Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Mô hình kinh doanh homestay và kinh nghiệm quản lý từ xa

Kiến thức

Mô hình kinh doanh homestay và kinh nghiệm quản lý từ xa

23 Tháng Chín, 2023

Những năm gần đây, mô hình homestay là lĩnh vực nhận được khá nhiều sự quan tâm. Với một số vốn không quá lớn, bạn có thể kiếm được khoản lợi nhuận từ kinh doanh home-stay. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều hình thức kinh doanh khác, để kinh doanh homestay, bạn cần nắm được những kiến thức cần thiết.

Mô hình kinh doanh homestay và kinh nghiệm quản lý từ xa

Homestay là gì?

Đây là thuật ngữ để nói đến một loại hình lưu trú khá được ưa chuộng hiện nay đối với giới trẻ và du khách nước ngoài. Với mô hình đúng nghĩa là người cư trú có thể sinh hoạt ăn uống, ngủ nghỉ cùng chủ nhà. Từ phòng ốc cho đến cách phục vụ ở đây tạo cho người cư trú cảm giác như ở nhà. Hiện nay rất nhiều khách sạn xây theo phong cách của homestay và gọi đó là homestay thì chưa hoàn toàn đúng kiểu mô hình này.

Đặc trưng của mô hình lưu trú homestay

Mô hình home-stay có gì khác biệt đối với các loại hình dịch vụ khác? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Vị trí xây dựng

Thường thì các homestay sẽ được xây dựng ở những địa điểm có tài nguyên hoang sơ, tài nguyên văn hóa đa dạng, phong phú. Hoặc những địa điểm du lịch chưa có nhiều khách sạn, nhà nghỉ. Tại những khu vực đó home-stay chính là lựa chọn của nhiều khách du lịch.

Mô hình nhỏ và giá tốt

Nhiều chủ nhà sẽ cải tạo lại ngôi nhà của mình để kinh doanh dịch vụ lưu trú này. Do đó, sức chứa của mỗi căn home-stay thường chỉ có khả năng chứa khoảng 10 – 20 khách, Với mức giá giao động cũng không cao, trung bình khoảng từ 200 – 300 nghìn đồng/phòng đơn. Và còn tùy thuộc vào quy mô và trang thiết bị.

Mô hình nhỏ và giá tốt
Mô hình nhỏ và giá tốt

Mang đến trải nghiệm chân thực cho người cư trú

Khác với khách sạn, nhà nghỉ hay resort, lưu trú tại home-stay sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm chân thực. Bạn sẽ được người dân bản địa giới thiệu về những phong tục và tập quán tại địa phương. Đôi khi những người dân tại đó sẽ đóng vai trò như hướng dẫn viên du lịch đưa bạn đi khám phá đặc trưng tại khu vực. Đây sẽ là những trải nghiệm thú vị và “có một không hai” khi cư trú tại homestay.

Đầy đủ dịch vụ cần thiết

Dịch vụ và tiện ích của home-stay không thể so sánh với khách sạn. Thường khi lưu trú tại đây, bạn sẽ tự phục vụ như sinh hoạt tại nhà. Tuy trang thiết bị không quá cao, nhưng vẫn đảm bảo những tiện nghi tối ưu theo tiêu chuẩn nhằm đảm bảo tiện nghi cho khách du lịch.

Xem thêm: Bungalow là gì? Lưu ý cần nhớ khi kinh doanh dịch vụ lưu trú mới lạ này

Kinh doanh dịch vụ lưu trú homestay cần chuẩn bị những gì?

Nếu bạn đang có ý định kinh doanh dịch vụ lưu trú này mà chưa biết cần chuẩn bị những gì thì hãy tham khảo gợi ý dưới đây nhé!

Nguồn vốn

Còn tùy thuộc vào mô hình kinh doanh, nguồn vốn có thể dao động từ vài chục cho đến vài trăm triệu. Tuy nhiên, theo những chuyên gia có kinh nghiệm thì nguồn vốn an toàn nhất nên giao động từ 300 – 500 triệu đồng. Vì trong quá trình xây dựng và vận hành home-stay sẽ có những phát sinh. Do đó, nhà đầu tư cần có thêm những khoản tiền có thể bù lỗ khi chưa có nhiều khách.

Nghiên cứu thị trường

Để kinh doanh hiệu quả thì bất kỳ lĩnh vực nào, cũng cần nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng. Kinh doanh homestay cũng không phải ngoại lệ. Bạn cần khoanh vùng khách hàng mục tiêu muốn nhắm tới. Họ là ai? Độ tuổi? Sở thích của họ?,… Với tất cả đặc điểm này sẽ quyết định vị trí và phong cách thiết kế sao cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của tệp khách hàng.

Địa điểm

Kinh doanh dịch vụ lưu trú homestay cần chuẩn bị những gì?
Kinh doanh dịch vụ lưu trú homestay cần chuẩn bị những gì?

