Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm hút khách, lãi khủng

Kiến thức

Kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm hút khách, lãi khủng

7 Tháng Mười Hai, 2023

Hình thức mở nhà hàng cơm tấm hiện đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của chủ kinh doanh. Nếu bạn dự định khởi nghiệp bằng việc mở quán cơm tấm thì đừng bỏ qua những bí quyết mà GoSELL đã tổng hợp ngay bên dưới nhé.

Tổng quan về món cơm tấm, đặc sản Sài Thành

Trước khi bắt tay vào kinh doanh quán cơm, thì bạn cần nắm được nguồn gốc và các nguyên liệu làm nên món đặc sản Sài Thành này là gì?

Nguồn gốc của cơm tấm

Cơm tấm là một món ăn có nguồn gốc từ Sài Gòn, nguyên liệu để nấu món này chủ yếu là từ gạo tấm. Gạo tấm luôn được xem là thức ăn cứu đói của người nghèo lao động, bởi hạt gạo tấm là những hạt gạo vụn, ít nở hoa và còn nguyên cám, có thể để được lâu và có mức giá rẻ. Dần dần cơm tấm đã trở thành món ăn quen thuộc và có mặt rộng rãi trên khắp mọi miền đất nước.

Các nguyên liệu để làm nên một đĩa cơm tấm

  • Cơm tấm: gạo tấm thường được nấu trong nồi đất trên lửa, tuy nhiên ngày nay gạo đã được hấp cách thủy nên cơm tấm rất bùi và có hương vị tự nhiên của vùng quê.
  • Sườn nướng: những miếng sườn trong đĩa cơm thường là phần thịt cốt lết, đã được tẩm ướp và nướng trên than hồng. Mỗi nhà hàng sẽ có cách ướp thịt đặc trưng, ngoài ra một số nhà hàng còn phục vụ thêm các món như cá, gà, xá xíu,…
  • Chả trứng: món này bao gồm trứng, thịt băm, mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt, miến và một số gia vị khác. Sau đó sẽ được đem đi hấp chín, đặc trưng của chả trứng sẽ xốp và khi ăn không bị tanh.
  • Bì lợn: da heo được làm sạch và luộc chín, rồi thái mỏng và trộn với thính bắp kèm một số gia vị khác. Da heo khi ăn sẽ có vị thơm, giòn giòn giúp thực khách không bị ngán khi đang dùng bữa.
  • Nước chấm: có thể nói nước chấm chính là linh hồn của món cơm tấm. Nước chấm sẽ được pha theo công thức bí mật của mỗi nhà hàng, nhưng thành phần chủ yếu sẽ gồm: nước mắm, chanh, tỏi, ớt và đường.

Một số kinh nghiệm mở quán cơm tấm đắt khách cho nhà hàng của bạn

Sau khi đã nắm được các nguyên liệu nấu cơm tấm, tiếp theo cùng GoSELL thu thập một số kinh nghiệm hữu ích để mang về nguồn lợi nhuận “siêu to khổng lồ” cho nhà hàng của bạn.

Tổng quan về món cơm tấm, đặc sản Sài Thành
Kinh nghiệm mở quán cơm tấm đắt khách

Tập trung nghiên cứu thị trường và xác định đối tượng mục tiêu

Bước đầu tiên và quan trọng nhất khi kinh doanh nói chung và mở nhà hàng cơm tấm nói riêng, đó là nên nghiên cứu thật kỹ thị trường và xác định đối tượng mục tiêu mà bạn muốn hướng đến. Bước này sẽ giúp bạn xác định đối thủ cạnh tranh đã và đang làm gì, rủi ro khi kinh doanh là gì, khách hàng của bạn là những ai?

Về đối thủ

Trước tiên, bạn có thể đi tham khảo các quán cơm bình dân xung quanh khu vực nhà hàng của bạn để xem:

  • Họ đang kinh doanh như thế nào?
  • Quán của họ có nhiều khách hàng hay không?
  • Tại sao khách hàng lại chọn nhà hàng đó?
  • Trường hợp nhà hàng đó phải đóng cửa thì lý do là gì?

Về thị trường

Kế tiếp là tìm hiểu xem địa điểm bạn dự định mở nhà có thật sự tiềm năng kinh doanh hay không, khu vực đó gần trường học hay cao ốc văn phòng, có dân cư đông đúc hay không,…

Về khách hàng mục tiêu

Cuối cùng là xác định đối tượng mục tiêu của nhà hàng, bởi bạn không thể làm hài lòng tất cả khách hàng mà chỉ có thể phục vụ tốt một số nhóm khách hàng nếu bạn biết rõ họ là ai. Từ đó, bạn mới có thể dễ dàng nắm bắt sở thích, thói quen, nhu cầu của họ thông qua phương pháp phân tích thị trường SWOT để lập phương án kinh doanh, giữ chân khách hàng phù hợp.

