Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Làm giàu không khó với việc kinh doanh áo cưới

Kiến thức

Làm giàu không khó với việc kinh doanh áo cưới

8 Tháng Mười, 2023

Cưới xin là chuyện trọng đại của đời người, vì vậy hầu hết các cặp đôi sẽ đầu tư khá nhiều chi phí cho đám cưới của mình. Nhờ đó mà các ngành nghề liên quan dần được hình thành và có cơ hội phát triển, trong đó kinh doanh áo cưới là lĩnh vực không thể thiếu. Đây là một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng không kém phần cạnh tranh khi có khá nhiều tên tuổi kinh doanh áo cưới lâu năm. Hiểu được bài toán nan giải trên, trong bài viết này GoSELL sẽ chia sẻ đến bạn các bí quyết và kinh nghiệm làm giàu không khó với việc kinh doanh áo cưới. Giúp cửa hàng của bạn hoạt động hiệu quả, nhanh chóng thu về lợi nhuận như bạn mong đợi.

Làm giàu không khó với việc kinh doanh áo cưới

Chuẩn bị chi phí để mở cửa hàng áo cưới

Chi phí để kinh doanh áo cưới luôn là mối quan tâm hàng đầu của đa số các chủ cửa hàng khi mới bắt tay vào mở showroom. Thông thường:

  • Nếu bạn muốn mở một cửa hàng áo cưới với quy mô lớn và đa dạng dịch vụ thì chi phí đầu tư sẽ cao hơn, dao động trong khoảng từ 200 triệu đồng trở lên.
  • Nếu bạn muốn mở một tiệm áo cưới nhỏ ở ngoại tỉnh thì bạn cần ít nhất khoảng 100 triệu đồng tiền vốn.

Số vốn để kinh doanh áo cưới sẽ được dùng để chi trả cho các khoản như: mặt bằng, thuê nhân công hay mua sắm các vật dụng cơ bản như máy ảnh, bộ máy vi tính, áo dài, váy cưới, vest, đồ dạ hội, bảng hiệu,…

Song song đó, bạn cũng nên chuẩn bị một khoản phí dự phòng ít nhất trong khoảng 3 tháng đầu, kề từ khi khai trương cửa hàng. Vì lúc này, cửa hàng của bạn mới mở nên có thể chưa được nhiều người biết đến hoặc thậm chí phải chịu lỗ để giảm giá, khuyến mãi nhằm gây ấn tượng với khách hàng trong thời gian đầu.

Xem thêm: Có nên kêu gọi vốn kinh doanh từ bạn bè và người thân?

Nghiên cứu kỹ thị trường, đối tượng mục tiêu khi mở cửa hàng áo cưới

Áo cưới là sản phẩm thời trang, sự thay đổi của chúng sẽ phụ thuộc vào từng thời kỳ, xu hướng hoặc tùy theo khu vực. Chẳng hạn như ở một số tỉnh miền Tây, trang phục áo cưới thường được các cô dâu chọn lựa đa phần là áo dài truyền thống chứ không phải váy trắng kiểu Tây hiện đại. Vậy nên việc nghiên cứu thị trường trước khi mở cửa hàng áo cưới là điều vô cùng cần thiết để cửa hàng của bạn nhanh chóng nhận được sự ủng hộ từ khách hàng.

Bên cạnh đó, trong quá trình tìm hiểu thị trường, bạn cũng cần phải biết đâu là những khách hàng tiềm năng để xác định quy mô kinh doanh phù hợp. Ngoài ra, phân tích thị trường cũng giúp bạn xác định hướng đi đúng đắn. Dựa vào đó, bạn có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả, tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

Tham khảo thêm: Các nguyên tắc xây dựng chiến lược kinh doanh nổi bật

Lựa chọn địa điểm, mặt bằng kinh doanh cửa hàng

Sau khi đã phác thảo và có được bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, kế tiếp là chọn mặt bằng để chuẩn bị cho việc kinh doanh áo cưới. Mặt bằng quyết định phần lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Đối với mặt hàng áo cưới, bạn nên chọn các địa điểm đông người qua lại, có mặt đường lớn, giao thông thuận tiện thì việc thu hút khách ghé vào cửa hàng sẽ dễ dàng hơn.

Một gợi ý nhỏ đến bạn, hãy ưu tiên chọn những khu vực có nhiều dân cư trẻ. Bởi đây chính nơi tập trung nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn, không chỉ ở hiện tại mà cả tương lai sau này.