Vị trí chính là yếu tố quan trọng và cần thiết khi kinh doanh dịch vụ lưu trú. Do sở thích của khách du lịch chính là muốn thăm thú nhiều nơi mà không cần tốn nhiều thời gian di chuyển. Do đó, địa điểm cần tạo sự thuận lợi cho khách lưu trú khi họ di chuyển. Đối với các địa phương có truyền thống về du lịch thì bạn cần lựa chọn địa điểm xây dựng home-stay ở gần các địa điểm checkin nổi tiếng. Đối với các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, bạn nên chọn những khu vực trung tâm để khách lưu trú dễ dàng di chuyển đi lại giữa các khu vui chơi sầm uất.

Tìm kiếm và thuê mặt bằng (nếu bạn không sở hữu)

Nếu bạn đã sở hữu mặt bằng để kinh doanh thì quá tốt, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều chi phí và cũng nhanh thu hồi vốn hơn. Nhưng nếu bạn không sở hữu mặt bằng thì bạn hoàn toàn có thể đi thuê từ người khác. Hiện nay, có rất nhiều người kinh doanh dịch vụ lưu trú rất hiệu quả theo cách này.

Hoàn thành thủ tục cấp phép kinh doanh dịch vụ lưu trú

Đối với kỳ hình thức kinh doanh dịch vụ lưu trú nào cũng cần được cấp phép kinh doanh. Bạn cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện, yêu cầu đã được quy định rõ ràng và cụ thể trong các văn bản pháp luật. Điển hình như: Luật Du lịch 2005, Nghị định số 46/2012/NĐ-CP, Nghị định 79/2014/NĐ-CP,…

Ngoài ra, bạn cũng cần được cấp các giấy phép. Như giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận an ninh trật tự, giấy công nhận xếp hạng.

Tuyển quản lý và nhân viên

Để đi vào vận hành home-stay, bắt buộc bạn cần phải thuê nhân viên. Và nếu không có thời gian hay kinh nghiệm để quản lý thì bạn cần phải thuê thêm một quản lý. Như vậy việc quản lý kinh doanh của bạn sẽ trở nên tối ưu hơn.

Xem thêm: Các tiêu chí lựa chọn phần mềm quản lý dịch vụ khách sạn

Những khó khăn khi kinh doanh homestay

Bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng đi kèm song song cả lợi ích và khó khăn. Mô hình lưu trú homestay cũng vậy. Cùng tìm hiểu những khó khăn gặp phải khi kinh doanh lĩnh vực này sau đây:

Tính cạnh tranh cao

Mặc dù hiện nay nhu cầu lưu trú tại homestay của khách du lịch rất lớn. Nhưng với sự phát triển đầy mạnh mẽ của mô hình này dẫn đến ngày càng nhiều home-stay mọc lên. Do đó, sự cạnh tranh của thị trường này cũng càng trở nên gay gắt. Với sự cạnh tranh đó, chủ đầu tư cần chú trọng vào việc nâng cao chất lượng về cơ sở lưu trú của mình. Đồng thời, đưa ra những mức giá hợp lý để có thể phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.

Những khó khăn khi kinh doanh homestay
Những khó khăn khi kinh doanh homestay

Khó khăn trong việc giữ chân khách hàng cũ

Đối tượng khách hàng chủ yếu của homestay là giới trẻ – những người ưa khám phá và trải nghiệm những thứ mới mẻ. Do đó, rất ít khả năng họ sẽ quay trở lại với một home-stay nào đó. Bởi vậy trong quá trình du khách lưu trú, bạn phải đảm bảo chất lượng dịch vụ đạt yêu cầu. Đồng thời, mang đến cho họ những trải nghiệm mới mẻ, thú vị, khác lạ. Điều này sẽ tạo ấn tượng tốt trong lòng khách hàng. Từ đó, họ có thể quay lại home-stay của bạn hoặc giới thiệu cho người thân, bạn bè đến lưu trú.

Khó khăn trong việc quản lý từ xa

Đối với một số trường hợp, chủ home-stay phải thuê người khác quản lý (thường là dân địa phương). Khi đó, nếu bạn không biết cách kiểm soát thì sẽ rất dễ xảy ra tình trạng thất thoát doanh thu. Chẳng hạn, quản lý và nhân viên có thể thông đồng để gian lận tiền phòng. Đây là nỗi lo lắng lớn nhất của những người kinh doanh homestay từ xa.

Vận hành và quản lý home-stay luôn là vấn đề đau đầu nhất của đa số người mới bắt đầu làm. Quản lý homestay tốt sẽ giúp bạn có doanh thu cao, dịch vụ tốt và đỡ tốn thời gian. Do đó, việc ứng dụng công nghệ và xây dựng tối ưu quy trình quản lý, giúp bạn quản lý nhân viên và chất lượng home-stay hiệu quả, đồng thời cũng giúp giảm chi phí.