Thiết lập kế hoạch để tạo sự khác biệt

Sau khi đã nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh cũng như biết được đối tượng mục tiêu, bạn hãy lập kế hoạch sao cho nhà hàng tạo được sự khác biệt so với các nhà hàng khác trong khu vực. Những lợi thế mà bạn có thể xây dựng và nhất định phải nắm bắt: chất lượng món ăn, chất lượng phục vụ, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, giá cả phải chăng.

Xác định nguồn vốn mở quán cơm

Bất kể kinh doanh quán nhỏ hay quán lớn thì bạn cũng đều cần có kinh phí, đây là yếu tố quyết định sự thành bại của quá trình kinh doanh. Tùy theo nhu cầu và quy mô mở nhà hàng mà bạn có thể lên phương án tài chính hợp lý, tuy nhiên các chi phí bắt buộc phải chi sẽ gồm:

  • Chi phí thuê mặt bằng, bạn hãy tìm cho mình một mặt bằng tại các khu vực sầm uất như trường học, cao ốc văn phòng, khu chung cư. Chẳng hạn như nếu bạn đang sinh sống tại Hà Nội, bạn có thể tham khảo mặt bằng trên phố Duy Tân, Hà Nội có diện tích 50m vuông. Giá thuê hàng tháng tầm 20 triệu đồng và khi thuê mặt bằng bạn phải trả trước 1 năm 6 tháng nên ước tính tổng chi phí sẽ khoảng 120 triệu.
  • Chi phí mua bàn ghế, đồ bếp, bát đĩa sẽ rơi vào khoảng 30 triệu đồng.
  • Chi phí nguyên vật liệu sẽ rơi vào khoảng 5 triệu đồng.
  • Chi phí thuê đội ngũ nhân viên phục vụ sẽ rơi vào khoảng 4,5 triệu đồng/tháng/người.
  • Chi phí đầu tư phần mềm quản lý nhà hàng sẽ rơi vào khoảng 2 triệu đồng.
  • Và chi phí dự trù trong vòng 2-3 tháng đầu, xoay vòng vốn sẽ tầm khoảng 40 triệu đồng.

Sau khi xác định xong các chi phí, bạn cần chia nhỏ các khoản chi tiêu và dự trù vốn cho những tháng đầu. Bởi đây là thời điểm nhà hàng chưa có lãi nhưng vẫn phải để dành tiền, nhằm đảm bảo mọi hoạt động của nhà hàng được duy trì và ổn định hàng ngày, hàng tháng.

Xác định địa điểm kinh doanh cho nhà hàng

Sau khi định hướng kinh doanh nhà hàng và chuẩn bị phần kinh phí, thì bạn cần tìm một mặt bằng để bắt đầu vận hành nhà hàng. Lưu ý, nếu bạn chọn nơi vắng vẻ và cách xa khách hàng mục tiêu, thì dù món ăn có ngon đến mấy, bạn cũng khó thu hút được thực khách ghé đến. Vì vậy hãy đảm bảo rằng nhà hàng của bạn là điểm đến mà thực khách không thể bỏ qua.

Một số địa điểm lý tưởng để mở nhà hàng cơm tấm, có thể là nơi gần các khu công nghiệp, xí nghiệp lớn, bệnh viện,… Một yếu tố nữa mà bạn cần lưu ý là nên nắm rõ tình hình xung quanh nơi bạn dự định mở nhà hàng như dân số, thu nhập bình quân của khách hàng, chỗ đậu xe,… Điều này sẽ giúp bạn có thể tính toán để đưa ra mức giá hợp lý nhất.

Xem thêm: Kinh nghiệm tìm thuê mặt bằng kinh doanh nhà hàng, quán ăn hút khách

Chuẩn bị giấy an toàn thực phẩm và giấy phép đăng ký kinh doanh

Đến thời điểm hiện tại, vẫn còn một số người cho rằng chỉ cần có mặt bằng và nguồn vốn là có thể mở quán. Nhưng thực tế, dù là quán cơm tấm bình dân cũng phải hoàn thành thủ tục đăng ký tại các cơ quan chức năng thì mới có thể bắt đầu kinh doanh.

Khi mở nhà hàng, ngoài giấy phép kinh doanh theo hộ cá thể, bạn cần chuẩn bị thêm các giấy tờ sau:

  • Giấy tờ tùy thân – chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
  • Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc nguyên vật liệu.
  • Sơ yếu lý lịch của nhân viên.

