Trang chủ » Bài học kinh doanh » Offer là gì? Những offer nào được sử dụng hiệu quả trong Marketing?

Bài học

Offer là gì? Những offer nào được sử dụng hiệu quả trong Marketing?

10 Tháng Mười, 2023

Offer là một thuật ngữ khá quen thuộc và được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, khác với những khái niệm khác, offer có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tùy theo ngữ cảnh và lĩnh vực sử dụng. Vậy offer là gì trong Marketing? Hãy cùng GoSELL tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Offer là gì? Những offer nào được sử dụng hiệu quả trong Marketing?

Offer là gì?

Offer trong tiếng Anh có nghĩa là “đưa ra lời đề nghị”. Lời đề nghị được hình thành từ sự thỏa thuận, nhất trí giữa một bên đề xuất và một bên được đề xuất với một sự cân nhắc trao đổi. Vậy offer là gì trong kinh doanh?

Trong lĩnh vực kinh doanh, offer được hiểu là hình thức trao đổi khác với các đặc điểm của trao đổi mua bán truyền thống vì có sự kiểm định, đàm phán và cam kết rõ ràng, minh bạch. Offer thể hiện giá trị thương hiệu giữa ít giữa hai bên, dựa trên tính công bằng và hợp tác với các điều kiện được thiết lập. Ví dụ như offer giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp bán lẻ, offer giữa doanh nghiệp bán lẻ với khách hàng,…

Tổng hợp các loại offer phổ biến hiện nay

Sau khi đã hiểu rõ offer là gì, nội dung tiếp theo mà GoSELL muốn gửi đến bạn là một số dạng offer phổ biến hiện nay. Dựa trên đặc điểm chính mà offer có thể được phân chia thành các loại sau đây:

Tổng hợp các loại offer phổ biến hiện nay
Tổng hợp các loại offer phổ biến hiện nay

Offer chung

Offer chung là offer được thực hiện trên quy mô lớn, mang tính khái quát và công khai. Loại offer này có thể được chấp nhận bởi bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào đang quan tâm đến nó.

Ví dụ: Công ty A đưa ra một offer rằng ai giải được câu đố trong minigame của họ nhanh nhất sẽ nhận được một phần quà trị giá 1 triệu đồng.

Offer cụ thể

Offer cụ thể là đề xuất chỉ dành riêng cho một cá nhân hay một nhóm người được xác định. Và chỉ có cá nhân hay nhóm người đó mới có quyền chấp nhận hay từ chối offer.

Ví dụ: Công ty A đang muốn mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình nên đã gửi offer cho nhân viên X trở thành giám đốc điều hành chi nhánh mới.

Offer đảo ngược

Offer đảo ngược xuất hiện khi một bên đưa ra đề xuất nhưng bên được đề xuất không chấp nhận offer ban đầu làm offer này bị vô hiệu hóa và thay đổi thành một offer khác. Điều này gây nên sự đảo ngược, người đề xuất lại trở thành người được đề xuất là ngược lại.

Ví dụ: Công ty A offer giá sản phẩm Y đến một đại lý bán hàng của mình là 100.000đ / sản phẩm khi nhập hàng với số lượng 1.000 chiếc. Tuy nhiên, đại lý không chấp nhận offer này và đưa ra một offer giá khác là 95.000 đ / sản phẩm khi nhập hàng với số lượng 1.000 chiếc. Lúc này, công ty A chấp nhận offer của đại lý thì được gọi là offer đảo ngược.

Offer chéo

Offer chéo được thực hiện khi cả bên đề xuất và bên được đề xuất cùng đưa ra một offer giống nhau. Do đó, các điều khoản chồng chéo lên nhau và không thể nhận biết thuộc về bên nào. Trong trường hợp này, offer chéo sẽ không có hợp đồng cụ thể và cả hai bên đều không bị ràng buộc về hợp đồng.

Ví dụ: Công ty A và Công ty B đưa ra offer có cùng giá trị và điều kiện tương đương nhau, người ta gọi đây là offer chéo.

Offer ngụ ý

Offer ngụ ý là offer được miêu tả bằng cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể hoặc hành vi của người đề xuất. Người được đề xuất có thể chấp nhận nếu hiểu rõ lời đề nghị của người đề xuất.

Ví dụ: Công ty A đang khai trương cửa hàng mới và tặng bóng bay để thu hút khách hàng ghé thăm. Khi thấy một cậu bé đi ngang qua cửa hàng, nhân viên đã đưa bóng bay cho bé và bé cũng đã nhận nó.

Offer thể hiện

Offer thể hiện là offer được thể hiện bằng lời nói hoặc văn bản.

Ví dụ: Công ty A gửi email đến khách hàng B để mời tham gia sự kiện ra mắt sản phẩm mới.

Khi nào thì offer hết hiệu lực?

Mỗi offer thường chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian xác định. Sau thời gian đó, offer sẽ không còn giá trị hiệu lực nữa. Bên cạnh đó, offer cũng mất hiệu lực khi mang tính bất hợp pháp, bị thay đổi hoặc điều kiện bị suy giảm đáng kể trước khi được chấp nhận. Ngoài ra, offer có thể mất hiệu lực do một trong những nguyên nhân sau đây:

  • Người đề xuất mất, qua đời hoặc mất hành vi năng lực nhân sự.
  • Người đề xuất không chấp nhận offer được diễn ra theo phương thức quy định của người được đề xuất.
  • Người được đề xuất từ chối hoặc không chấp nhận thay đổi offer.
  • Người được đề xuất không đáp ứng đủ điều kiện để được chấp nhận.
Khi nào thì offer hết hiệu lực?
Khi nào thì offer hết hiệu lực?