Xem thêm: 6 nguyên tắc vàng để quản lý nhân viên từ xa hiệu quả

Bí quyết quản lý homestay tự động ít tốn chi phí

GoSELL được biết đến là phần mềm quản lý bán hàng đa kênh. Nhưng bên cạnh các tính năng hỗ trợ bán hàng, GoSELL còn cung cấp các tính năng cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ. Với mục đích hướng đến là mang đến cho doanh nghiệp các tính năng quản lý tối ưu và chi phí, cũng như gia tăng trải nghiệm khách hàng khi sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

Đa dạng phương thức thanh toán

Phần mềm tích hợp đa dạng hình thức thanh toán giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn, cũng như thuận lợi hơn trong quá trình đặt phòng.

Quản lý đặt phòng của khách hàng

Quản lý danh sách đặt phòng theo trạng thái (Chờ xác nhận, đã xác nhận, đã hoàn tất hay khách hàng đã hủy đặt chỗ), giúp dễ dàng tìm kiếm và tránh tình trạng bỏ sót đơn đặt phòng. Bạn cũng hoàn toàn có thể tìm kiếm lịch hẹn khách hàng trực tiếp theo mã đặt phòng, tên khách hàng, số điện thoại hay mã vạch khách hàng.

Quản lý đặt phòng của khách hàng
Quản lý đặt phòng của khách hàng

Quản lý nhân viên

Quản lý ca làm việc của nhân viên hiệu quả, tối ưu số lượng nhân viên phục vụ theo từng thời điểm vắng khách, giờ cao điểm trong ngày để tiết kiệm chi phí. Phân quyền nhân viên vào sử dụng tác vụ tương ứng trên phần mềm, làm cơ sở thưởng phạt, truy cứu trách nhiệm khi cần.

Quản lý từ xa

Phần mềm quản lý GoSELL, tương thích trên mọi thiết bị cầm tay như điện thoại, ipad giúp bạn dễ dàng theo dõi hoạt động kinh doanh từ xa, nắm chắc thông tin tài chính theo thời gian thực, quản lý nhân viên chi tiết mà không cần túc trực thường xuyên. Mọi hoạt động trên các nền tảng website, app, quản lý tại quầy (POS) đều được gửi thông báo ngay lập tức đến người quản lý.

Cung cấp hệ thống báo cáo chi tiết

Với hình thức quản lý kinh doanh cũ, chủ yếu dựa trên những cách thức thủ công (dựa trên sổ sách và máy tính). Không chỉ mất nhiều thời gian mà còn dễ xảy ra sai sót, nhất là đối với những mô hình kinh doanh lớn. Nhưng khi sử dụng phần mềm, bạn sẽ không cần phải “khốn khổ” nữa, phần mềm sẽ tự động tổng hợp báo cáo chi tiết, thống kê đầy đủ và chính xác.

Xây dựng quan hệ khách hàng

Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đòi hỏi bạn phải thường xuyên quan tâm đến nhu cầu hay khâu chăm sóc khách hàng.

Với tính năng CRM khách hàng giúp bạn lưu trữ thông tin khách hàng một cách chi tiết. Qua đó, dễ dàng phân nhóm tệp khách hàng, hỗ trợ hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng và Marketing xây dựng quan hệ khách hàng như:

  • Tính năng Khách hàng thân thiết giúp bạn tạo nhiều cấp độ khách hàng thành viên và tích lũy điểm thưởng, kích thích hành vi mua sắm của khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ và duy trì lòng trung thành từ họ, nhờ đó gia tăng doanh số và quảng bá thương hiệu hiệu quả.
  • GoSELL cung cấp tính năng Email marketing hỗ trợ doanh nghiệp tạo các mẫu email như: Xác nhận đặt phòng, chào mừng khách checkin, cảm ơn khách sau khi checkout, chúc mừng sinh nhật khách, hoặc các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng…Hệ thống hỗ trợ tạo và gửi mail hàng loạt nhanh chóng, tiện lợi.

Chăm sóc khách hàng và tiếp thị hiệu quả

Với GoLEAD, các nhà kinh doanh có thể có thể dễ dàng tạo không giới hạn landing page quảng cáo dịch vụ giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Đồng thời, thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng, hỗ trợ quá trình truyền thông hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Bên cạnh đó, hệ thống tổng đài ảo tối ưu chi phí của GoCALL cũng được đồng bộ với hệ thống CRM, giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai chăm sóc khách hàng trên đa kênh từ app, website, POS, sàn TMĐT, mạng xã hội. Qua đó, hỗ trợ hoạt động tư vấn khách hàng, xác nhận đặt phòng,… chuyên nghiệp.

Trên đây là những thông tin mà GoSELL đã tổng hợp về kinh doanh homestay, cũng như việc làm thế nào để ứng dụng công nghệ vào quản lý hiệu quả và tối ưu chi phí. Mong rằng với những chia sẻ trên, sẽ giúp bạn rút ra được hướng kinh doanh hiệu quả cho dịch vụ lưu trú này.

Bài viết cùng chuyên mục