Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » OEM là gì? Những điều cần biết về các mặt hàng OEM

Kiến thức

OEM là gì? Những điều cần biết về các mặt hàng OEM

19 Tháng Hai, 2024

OEM là gì? Nếu các bạn là tín đồ mua sắm trên các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee hay Tiki chắc chắn đã quá quen thuộc với thuật ngữ OEM. Dưới đây là một số kiến thức cần nắm rõ về các mặt hàng OEM.

OEM là gì? Những điều cần biết về các mặt hàng OEM

OEM là gì?

OEM là viết tắt của cụm từ “Original Equipment Manufacturer” tạm dịch là nhà sản xuất thiết bị gốc. OEM thường được sử dụng để miêu tả những doanh nghiệp, công ty, đối tác sản xuất các hệ thống, thành phần được sử dụng trong các sản phẩm cuối cùng của công ty dựa trên đơn đặt hàng trước đó. Đến khi thành phẩm hoàn thiện và được đưa ra thị trường sẽ được gắn thương hiệu của công ty đã đặt hàng, gọi là sản phẩm OEM (OEM Brand).

Ví dụ thực tế nhất về OEM là Apple và Foxconn. Trong đó, Apple đóng vai trò là khách hàng, là bên đảm nhận chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển công nghệ và phân phối sản phẩm, còn Foxconn là một công ty OEM, là bên sẽ sản xuất sản phẩm và gửi đến cho Apple.

Nếu như bạn là một tín đồ mua sắm thì chắc hẳn đã nghe qua hàng OEM. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể hiểu rõ về khái niệm hàng OEM là gì? Dưới đây hãy cùng làm rõ hơn về khái niệm hàng OEM là gì?

Hàng OEM là gì?

Hàng OEM là gì?
Hàng OEM là gì?

Hàng OEM được hiểu là những thành phần, linh kiện của sản phẩm được chế tạo và sản xuất theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp khác. Quy trình sản xuất sẽ tuân theo những yêu cầu cụ thể, đảm bảo về chất lượng hoàn thiện. Tiếp đó, chúng sẽ được đưa về nơi đối tác đặt hàng để kiểm chứng chất lượng và phân phối ra thị trường. Phía sản xuất không được tự ý đưa sản phẩm OEM ra thị trường. 

Sản phẩm OEM tại Việt Nam thường được hiểu và dùng để chỉ những sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam (made in Việt Nam). Một sản phẩm OEM của một công ty sẽ không hoặc hiếm khi sản xuất những thành phần tạo nên sản phẩm. Vì vậy, giá bán của các mặt hàng OEM thường sẽ thấp hơn với các thương hiệu nhập khẩu khác do các thương hiệu OEM có thể tối ưu hóa được chi phí về nhân công, vận chuyển và lắp ráp ngay tại Việt Nam. 

Yêu cầu về hàng OEM

Những mặt hàng được sản xuất với mô hình OEM thì trong quá trình sản xuất, phía đặt hàng và bên công ty OEM cần phải tuân thủ theo những yêu cầu như sau: 

Phía đặt hàng OEM cần phải thông báo trước cho phía sản xuất dưới dạng đơn đặt hàng hoặc hợp đồng sản xuất, trong đó nêu rõ những yêu cầu cụ thể về sản xuất như màu sắc, thông số kỹ thuật,… Điều này giúp cho các doanh nghiệp OEM có thể lập kế hoạch cụ thể và đảm bảo sản phẩm được giao đúng thời hạn yêu cầu do bên đặt hàng quy định.

Doanh nghiệp OEM sẽ phải chịu trách nhiệm chính xác về số lượng. Phải sản xuất và giao sản phẩm theo yêu cầu của phía đặt hàng. Trong bất kỳ trường hợp nào, phía OEM cũng không được bán sản phẩm ra ngoài thị trường dưới hình thức bán hàng riêng lẻ. Sản phẩm của phía nhà sản xuất chỉ được lắp ráp, phân phối và bán khi sản phẩm đã được hoàn thiện toàn bộ. 

Cách phân biệt hàng OEM với chính hãng

Những mặt hàng OEM được chuyển giao công nghệ có giá thành thấp hơn và số lượng sản xuất hiếm khi có giới hạn so với các mặt hàng chính hãng khác. Những mặt hàng chính hãng luôn đảm bảo về chất lượng và yêu cầu khắt khe từ phía các thương hiệu.

