trong ngành thương mại điện tử, hãy lấy ví dụ về 2 sàn thương mại điện tử lớn ở nước ta là Shopee và Lazada để hiểu rõ hơn.

Theo đó, trong một tháng, Shopee đã bán được 25.000 sản phẩm với giá bán là 5 USD/sản phẩm, do đó GMV của Shopee trong tháng đó sẽ đạt 125.000 USD. Trong khi đó, Lazada cũng trong tháng đó đã bán được 20.000 sản phẩm với giá bán tương tự là 5 USD/sản phẩm, do đó GMV của Lazada là 100.000 USD.

Tuy GMV của Shopee cao hơn so với Lazada, tuy nhiên chỉ dựa vào chỉ số này chưa đủ để kết luận về hiệu quả kinh doanh của hai nền tảng này.

Shopee áp dụng mức phí là 2%, do đó thực tế Shopee sẽ thu về 2% x 125.000 = 2.500 USD. Trong khi đó, Lazada sử dụng mức phí là 4%, do đó Lazada sẽ thu về được 4% x 100.000 = 4.000 USD. Từ đó, có thể thấy rằng từ góc độ hiệu quả kinh doanh, Lazada đạt được lợi nhuận cao hơn so với Shopee.

Có thể bạn quan tâm: Các chỉ số KPI theo dõi hiệu quả kinh doanh cho cửa hàng bán lẻ

Tầm quan trọng của chỉ số GMV trong thương mại điện tử

Vai trò của chỉ số GMV là gì trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của các công ty thương mại điện tử. GMV mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:

Tính toán chi phí hoạt động: GMV thường được tính trước khi khấu hao các chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp có thông tin quan trọng để đo lường sự tăng trưởng theo thời gian (hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm).

Đo lường tổng giá trị doanh số: GMV cho phép doanh nghiệp tính toán tổng giá trị doanh số của mình, bao gồm cả lợi nhuận sau khi tính toán các chi phí tích lũy như quảng cáo, giao hàng, giảm giá hoặc hoàn trả hàng.

Tầm quan trọng của chỉ số GMV trong thương mại điện tử
Tầm quan trọng của chỉ số GMV trong thương mại điện tử

Cung cấp cái nhìn tổng quan về hiệu suất hoạt động: Đối với lĩnh vực thương mại điện tử, việc tính toán chính xác doanh số từ các nhà sản xuất hàng hóa có thể gặp khó khăn đối với các nhà bán lẻ. GMV giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về hiệu suất hoạt động của mình, từ đó đưa ra các quyết định chiến lược.

Từ những lợi ích trên, có thể thấy GMV đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến hiện nay. Nó không chỉ là số liệu phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy quá trình hoạt động, nâng cao năng suất. Đồng thời, GMV giúp gia tăng doanh số và duy trì sự ổn định trong hoạt động kinh doanh.

Những hạn chế của chỉ số GMV

GMV mang đến nhiều ưu điểm vượt trội, tuy nhiên cũng tồn tại một số hạn chế gây cản trở cho quá trình phát triển và hoạt động của doanh nghiệp. Các hạn chế chính của GMV là:

GMV chỉ là một con số thô và không cung cấp đủ thông tin về giá trị của các hàng hóa đã được bán. Nó không ảnh hưởng đến các khoản chi phí của nhà bán lẻ và không bao gồm các chi phí liên quan như ưu đãi khách hàng, chi phí đổi trả hàng hóa, lưu trữ hàng tồn kho, và các chi phí khác.

GMV cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng nền tảng thương mại điện tử. Do đó, tốt nhất là so sánh GMV chung của từng lĩnh vực bán hàng để có cái nhìn tổng quát về hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, GMV chỉ là một số liệu giúp đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, không phải là giải pháp tối ưu để dự đoán doanh thu thuần một cách chính xác nhất. 

Để nắm bắt được toàn bộ thông tin cũng như dữ liệu về hàng hóa cũng như doanh thu một cách chính xác, doanh nghiệp cần kết hợp và sử dụng thêm công cụ hỗ trợ đo lường, phân tích báo cáo khác. Và nếu bạn đang tìm kiếm công cụ hỗ trợ kiểm tra tình hình tài chính chuyên nghiệp thì tính năng phân tích báo cáo cho phép thống kê doanh thu, lợi nhuận của GoSELL chắc chắn là thứ không thể bỏ qua.