Bạn có thể đến ủy ban nhân dân quận/huyện – nơi bạn sẽ mở nhà hàng để nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh. Khi đăng ký kinh doanh, bạn phải trả phí, thường lệ phí đăng ký sẽ tầm 30.000 đồng. Và sẽ có 3 lĩnh vực thuế là thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Ngoài ra, vì nhà hàng của bạn kinh doanh vì bạn kinh doanh trong lĩnh vực F&B nên bắt buộc bạn phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây cũng là một trong các yếu tố giúp xây dựng lòng tin của khách hàng hiệu quả.

Tổ chức đội ngũ nhân sự cho nhà hàng

Tùy theo quy mô mà bạn có thể bố trí số lượng nhân viên cho phù hợp. Đối với quy mô nhà hàng vừa và nhỏ, ban đầu chưa có nhiều thực khách, thì bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình. Nhưng đối với các nhà hàng có quy mô lớn hơn thì bạn cần thuê thêm nhân viên để phục vụ thực khách kịp thời.

Lưu ý khi thuê thêm nhân viên, bạn nên cân nhắc lựa chọn những nhân viên nhiệt tình và trung thực trong công việc. Một số vị trí cơ bản trong nhà hàng mà bạn có thể xem xét như: nhân viên chế biến món ăn, nhân viên phục vụ, nhân viên rửa bát, thu ngân.

Xem thêm: 9 cách quản lý nhân sự giúp nâng cao tính tự giác cho nhân viên

Tìm nguồn nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị uy tín

Chất lượng và hương vị của món ăn là điều cốt lõi mà bạn cần đặc biệt quan tâm. Nhiều nhà hàng thường chỉ chú ý đến những món ăn ngon mà không nhận ra nguyên liệu mới chính là thành phần quan trọng của món ăn.

Song song đó, các dụng cụ nhà bếp hỗ trợ cho việc nấu ăn như tủ cấp đông, tủ lạnh,… cũng cần được đầu tư kỹ lưỡng. Vì các dụng cụ này sẽ có nhiệm vụ bảo quản, giữ cho các nguyên liệu luôn trong tình trạng tốt nhất.

Có thể các khoản chi phí trên sẽ đắt hơn một chút nhưng bù lại bạn sẽ chiếm được cảm tình và sự tin tưởng của thực khách. Đây sẽ là động lực khiến họ quay lại nhà hàng thường xuyên hơn.

Chuẩn bị phần mềm quản lý nhà hàng

Đối với các nhà hàng cơm tấm có quy mô lớn thì việc chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ cho hoạt động chính của nhà hàng la điều vô cùng cần thiết. Nhất là công nghệ ngày nay đang có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh trong mọi lĩnh vực ngành nghề. 

Đã có không ít thiết bị, phần mềm hỗ trợ bán hàng được phát triển, trong đó phần mềm quản lý nhà hàng GoF&B sẽ giúp công việc của bạn và nhân viên trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Với:

Chuẩn bị phần mềm quản lý nhà hàng
Chuẩn bị phần mềm quản lý nhà hàng

Giao diện dễ dùng, thân thiện

Phần mềm GoF&B được thiết kế với giao diện dễ nhìn, cùng các tính năng được bố trí khoa học. Bạn có thể nhanh chóng làm quen với các thao tác trên phần mềm. Ngoài ra, GoF&B đã phát triển và tích hợp thêm app GoF&B. Như vậy, thực khách của bạn có thể chọn 1 trong 2 hình thức: order món ngon ngay tại nhà, hoặc đến tận nhà hàng để thưởng thức đều thuận tiện.

Hỗ trợ tối ưu quy trình gọi món

Sau khi khách hàng order xong, bạn có thể lưu order gọi món trên giao diện trực quan của GoF&B, rồi chuyển phần order qua bộ phận chế biến món ăn. Phần mềm sẽ sắp xếp theo thời gian khách gọi món theo thứ tự phù hợp để khách không phải đợi lâu.

Món ăn khi được chế biến xong và đưa đến thực khách, bạn có thể bắt đầu thanh toán và in hóa đơn để khách hàng đối chiếu. Trường hợp quán có áp dụng mã giảm giá, bạn chỉ cần chọn mã giảm giá tương ứng. Số tiền khấu trừ sẽ được tự động tính trên tổng hóa đơn chính xác.