Sản phẩm chính hãng: Là những sản phẩm do chính thương hiệu đó cung cấp. Họ tự thiết kế, sở hữu công nghệ và cũng tự sản xuất những mặt hàng đó hoặc đặt từ trung gian. Tuy nhiên, nếu như đặt hàng từ bên thứ 3 thì sẽ có một bộ phận kiểm tra thật chặt chẽ, gắn nhãn mác của các thương hiệu lên sản phẩm. Muốn mua được những sản phẩm chính hãng thì bạn cần đến những đại lý ủy quyền của thương hiệu đó. Và thông thường giá thành của nó sẽ cao, nhưng đảm bảo chính xác và bảo hành đặc quyền.

Với OEM, đây là những mặt hàng được sản xuất bởi trung gian. OEM không phải là hàng kém chất lượng hay thứ cấp, mà nó hoàn toàn giống với hàng chính hãng, chất lượng cũng đảm bảo nhưng nó được bán với giá rẻ hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ không được hưởng các chế độ bảo hành của hãng.

Xem thêm: Những yếu tố tác động đến chi phí sản xuất trong kinh doanh

OEM trong kinh doanh

OEM khác gì so với kinh doanh truyền thống và doanh nghiệp đạt được những lợi ích gì khi kinh doanh với mô hình OEM:

OEM trong kinh doanh
OEM trong kinh doanh

Sự khác biệt của OEM với kinh doanh truyền thống

Đối với kinh doanh truyền thống, những công ty sẽ quản lý tất cả các giai đoạn của sản phẩm từ nghiên cứu đến sản xuất và tiếp thị. Doanh nghiệp chính là bên chủ động đầu tư vào dây chuyền sản xuất quy mô.

Đối với OEM, công ty chỉ cần thuê công ty khác để hỗ trợ quá trình gia công, lắp ráp hay sản xuất sản phẩm. Công ty OEM với dây chuyền, máy móc được đầu tư phù hợp để sản xuất. Từ đây, các nguồn lực, chi phí, thời gian… sẽ được tối ưu hóa cho cả doanh nghiệp và khách hàng. 

Lợi thế của OEM với doanh nghiệp

Khi lựa chọn hình thức OEM, sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư và dây chuyền sản xuất cho doanh nghiệp, không còn phải đau đầu khi phải đầu tư nhà máy, dây chuyền, công nghệ, nhân công mà vẫn có được những sản phẩm tốt nhất. Việc này rất quan trọng đối với doanh nghiệp mới. Họ chỉ cần tích hợp các bộ phận OEM vào hệ thống và bán dưới tên thương hiệu của riêng họ.

Ngoài ra, khi kết hợp với các Original Equipment Manufacturer, doanh nghiệp có thể cùng lúc triển khai nhiều ý tưởng khác nhau để đa dạng mặt hàng đưa ra thị trường, khách hàng từ đó cũng có nhiều sự lựa chọn và dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng. Chiếm được thị phần lớn sẽ tạo ra nguồn lợi nhuận khổng lồ giúp công ty phát triển nhanh chóng hơn.

Các yếu tố cần có nếu muốn hợp tác kinh doanh với OEM hiệu quả

Các yếu tố cần có nếu muốn hợp tác kinh doanh với OEM hiệu quả
Các yếu tố cần có nếu muốn hợp tác kinh doanh với OEM hiệu quả

Nghiên cứu, cải tiến sản phẩm

Các doanh nghiệp thường sẽ không trực tiếp tham gia vào quy trình sản xuất, nên sẽ có nhiều nguồn lực để làm những công việc khác, Đặc biệt là việc nghiên cứu sản phẩm. Nhu cầu của khách hàng sẽ thay đổi rất nhanh, nếu không cập nhật xu hướng mới thì rất nhanh bạn sẽ bị bỏ xa khỏi cuộc chơi.

Kiểm soát chất lượng

Mặc dù không phải là sản phẩm do doanh nghiệp tự sản xuất, nhưng chúng được gắn mác thương hiệu bạn. Vậy nên nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra, bạn chính là người chịu trách nhiệm. Vì vậy mà các vấn đề về chất lượng đầu ra luôn cần được kiểm soát chặt chẽ, luôn cần được kiểm tra định kỳ để những sản phẩm được đưa ra thị trường đều là tốt nhất. 

Định vị và xây dựng thương hiệu

Định vị thương hiệu tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp thuận lợi hơn trên con đường chinh phục lòng tin của khách hàng. Khi nhiều người biết đến và tin tưởng doanh nghiệp thì hàng hóa cũng dễ dàng tiêu thụ hơn, tạo ra thị trường cho sản phẩm.

