Trang chủ » Bài học kinh doanh » M&A là gì? Tất tần tật kiến thức cần biết khi kinh doanh theo M&A

Bài học

M&A là gì? Tất tần tật kiến thức cần biết khi kinh doanh theo M&A

19 Tháng Hai, 2024

Đối với các doanh nghiệp hiện nay, M&A có lẽ là hoạt động mang tính ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về lâu dài. Để không rơi vào thế bất lợi trong cuộc cạnh tranh chung, chủ đầu tư cần hiểu rõ về M&A là gì? Cũng như những lợi ích và thách thức khi thực hiện M&A.

M&A là gì? 

M&A là từ viết tắt của (Mergers – sáp nhập) và (Acquisitions – mua lại). Đây chính là hoạt động kiểm soát doanh nghiệp thông qua việc sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp khác. Và mục đích của M&A không chỉ là mua lại cổ phần mà còn tham gia vào những quyết định đến hoạt động kinh doanh và quản trị.

Tuy M&A được dùng chung nhưng đây là 2 hoạt động có sự khác biệt rõ rệt như sau:

  • M – Mergers (Sáp nhập): Đây là sự liên kết giữ những doanh nghiệp có cùng quy mô, để trở thành 1 doanh nghiệp duy nhất. Doanh nghiệp sáp nhập sẽ có quyền quyết định về tài sản, quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập.
  • A – Acquisitions (Mua lại): Đây là hình thức mà các doanh nghiệp lớn sẽ mua lại các doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn và có toàn bộ quyền kiểm soát công ty đã mua lại nhưng vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân cũ.

M&A hiện có những hình thức nào?

M&A hiện có những hình thức nào?
M&A hiện có những hình thức nào?
  • M&A ngang hàng (Horizontal M&A): Đây là hình thức sáp nhập hoặc thâu tóm giữa những doanh nghiệp có chung sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm tăng cường sức mạnh cạnh tranh cũng như thị phần của doanh nghiệp.
  • M&A dọc theo chuỗi cung ứng (Vertical M&A): Là sáp nhập giữa các doanh nghiệp có cùng chuỗi giá trị sản xuất, cung ứng nhưng có khác biệt trong giai đoạn sản xuất, nhằm tạo ra hiệu quả về kinh tế và chi phí sản xuất.
  • M&A kết hợp (Conglomerate): Đây là hình thức sáp nhập hoặc mua bán để hình thành tập đoàn. Hình thức này được diễn ra giữa các doanh nghiệp có cùng đối tượng khách hàng mục tiêu trong một lĩnh vực mà họ cung cấp lại không giống nhau. Các sản phẩm có thể được bổ sung hoặc đi cùng nhau.

Mỗi hình thức M&A đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh của các công ty và tập đoàn khi thực hiện.

Những lợi ích của M&A là gì?

M&A được nhận định sẽ tạo ra những giá trị cho doanh nghiệp (giá trị cộng hưởng) nhờ vào việc cắt giảm chi phí, mở rộng thị phần, tăng trưởng doanh thu và tạo ra những cơ hội tăng trưởng mới. Giá trị cộng hưởng từ thương vụ sẽ giúp hoạt động kinh doanh giá trị doanh nghiệp sau M&A được nâng cao.

Nâng cao quy mô doanh nghiệp

M&A giúp doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường mới, có thêm dây chuyền sản xuất và mở rộng quy mô phân phối, mở rộng chi nhánh, dự án… Quy mô của doanh nghiệp tăng, phân phối hàng hóa được đẩy mạnh cũng giúp doanh nghiệp tăng thị phần.

Giảm chi phí nhân lực

Thực thế khi hai hay nhiều bên sáp nhập sẽ nhu cầu giảm việc làm, nhất là các công việc gián tiếp. Vì vậy, M&A sẽ là dịp để các doanh nghiệp sàng lọc những vị trí làm việc kém hiệu quả, doanh nghiệp sẽ có cơ hội được tiếp nhận nguồn lao động có kỹ năng tốt và nhiều kinh nghiệm.