Lựa chọn địa điểm, mặt bằng kinh doanh cửa hàng
Lựa chọn địa điểm, mặt bằng kinh doanh cửa hàng

Chuẩn bị và hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng áo cưới

Để cửa hàng áo cưới của bạn hoạt động ổn định, đảm bảo hợp pháp trong quá trình kinh doanh thì bạn cần hoàn tất công đoạn đăng ký kinh doanh. Trường hợp nếu bạn chỉ kinh doanh cửa hàng áo cưới với quy mô nhỏ thì có thể đăng ký theo hộ kinh doanh cá thể. Trong đó, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể gồm có:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
  • Bản sao có công chứng: Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Căn cước công dân (CCCD) của chủ cửa hàng, hoặc của người trực tiếp đứng tên trong bản đăng ký hộ kinh doanh.
  • Trường hợp showroom của bạn có thuê địa điểm kinh doanh thì bạn cần chuẩn bị thêm hợp đồng cho thuê cửa hàng.

Lưu ý, bạn sẽ chỉ được mở một cửa hàng áo cưới trên phạm vi cả nước khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Nhưng nếu bạn muốn mở một chuỗi cửa hàng áo cưới thì bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp đã đề ra.

Xem xét phát triển thêm các dịch vụ đi kèm

Hầu hết các cửa hàng áo cưới hiện nay đều phát triển thêm các gói dịch vụ đi kèm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Đồng thời tăng thêm tính thuận tiện và kiếm thêm thu nhập cho showroom. Các dịch vụ đi kèm thường thấy gồm có: make up cô dâu, chụp ảnh cưới, cho thuê áo dài, đội ngũ bưng quả,…

Mặc dù là dịch vụ đi kèm nhưng cũng cần đảm bảo các công việc được hoàn thiện một cách chỉn chu nhất. Để đạt được điều này thì trong mỗi gói dịch vụ, bạn cần đầu tư thời gian để đào tạo thêm cho nhân viên phụ trách. 

Như vậy, cửa hàng của bạn sẽ trông chuyên nghiệp hơn, đảm bảo chất lượng trong từng công đoạn cho đến thành phẩm sau cùng. Cũng đảm bảo mang đến một trải nghiệm dịch vụ xuyên suốt cho khách hàng mà không bị gián đoạn.

Lên kế hoạch nhập váy cưới, các sản phẩm phụ trợ khác

Bên cạnh kiều dáng, mẫu mã thì chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố được khách hàng xem trọng khi chọn váy cưới. Vì vậy, ngay từ đầu bạn nên tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng quyết định nhập nguồn hàng từ đâu, mức giá thế nào? Bởi tại một số khu vực, địa bàn sẽ có thị hiếu không giống nhau. Bạn có thể tham khảo một số địa điểm sau:

Lên kế hoạch nhập váy cưới, các sản phẩm phụ trợ khác
Lên kế hoạch nhập váy cưới, các sản phẩm phụ trợ khác

Tại thành phố Hồ Chí Minh

  • Bạn có thể tìm đến chợ Tân Bình và đi sâu vào khu vực bán áo cưới. Tại đây có đa dạng các loại váy cưới, áo vest từ phong cách truyền thống cho đến hiện đại, mà giá cả cũng phải chăng. 
  • Cũng tại Tân Bình, bạn có thể tìm thấy các cửa hàng nhận may áo cưới theo yêu cầu. Tuy nhiên, các cửa hàng này sẽ nhận theo số lượng lớn cùng với mẫu đã được thiết kế sẵn.
  • Tại đường Hồ Văn Huê hoặc tại quận Gò Vấp, bạn có thể dễ dàng bắt gặp nhiều cửa hàng cho thuê và bán buôn váy cưới. Mẫu mã váy cưới của các cửa hàng tại đây cũng không kém phần phong phú và rất nhiều váy cưới có phong cách trẻ trung hơn so với chợ Tân Bình.

Tại Hà Nội

  • Bạn có thể tìm đến các cửa hàng bán và cho thuê áo cưới, các xưởng may hoặc từ các nhà thiết kế. Thông thường các cửa hàng ở đây sẽ có phong cách thiết kế riêng, nhạy bén với xu hướng mới nhưng mức giá sẽ có phần nhỉnh hơn so với tại Hồ Chí Minh.

