Trang chủ » Tin tức » Những xu hướng định hình thương mại điện tử năm 2023

Tin tức

Những xu hướng định hình thương mại điện tử năm 2023

13 Tháng Bảy, 2023

Bất chấp những khó khăn dần hiện hữu từ ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế, nền thương mại điện tử trong và ngoài nước được dữ báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm mới 2023. Trong đó, một vài xu hướng chủ chốt hứa hẹn sẽ đóng vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển của nền thương mại điện tử trong nước cũng như hướng đi cụ thể của các doanh nghiệp kinh doanh đa kênh.

Xu hướng thương mại điện tử 2023 –  Livestream bán hàng

Bán hàng thông qua các phiên livestream từ lâu đã được xem mảnh đất màu mỡ để các cá nhân, doanh nghiệp tập trung phát triển kinh doanh, bán hàng. Với những ưu điểm mà các hình thức bán hàng truyền thống không thể có được như tương tác trực tiếp với người bán dù ở bất cứ đâu hay xem sản phẩm thực tế trước khi mua, livestream bán hàng đang không ngừng thúc đẩy sự tăng trưởng về số lượng đơn hàng, doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Xu hướng này chắc chắn sẽ không dừng lại hay thậm chí là phát triển hơn nữa trong năm 2023. Với sự đầu tư và thị phần được mở rộng không ngừng của các nền tảng lớn, đặc biệt là TikTok, xu hướng livestream được dự đoán sẽ còn tạo nên những tác động lớn hơn nữa.

Ví dụ điển hình có thể kể đến chính là 75.000 đơn hàng cho doanh nghiệp của tiktoker Phạm Thoại. Càng nhiều doanh nghiệp lấn sân vào vào nền tảng TikTok dẫn đến nhu cầu quản lý bán hàng cao hơn, mà ở đó các tính năng đồng bộ bán hàng TikTok của phần mềm GoSELL là giải pháp đang được ưu tiên sử dụng.

Livestream sẽ là hình thức bán hàng hiệu quả được nhiều cá nhân, doanh nghiệp tận dụng trong năm 2023
Livestream sẽ là hình thức bán hàng hiệu quả 2023

Thực tế chỉ ra rằng số lượng người dùng của các sàn TMĐT hay các nền tảng mạng xã hội cho phép livestream bán hàng đang gia tăng từng ngày, doanh nghiệp từ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với tệp khách hàng tiềm năng khổng lồ. Ngoài ra, Facebook vẫn luôn giữ vị thế là nền tảng livestream bán hàng hiệu quả hàng đầu.

Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) – Xu hướng thương mại điện tử mới

Ứng dụng công nghệ AI vào các quy trình kinh doanh đang ngày càng được chú trọng nhiều hơn, đặc biệt là với các doanh nghiệp bán hàng đa kênh trên các sàn TMĐT. Một trong những lợi ích lớn nhất mà công nghệ AI có thể mang lại chính là giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu chi tiết của khách hàng. Dữ liệu hữu ích này sẽ cho phép doanh nghiệp sáng tạo các nội dung và đề xuất phù hợp với từng đối tượng khách hàng được nhắm đến. 

Hệ thống trí tuệ nhân tạo giờ đây cũng có thể dự đoán hành vi mua sắm dựa trên lịch sử duyệt và tìm kiếm trực tuyến của người dùng. Đây là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp tối ưu hóa các chiến dịch tiếp thị và cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng. 

Đối với quy trình bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử, AI mang đến những trợ lý ảo trực tuyến thông minh và tiện lợi. AI Chatbot giúp doanh nghiệp hỗ trợ khách hàng của mình bất cứ khi nào, giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng trên cửa hàng trực tuyến. Đây là cách giúp doanh nghiệp tối ưu trải nghiệm mua sắm của khách hàng – yếu tố quan trọng hàng đầu trong giai đoạn mà sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt.

Xem thêm: Trí tuệ nhân tạo tác động thế nào đến các hoạt động kinh doanh?