Xem thêm: Phương pháp giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận với chi phí tiết kiệm nhất

Cải thiện nguồn lực tài chính

Lợi ích nổi bật của M&A đó là sức mạnh về tài chính sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Sau M&A doanh nghiệp sẽ được tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn, chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch tài chính.

Nâng cao trình độ công nghệ và kỹ thuật

Thông qua việc M&A, doanh nghiệp có thể tận dụng công nghệ hay kỹ thuật của nhau để tạo lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, nguồn vốn dồi dào cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để họ trang bị những công nghệ hiện đại phục vụ cho việc kinh doanh.

Xem thêm: Đầu tư công nghệ là chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp hiện nay

Những thách thức sẽ gặp phải trong M&A là gì?

Những thách thức sẽ gặp phải trong M&A là gì?
Thách thức sẽ gặp phải trong M&A là gì?
  • Chi phí cao: M&A yêu cầu các doanh nghiệp phải đầu tư một khoản tiền để tiến hành thương vụ gồm: chi phí tư vấn, pháp lý, xây dựng chiến lược, chi phí đào tạo nhân viên, cơ sở hạ tầng, quản lý và vận hành.
  • Mất quản lý: M&A thường dẫn đến thay đổi cấu trúc tổ chức và quản lý của các công ty, đặc biệt là khi thực hiện thâu tóm. Việc tạo ra một nền văn hóa mới và quản lý các tài sản và nhân viên mới có thể là một thách thức lớn.
  • Những khó khăn trong việc hội nhập và tái cơ cấu các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tập đoàn sát nhập hoặc thâu tóm. Hoạt động kinh doanh của các công ty đôi khi không tương thích với nhau, vì vậy khi sáp nhập có thể gây khó khăn trong việc tái cơ cấu các hoạt động để tối ưu hóa hiệu quả.
  • Khó khăn trong việc đánh giá giá trị của các công ty: Giá trị của một doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Việc đánh giá giá trị chính xác của các công ty là một thách thức đối với các nhà đầu tư và các chuyên gia tài chính.

Do đó, trước khi tiến hành M&A, các công ty cần phải có một kế hoạch chiến lược rõ ràng và cẩn trọng trong việc đánh giá các thách thức và rủi ro tiềm năng để đảm bảo thành công của thương vụ.

Quy trình thực hiện thương vụ M&A như thế nào

Tùy thuộc vào mục đích và quy mô của M&A mà sẽ có quy trình thực hiện M&A khác nhau. Đây là quá trình đòi hỏi sự phức tạp và phối hợp cũng như tinh thần hợp tác cao giữa các bên (chuyên gia M&A, luật sư, nhà đầu tư và các thành viên của hai công ty đối tác).

Để thực hiện M&A thành công, các công ty cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và cẩn trọng, đồng thời cần đánh giá và quản lý rủi ro trong quá trình M&A. Dưới đây là quy trình 6 bước thực hiện thương vụ M&A cơ bản thường gặp:

Xác định mục tiêu và chiến lược M&A

Bước đầu tiên, người quản lý cần thực hiện việc xây dựng và định hướng phát triển cho chiến lược M&A một cách rõ ràng, tìm kiếm và lựa chọn đối tác tiềm năng để kết quả đạt được như mong muốn.

Thực hiện đánh giá sơ bộ (Preliminary Due Diligence)

Bước này là quá trình đánh giá sơ bộ về tài chính, quản lý, các vấn đề pháp lý, tài sản và khía cạnh khác của công ty đối tác để xác định khả năng thành công của M&A.

Thực hiện đánh giá chi tiết (Detailed Due Diligence)

Sau khi đánh giá sơ bộ, bước tiếp theo là đánh giá chi tiết về tài chính, kế hoạch kinh doanh, quản lý, các vấn đề pháp lý và khía cạnh khác của công ty đối tác.

Xây dựng kế hoạch hợp nhất (Integration Planning)

Bước này bao gồm xác định các hoạt động cần thiết để hợp nhất hai công ty, như quản lý nhân sự, hợp nhất các quy trình kinh doanh và tài chính.