Lưu ý

Mỗi lần nhập hàng, bạn chỉ nên nhập số lượng vừa đủ để trưng bày trong cửa hàng, vì khi nhập quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tồn trữ hàng hóa trong kho. Bạn cũng có thể nhập thêm các phụ kiện đi kèm với trang phục tương ứng như: cà vạt, vương miện, hoa tươi, trang sức,… Nhằm tối đa hóa lựa chọn của khách hàng.

Không những vậy, việc chú ý đầu tư vào những phụ kiện nhỏ nhặt sẽ giúp cho cửa hàng của bạn tạo nên sự khác biệt so với hàng loạt đối thủ cạnh tranh.

Thiết kế và trang trí nội thất cho cửa hàng

Đối với thiết kế ngoại thất, bạn sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian, chi phí nhưng bù lại với vẻ ngoài sang trọng, lịch lãm sẽ là điều gây ấn tượng, tăng thêm lòng tin cho khách hàng. Mục tiêu sau cùng là thu hút sự chú ý của khách hàng ngay từ mặt tiền, nên bạn có thể sử dụng bảng hiệu kèm với trang trí đèn cho thêm phần bắt mắt.

Đối với thiết kế nội thất, bạn nên bố trí trưng bày mẫu váy cưới đẹp nhất, hot nhất của cửa hàng ở tầng 1 hoặc tại sảnh chính. Tiếp theo đi sâu vào cửa hàng là phòng trưng bày các mẫu váy cưới, áo vest, áo dài, phòng thay đồ, phòng sửa đồ. 

Đặc biệt, nếu không gian và tài chính của bạn cho phép, thì bạn có thể mở thêm một studio nhỏ tại chính cửa hàng của bạn để khách hàng có thể chụp được những bức ảnh đẹp trong ngày trọng đại.

Lên kế hoạch quản lý, vận hành cửa hàng

Muốn kinh doanh cửa hàng áo cưới thành công không chỉ nằm ở những bước đầu chuẩn bị mà còn là quãng thời gian vận hành, phát triển và tùy thuộc vào cách bạn quản lý như thế nào. 

Theo kinh nghiệm của GoSELL, để thực hiện mục tiêu làm giàu không khó với việc kinh doanh cửa hàng áo cưới thì bạn cần một công cụ thật sự đắc lực hỗ trợ. Đảm bảo các khâu từ quy trình bán hàng, cho đến quản lý sản phẩm và chăm sóc khách hàng được tối ưu tốt nhất. Trong đó, phần mềm quản lý bán hàng đa kênh của GoSELL sẽ giúp bạn:

Lên kế hoạch quản lý, vận hành cửa hàng
Lên kế hoạch quản lý, vận hành cửa hàng

Trưng bày các sản phẩm từ online đến offline

GoSELL cung cấp các giải pháp giúp bạn dễ dàng trưng bày toàn bộ sản phẩm của cửa hàng từ online đến offline gồm:

  • Xây dựng website bán hàng chuyên nghiệp chuẩn SEO với GoWEB, bạn không cần phải biết chuyên sâu về lập trình mà chỉ cần thực hiện các thao tác kéo thả trên màn hình là đã có được một giao diện cuốn hút, đầy đủ các tính năng tiện ích.
  • Thiết kế app bán hàng online trên điện thoại với GoAPP, giúp cửa hàng của bạn xuất hiện trên cả hai hệ điều hành Android và iOS. Thúc đẩy doanh số từ nguồn khách hàng thân thiết và tăng nhận diện thương hiệu hiệu quả.
  • Phần mềm kết nối quản lý bán hàng trên Facebook và Zalo – GoSOCIAL, hỗ trợ đồng bộ và xử lý vận đơn tốc độ, đẩy nhanh hiệu suất bán hàng ở cả hai kênh mạng xã hội phổ biến trên.
  • Phần mềm quản lý hoạt động bán hàng tại quầy với GoPOS, giúp tối ưu quy trình bán hàng, quản lý đơn hàng, kho hàng và sản phẩm, thanh toán nhanh chóng chỉ trên một hệ thống quản lý duy nhất.