Bán hàng trực tiếp đến khách hàng

Mô hình bán hàng trực tiếp đến khách hàng hay DTC (Direct to Customer) là hình thức mà doanh nghiệp mang sản phẩm đến trực tiếp đến khách hàng của mình mà không qua kênh phân phối trung gian. Mô hình bán hàng này chủ yếu được diễn ra thông qua các kênh như website, cửa hàng chính hãng hay đặc biệt là các kênh thương mại điện tử. 

DTC đang là chiến lược ưu tiên của nhiều doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử
DTC đang là chiến lược ưu tiên của nhiều doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử

Sự phát triển và gia tăng người dùng của các nền tảng TMĐT tại Việt Nam chính là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn thông qua mô hình DTC. 

Tuy vậy, sau thời gian bùng nổ của các nền tảng lớn như: Shopee hay Lazada, năm 2023 được dự đoán là một năm thoái trào bởi các doanh nghiệp ngày càng có xu hướng tự xây dựng TMĐT cho riêng mình mà không cần phải phụ thuộc vào các nền tảng này nữa.

Để theo đuổi mô hình này, các doanh nghiệp đang dành sự tập trung lớn hơn cho việc phát triển website, app bán hàng thay vì phụ thuộc quá nhiều vào các sàn TMĐT. Đây có thể được xem là một trong những bước quan trọng giúp doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh bán lẻ mới phù hợp và hiệu quả.

Kinh doanh theo mô hình BOPIS

BOPIS hay Buy Online Pickup In Store là mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp cho phép khách hàng đặt hàng online và nhận hàng ngay tại cửa hàng trực tiếp. Hình thức mua sắm này giúp người mua có thể linh hoạt trong cả thời gian đặt hàng, thanh toán lẫn nhận hàng. Hơn nữa, khách hàng trong trường hợp này cũng không mất chi phí vận chuyển, không phải chờ đợi thời gian giao hàng – quá trình thường xuyên ghi nhận nhiều bất cập không đáng có.

Khi mà bán hàng thương mại điện tử được kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm 2023, mô hình BOPIS đem đến sự hài lòng tốt hơn cho các đối tượng khách hàng. Khách hàng có thể kiểm tra sản phẩm ngay tại cửa hàng khi nhận hàng, đảm bảo chắc chắn không gặp phải các vấn đề không mong muốn. Mô hình kinh doanh này cũng giúp kích thích doanh số bán hàng cho nhà bán lẻ.

Tìm hiểu ngay: Nên kinh doanh gì năm 2023 với số vốn nhỏ lợi nhuận cao

Áp dụng các giải pháp quản lý bán hàng

Trong thời đại mà xu hướng chuyển đổi số lên ngôi, việc ứng dụng các giải pháp công nghệ hiện đại vào quá trình bán hàng là việc mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Đặc biệt là khi kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử, quản lý bán hàng một cách hiệu quả và chính là cơ sở để doanh nghiệp hướng đến các mục tiêu xa hơn.

GoSELL là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả ở cả offline lẫn online
GoSELL là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả ở cả offline lẫn online

Ở đó, phần mềm quản lý bán hàng GoSELL là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ ưu tiên lựa chọn. Không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp quản lý bán hàng hiệu quả ở các nền tảng TMĐT, GoSELL còn cho phép doanh nghiệp đồng bộ dữ liệu quản lý bán hàng ở các kênh bán hàng khác nhau. Cụ thể, hệ thống của GoSELL giúp doanh nghiệp quản lý bán hàng toàn diện ở cả các chi nhánh cửa hàng trực tiếp, website, app bán hàng, các sàn TMĐT (Shopee, Lazada, GoMUA) lẫn các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Zalo).

Với đầy đủ các tính năng mà một phần mềm quản lý bán hàng đa kênh có thể mang lại, GoSELL chắc hẳn là một người bạn đáng tin cậy với các doanh nghiệp khi kinh doanh thương mại điện tử trong năm 2023. Để có được một cái nhìn tổng quan hơn về các giải pháp, tính năng mà GoSELL đang cung cấp, doanh nghiệp có thể tìm hiểu ngay!

Bài viết cùng chuyên mục