Thương lượng và ký kết thỏa thuận M&A

Đây là giai đoạn mà phía sáp nhập và phía cho sáp nhập sẽ thương lượng để đi đến thỏa thuận về việc ký kết M&A, bao gồm các điều khoản về giá trị doanh nghiệp và cách thức thanh toán theo đúng quy định pháp luật.

Thực hiện hợp nhất và quản lý sau M&A

Trong bước này đã bao gồm việc hợp nhất hai công ty, gồm những hoạt động như chuyển giao công nghệ, quản lý nhân sự, tài chính doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có những kế hoạch quản lý và theo dõi sau thực thực hiện sáp nhập và mua bán nhằm đảo bảo sự thành công của M&A.

Như đã nói, những khó khăn mà doanh nghiệp khi thực hiện M&A sẽ gặp phải là: Khó khăn trong việc quản lý tài sản, vấn đề về chi phí trong vận hành, tái cơ cấu để tối ưu hóa hoạt động… Chính vì vậy, doanh nghiệp cần nâng cao vấn đề về kỹ thuật và công nghệ.

Ứng dụng công nghệ vào mở rộng và quản lý doanh nghiệp M&A

Nền tảng bán hàng Thương Mại Điện Tử GoSELL cung cấp cho bạn giải pháp toàn diện cho các doanh nghiệp từ kinh doanh cho đến quản lý, giúp các doanh nghiệp M&A tái cơ cấu hoạt động kinh doanh giảm thiểu chi phí trong vận hành và bắt kịp xu hướng chuyển đổi số.

Ứng dụng công nghệ vào mở rộng và quản lý doanh nghiệp M&A
Ứng dụng công nghệ vào mở rộng và quản lý doanh nghiệp M&A

Các giải pháp đến từ GoSELL

Đẩy mạnh hình ảnh doanh nghiệp trên các nền tảng thương mại điện tử với GoWEB: Giúp doanh nghiệp xây dựng, nhằm trưng bày và quảng bá những hình ảnh về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Xây dựng và định vị thương hiệu doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.

GoWEB tích hợp tính năng SEO giúp trang web của doanh nghiệp được tối ưu, tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm, giúp trang web được tiếp cận khách hàng nhanh chóng hơn.

Vấn đề về quản lý sản phẩm của doanh nghiệp cũng được giải quyết với tính năng quản lý sản phẩm của GoSELL: Việc kiểm soát cũng như quản lý kho hàng của bạn sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết. Hệ thống cho phép bạn quản lý sản phẩm theo nhiều phương thức như mã SKU, mã vạch, mã IMEI và theo mã seri.

Vấn đề về quản lý tài chính cũng trở nên dễ dàng hơn với tính năng phân tích báo cáo doanh thu của GoSELL: Giúp bạn dễ dàng theo dõi và đo lường được hiệu quả kinh doanh của mình trong từng khoảng thời gian, khu vực nhất định rất hữu ích cho các doanh nghiệp đang muốn mở rộng phát triển thị trường.

Thêm vào đó, GoSELL cũng tích hợp các tính năng quản lý vận hành kinh doanh hiệu quả hơn: Quản lý nhân viên, quản lý khách hàng, quản lý đơn hàng, quản lý dịch vụ… Và với tính năng tạo khuyến mãi giúp thu hút khách hàng hiệu quả hơn.

Các sản phẩm hỗ trợ khác

Ngoài ra, với những doanh nghiệp bán lẻ và kinh doanh online: GoSELL còn cung cấp các sản phẩm hỗ trợ như: 

  • Ứng dụng bán hàng TMĐT (GoAPP).
  • Hỗ trợ kinh doanh tại quầy (GoPOS).
  • Hỗ trợ kinh doanh trên mạng xã hội (GoSOCIAL).
  • Xây dựng landing page thu thập thông tin khách hàng (GoLEAD).
  • xây dựng đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp (GoCALL).

Kết luận

Thông qua chủ đề xoay quanh M&A, có thể thấy M&A hiện là một thị trường đầu tư đầy cạnh tranh. GoSELL mong rằng với bài viết trên, đã giúp bạn giải đáp được M&A là gì, cũng như những lợi ích và khó khăn của các doanh nghiệp khi tham gia M&A.

Bài viết cùng chuyên mục