Xem thêm: Định vị thương hiệu là gì? Cách xây dựng chiến lược định vị thương hiệu đột phá

Xây dựng hệ thống phân phối lớn mạnh

Nếu muốn có được giá thành sản phẩm tốt từ phía nhà sản xuất thiết bị thì bạn cần phải có số lượng hàng hóa lớn. Vì vậy, để có thể tiêu thụ được hết nguồn hàng lớn như vậy, bạn phải có kênh phân phối mạnh. Nếu không thì vấn đề hàng tồn đọng hàng hóa trong kho sẽ xảy ra, dẫn đến nguồn vốn bị ngưng đọng. 

Hiện nay, với sự phát triển của mạng internet thì ngoài các điểm phân phối truyền thống thì bạn có thể sử dụng tiếp thị online như xây dựng website hay tham gia bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Cái này sẽ tùy thuộc vào ngành hàng của bạn để chọn một phương pháp phù hợp. 

Phân phối hàng hóa trên đa nền tảng với GoSELL

Phân phối hàng hóa trên đa nền tảng với GoSELL
Phân phối hàng hóa trên đa nền tảng với GoSELL

Nền tảng quản lý bán hàng đa kênh GoSELL được biết đến với việc cung cấp giải pháp kinh doanh đa kênh nhất hiện nay, khi cung cấp những giải pháp giúp xây dựng các kênh bán hàng và tiếp thị online, cho đến quản lý kinh doanh tại các địa điểm bán hiệu quả hơn như: 

  • Xây dựng website bán hàng: GoWEB tạo website chuẩn SEO lên top Google nhanh chóng đơn giản. Kết nối với các kênh bán hàng TMĐT lớn hiện nay (Shopee, Lazada,GoMUA, TikTok Shop) giúp tối ưu việc bán hàng đa kênh.
  • Thiết kế app bán hàng: GoApp giúp xây dựng app bán hàng online chuyên nghiệp với thương hiệu của bạn.
  • Quản lý bán hàng trên mạng xã hội: GoSOCIAL giúp khai thác tối đa tiềm năng bán hàng giúp kết nối, đồng bộ và xử lý vận đơn tốc độ, đẩy nhanh hiệu suất bán hàng trên các kênh (Facebook, Zalo).
  • Quản lý kinh doanh tại điểm bán: GoPOS tối ưu quy trình bán hàng tại quầy với phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh có tích hợp với máy in hoá đơn và cổng thanh toán.

Thêm vào đó, GoSELL còn tích hợp các sản phẩm và tính năng giúp quảng bá thương hiệu và sản phẩm hiệu quả như: Landing page, Email marketing,… GoSELL với tích hợp tính năng đại lý bán hàng giúp doanh nghiệp  xây dựng hệ thống phân phối lớn mạnh. 

Xây dựng hệ thống đại lý bán hàng

Hệ thống quản lý đại lý bán hàng cho phép người bán theo dõi toàn bộ các hoạt động diễn ra giữa đại lý và khách hàng. Tính năng này giúp doanh nghiệp có thể xây dựng một mô hình bán hàng đa tầng chuyên nghiệp, mở rộng quy mô bán hàng và gia tăng doanh thu hiệu quả:

  • Xây dựng hệ thống tài khoản đại lý bán hàng giúp dễ dàng quản lý và theo dõi trên một nền tảng duy nhất.
  • Cho phép theo dõi toàn bộ thông tin kho hàng, chuyển hàng một cách chi tiết, hiệu quả, tiết kiệm thời gian xử lý và kiểm tra.
  • Cho phép cài đặt % chiết khấu hoặc loại chiết khấu (tất cả sản phẩm, sản phẩm chỉ định, bộ sưu tập), quản lý chiết khấu đại lý một cách rõ ràng và chi tiết.
  • Dựa theo dữ liệu chiết khấu trên hệ thống, nhà quản lý có thể thực hiện thanh toán chiết khấu cho các đại lý của mình dễ dàng.
  • Quản lý toàn bộ đơn hàng của đại lý trên một hệ thống duy nhất, giúp giảm thiểu sai sót và tiết kiệm thời gian.

Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản cần biết về khái niệm OEM là gì? GoSELL hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ thì các bạn đã hiểu được OEM là gì và lợi ích của OEM đối với doanh nghiệp, từ đó tận dụng được hình thức này để tối ưu công việc kinh doanh của doanh nghiệp. 

Bài viết cùng chuyên mục