Tạo báo cáo phân tích doanh thu hiệu quả trên hệ thống của GoSELL

GoSELL hỗ trợ tính năng tạo báo cáo phân tích doanh thu chính xác ngay trên hệ thống quản lý của mình. Các phân tích báo cáo được hiển thị chi tiết, trực quan, giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả kinh doanh trong từng khoảng thời gian nhất định, qua đó nắm được bức tranh toàn cảnh và đưa ra các quyết định, dự báo chính xác doanh thu trong các giai đoạn tiếp theo.

Tạo báo cáo phân tích doanh thu hiệu quả trên hệ thống của GoSELL
Tạo báo cáo phân tích doanh thu hiệu quả trên hệ thống của GoSELL

Theo đó, GoSELL cho phép doanh nghiệp thực hiện các báo cáo doanh thu đa kênh (Shopee, Lazada, GoMUA, Tiktok Shop), đa nền tảng (Cửa hàng, website, app bán hàng, mạng xã hội) và báo cáo doanh thu theo chi nhánh. Đây là tính năng hữu ích giúp các doanh nghiệp thương mại điện tử đánh giá tối ưu hiệu quả kinh doanh đa kênh của mình.

Hơn nữa, doanh nghiệp cũng có thể tạo các phân tích doanh thu theo đơn hàng ở các giai đoạn khác nhau hoặc lọc báo cáo doanh thu theo trạng thái đơn hàng, phương thức thanh toán của đơn hàng. Ngoài ra, tính năng này cũng giúp theo dõi các chỉ số kế toán trên báo cáo của doanh nghiệp (doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận gộp, tổng vốn, tổng đơn hàng, phí giao hàng, giá trị trung bình đơn hàng) một cách dễ dàng.

Đối với các doanh nghiệp dịch vụ, GoSELL cho phép theo dõi các chỉ số sau trên báo cáo doanh thu dịch vụ đặt chỗ (doanh thu của tất cả dịch vụ, doanh thu dịch vụ đã hoàn thành, giá trị trung bình của tất cả dịch vụ, doanh thu chờ xử lý,…).

Các giải pháp, tính năng toàn diện mà phần mềm GoSELL đang cung cấp

Để hỗ trợ các doanh nghiệp bán hàng và quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả, GoSELL mang đến các gói giải pháp toàn diện bao gồm:

  • GoWEB: Thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp, chuẩn thương mại điện tử chỉ trong 10 phút.
  • GoAPP: Tạo app bán hàng trên điện thoại, có mặt trên cả Android và iOS, giúp thu hút khách hàng quay lại mua sắm nhiều hơn.
  • GoPOS: Quản lý bán hàng tại quầy, lên đơn nhanh chóng, quản lý tồn kho chi tiết đến từng chi nhánh.
  • GoSOCIAL: Hỗ trợ bán hàng trên nền tảng mạng xã hội Facebook và Zalo. Đồng bộ tin nhắn, tạo kịch bản trả lời và tạo đơn hàng ngay khi chat.
  • GoLEAD: Tạo Landing Page chuyên nghiệp, giúp thu thập thông tin khách hàng và đẩy mạnh tỷ lệ chuyển đổi cũng như chốt Sales.
  • GoCALL: Hệ thống tổng đài ảo, giúp doanh nghiệp xây dựng đội ngũ telesales và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp sử dụng phần mềm quản lý bán hàng GoSELL cũng có thể được hỗ trợ bởi các tính năng hiện đại và hiệu quả như đồng bộ quản lý đơn hàng, sản phẩm, quản lý kho hàng, khách hàng, tối ưu các chiến dịch marketing,… Với GoSELL, doanh nghiệp có thể gia tăng doanh thu, lợi nhuận kinh doanh từ cả cửa hàng offline đến website, app bán hàng, các sàn TMĐT hay nền tảng mạng xã hội. 

Kết luận

GMV là một trong những chỉ số có thể giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả kinh doanh thương mại điện tử một cách chính xác. Tuy vậy, doanh nghiệp sẽ cần kết hợp các chỉ số, công cụ khác để có thể có cái nhìn tổng quan hơn về hiệu quả kinh doanh của mình.

Bài viết cùng chuyên mục