Ngoài ra:

  • Để bạn dễ dàng thu thập và quản lý thông tin khách hàng, GoLEAD sẽ giúp bạn thiết kế một trang landing page hoàn chỉnh với nội dung thuyết phục. Dẫn dắt và điều hướng khách hàng đến các trang đích (như website, app, Facebook, Zalo,…) để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
  • Cuối cùng là GoCALL, tổng đài ảo telesales giúp bạn kết nối chăm sóc khách hàng trong tích tắc, quản lý chất lượng cuộc gọi với chi phí tiết kiệm nhất.

Hỗ trợ quản lý và đồng bộ đa kênh

Quản lý và đồng bộ đa kênh chính là tiêu chí hàng đầu mà GoSELL luôn chú trọng, không ngừng phát triển và cải tiến. Tất cả nhằm hướng đến mục tiêu giúp các cửa hàng có thể bán hàng trên nhiều kênh khác nhau.

Phần mềm hỗ trợ bạn kiểm soát, quản lý tất tần tật mọi hoạt động kinh doanh tại cửa hàng truyền  thống, trên website, app bán hàng, mạng xã hội Facebook, Zalo,… Không chỉ vậy, mà dữ liệu về sản phẩm, đơn hàng, biến động tồn kho và dữ liệu khách hàng ở các kênh sẽ được đồng bộ về một trang quản trị duy nhất. 

Điều này giúp quá trình quản lý đa kênh trở nên đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực vận hành cửa hàng.

Hỗ trợ cập nhật tồn kho tự động

Khi bán hàng trên nhiều kênh thì việc luân chuyển các mặt hàng, biến động tồn kho thay đổi liên tục. Hiểu được khó khăn trên, phần mềm cũng hỗ trợ bạn cập nhật kịp thời các thay đổi về tồn kho theo thời gian thực như mức sụt giảm hoặc tăng lên về số lượng váy cưới. Từ đó, bạn có thể lên kế hoạch cập nhật kho hàng để cung ứng cho nhu cầu của khách hàng nhanh chóng.

Hỗ trợ chăm sóc khách hàng với phần mềm CRM

Phần mềm CRM sẽ hỗ trợ bạn lưu trữ các thông tin khách hàng ở các kênh. Sau đó, đồng bộ dữ liệu về trang quản trị. Nhằm giúp bạn ghi nhớ thông tin khách hàng, tiếp tục duy trì mối quan hệ và chăm sóc họ. Từ khi họ bắt đầu tham khảo dịch vụ cho đến khi họ trải nghiệm xong dịch vụ của bạn. Điều này sẽ tạo động lực để họ giới thiệu cửa hàng của bạn đến với nhiều khách hàng mới.

Hỗ trợ bạn thực hiện các chiến dịch tiếp thị

Không chỉ dừng lại ở việc quản lý bán hàng và đồng bộ đa kênh, mà phần mềm còn hỗ trợ các tính năng tiếp thị thông minh. Cụ thể như gửi email marketing, gửi thông báo trên app, lên lịch tổ chức Flash Sale, chương trình khuyến mãi, tạo mã giảm giá,… Hoặc tổ chức chạy các chiến dịch quảng cáo có kết nối với Facebook Pixel, Google Analytics, Google Tag Manager,…

Các tính năng tiếp thị trên giúp bạn quảng bá, tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn. Thông qua đó, độ phủ của cửa hàng trên internet được lan rộng, cơ hội mở rộng tệp khách hàng và gia tăng doanh số cũng được thu hẹp khoảng cách hơn.

Hỗ trợ thống kê và phân tích báo cáo doanh thu cửa hàng

Để hỗ trợ việc giám sát bán hàng, phần mềm tích hợp tính năng phân tích báo cáo doanh thu, thu chi, phân tích lời lỗ theo từng kênh bán hoặc theo thời gian. Qua đó, bạn có thể nắm được kênh nào đang kinh doanh hiệu quả hoặc kênh nào đang kinh doanh không hiệu quả để có sự đầu tư phù hợp hơn.

Tổng kết

Vừa rồi là một số kinh nghiệm làm giàu không khó với việc kinh doanh áo cưới mà GoSELL tổng hợp đến bạn. Tuy nhiên, để kinh doanh thành công thì không phải một sớm một chiều, mà bạn cần bắt tay vào làm ngay và tích lũy kinh nghiệm dần dần. 

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn thêm tự tin bước đi trên con đường kinh doanh bạn đã chọn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ đến đội ngũ của GoSELL để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết hơn bạn nhé.

Bài viết cùng chuyên mục