Toàn bộ đơn hàng, sản phẩm và tồn kho đều được quản lý chi tiết

Tất cả đơn hàng sẽ được lưu trữ và quản lý tập trung tại một nơi với tính năng quản lý đơn hàng. Tại đây, các đơn hàng đã tạo trước đó và trạng thái của từng bàn sẽ hiển thị cụ thể để bạn theo dõi, hoặc đáp ứng nhu cầu của thực khách linh hoạt hơn.

Đối với các sản phẩm, bạn có thể quản lý theo nhiều phương thức nhờ sự hỗ trợ đắc lực của tính năng quản lý sản phẩm. Nhờ đó, bạn có thể tùy chỉnh định lượng nguyên liệu có trong một đơn vị bán giúp tự động trừ kho nguyên vật liệu khi bán hàng.

Đồng thời, để hạn chế tối đa tình trạng thất thoát nguyên vật liệu. Tính năng quản lý tồn kho nguyên vật liệu sẽ cập nhật đều đặn lượng nguyên liệu lấy ra mỗi ngày. Hỗ trợ báo cáo, kiểm kê kho hàng và quản lý nguyên vật liệu theo danh mục, nhà phân phối, đơn đặt hàng chi tiết.

Hỗ trợ lưu trữ thông tin khách hàng và nhà cung cấp

Nếu bạn muốn thu thập thông tin khách hàng để biết ai là khách hàng trung thành, ai là khách hàng tiềm năng. Thì tính năng quản lý khách hàng sẽ là cánh tay đắc lực dành cho bạn. Dựa vào các thông tin thu thập được, bạn có thể phân nhóm khách hàng để thực hiện các chương trình khuyến mãi, tạo mã giảm giá. Nhằm giữ chân khách hàng cũ và tăng lượng khách hàng mới ghé đến quán của bạn.

Không chỉ lưu trữ thông tin khách hàng, mà GoF&B còn lưu trữ tất cả dữ liệu về nhà cung cấp. Giúp bạn kiểm soát thông tin và phân loại các đơn vị cung cấp để tiến hành hoạt động kinh doanh tốt nhất.

Hỗ trợ tạo chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng

Nhằm kích thích nhu cầu của khách hàng trong những lần mua tiếp theo, phần mềm hỗ trợ bạn:

  • Tạo các ưu đãi với hình thức giảm giá, miễn phí giao hàng,… 
  • Hoặc xây dựng chương trình khách hàng thân thiết. 
  • Hoặc khuyến khích khách hàng tạo và tích điểm thành viên khi đăng ký làm thành viên thân thiết, sau đó quy đổi điểm thành ưu đãi bất kỳ do bạn thiết lập.

Hỗ trợ theo dõi năng suất làm việc của đội ngũ nhân viên

Tính năng quản lý nhân viên cho phép bạn phân quyền trực tiếp cho một nhân viên thực hiện công việc cụ thể ngay trên phần mềm. Trường hợp bạn mở rộng quy mô kinh doanh, bạn có thể sắp xếp và phân bổ nhân viên làm việc theo từng chi nhánh.

Nhờ đó, bạn có thể theo dõi năng suất làm việc của từng nhân viên và lên kế hoạch khen thưởng cho các cá nhân xuất sắc. Điều này sẽ khích lệ tinh thần làm việc của họ và tăng thêm sự gắn bó giữa nhân viên với quán của bạn. Bạn sẽ đỡ tốn nhiều thời gian và chi phí để tuyển thêm nhân viên mới.

Hỗ trợ phân tích báo cáo minh bạch

Thay vì báo cáo thông qua giấy tờ, file excel thì GoF&B tích hợp tính năng phân tích báo cáo với biểu đồ trực quan theo thời gian thực. Giúp bạn theo dõi tình hình kinh doanh, theo dõi tổng quan và chi tiết các phiên giao dịch.

Tích hợp đa dạng phương thức thanh toán, vận chuyển

  • Đối với phương thức thanh toán, GoF&B hỗ trợ thanh toán qua: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng, ví điện tử, thanh toán bằng tiền mặt khi thanh toán tại quầy. 
  • Đối với vận chuyển, GoF&B có hai đơn vị chính là quán tự vận chuyển, hoặc AhaMove.

Vừa rồi GoSELL đã chia sẻ đến bạn một số kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm hút khách cùng giải pháp giúp nhà hàng nhanh chóng đạt được lợi nhuận khủng. Song, để góp phần vào sự phát triển của nhà hàng, thì việc không ngừng trau dồi kiến thức, kinh nghiệm của người chủ kinh doanh là điều cần thiết.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ đến đội ngũ của GoSELL để được giải đáp kỹ hơn trong thời gian sớm nhất bạn nhé.

Bài viết cùng chuyên mục