Ứng dụng của Offer trong Marketing

Offer cũng là một khái niệm được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực Marketing với những hình thức sau đây:

Offer qua email

Mặc dù là kênh truyền thông lâu đời nhưng email vẫn mang đến hiệu quả nhất định với chi phí tiết kiệm đáng kể. Với địa chỉ email của khách hàng, bạn có thể xây dựng mối quan hệ thân thiết, thúc đẩy doanh số bán hàng và gia tăng lòng trung thành của khách hàng cùng lúc.

Muốn vậy, những thông điệp email của bạn phải được cá nhân hóa, nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu kèm theo những offer ưu đãi hấp dẫn để tăng tỷ lệ thành công cao hơn. Và một trong những công cụ có thể hỗ trợ bạn thực hiện điều này, đó chính là tính năng Email marketing của nền tảng quản lý GoSELL.

Tính năng cho phép bạn sáng tạo mẫu email theo ý muốn với code HTML hoặc lựa chọn mẫu có sẵn trong kho giao diện, tùy ý thêm các đường liên kết trong email để dẫn thẳng đến trang mong muốn. Tính năng cũng cho phép bạn gửi email theo địa chỉ cụ thể hoặc phân nhóm khách hàng, đồng thời thu hút khách hàng mua sắm bằng những offer ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn.

Offer qua email
Offer qua email

Tham khảo thêm: Cách viết email marketing giới thiệu sản phẩm tăng tỷ lệ mở thư 99%

Offer khách hàng thân thiết

Offer khách hàng thân thiết là quyền lợi và ưu đãi dành cho những khách hàng đã đăng ký hội viên, tham gia vào các chương trình khách hàng thân thiết của một cửa hàng hay doanh nghiệp. Offer cho khách hàng thân thiết thường được thiết lập theo hình thức tích lũy điểm thưởng, giảm giá phần trăm hay ưu tiên sử dụng.

Để thực hiện dạng offer này, GoSELL cung cấp cho bạn tính năng Khách hàng thân thiết, cho phép bạn tạo nhiều cấp độ khách hàng thành viên và tích lũy điểm thưởng. Những offer này sẽ được mô tả chi tiết theo từng hạng mức tương ứng. Khách hàng sẽ được tự động nâng cấp offer theo hạng thành viên dựa trên các điều kiện mà bạn đã thiết lập từ trước.

Offer sản phẩm

Đây là offer thường được sử dụng để tăng giá trị trung bình của khách hàng và tăng doanh số bán hàng nhanh chóng. Đây là một offer lôi kéo khách hàng đặt hàng nhiều hơn để được hưởng mức giá rẻ hơn (giá sỉ). Do đó, offer sản phẩm thường được thực hiện giữa doanh nghiệp và khách hàng mua sỉ.

Trong phần quản lý sản phẩm trên website admin của GoSELL, bạn có thể dễ dàng thiết lập giá bán sỉ sản phẩm theo số lượng, số tiền giảm giá, nhóm khách hàng,… Qua đó, bạn có thể cung cấp offer sản phẩm đến đúng đối tượng mà mình đã thỏa thuận.

Offer sản phẩm
Offer sản phẩm

Offer bỏ qua giỏ hàng

Một số khách hàng khi mua sắm trực tuyến thường bỏ quên sản phẩm trong giỏ hàng mà không có ý định thanh toán. Điều này có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như khách hàng quên thanh toán, quy trình thanh toán rườm rà, yêu cầu đăng ký tài khoản,…

Để khuyến khích khách hàng thanh toán, bạn có thể đưa ra những offer ưu đãi, chiết khấu. Đồng thời, gửi thông báo đẩy đến ứng dụng trên điện thoại của khách hàng để nhắc nhở họ về giỏ hàng bỏ quên của mình. Và bạn cũng hoàn toàn có thể thực hiện các công việc trên dễ dàng với hai tính năng sau đây đến từ GoSELL:

  • Tạo mã giảm giá: Cho phép tạo đa dạng hình thức giảm giá sản phẩm / dịch vụ nhanh chóng, thiết lập mã giảm giá theo số lần sử dụng / sản phẩm / nhóm khách hàng, giúp kích cầu mua sắm và đẩy nhanh quá trình thanh toán của khách hàng.
  • Thông báo đẩy: Các chương trình khuyến mãi, thông tin sản phẩm mới sẽ được cập nhật đến khách hàng ngay trên màn hình điện thoại của họ nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận và giữ chân khách hàng dễ dàng.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết sau đây để hạn chế tình trạng bỏ quên giỏ hàng của khách nhé: Giải pháp giúp giảm tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng trên website bán hàng

Offer người ảnh hưởng (Influencers)

Influencers là những người nổi tiếng, có một mức độ ảnh hưởng và lượng người theo dõi nhất định trên các nền tảng mạng xã hội. Tùy vào chiến lược kinh doanh mà bạn có thể đưa ra những offer chiết khấu hấp dẫn dưới dạng cộng tác viên để khuyến khích họ chia sẻ, quảng bá sản phẩm / thương hiệu của bạn rộng rãi đến khách hàng.

Tuy nhiên, để thực hiện offer này, bạn có thể gặp một số vấn đề liên quan đến quy trình quản lý do mỗi cộng tác viên đều có cấp bậc và mức chiết khấu khác nhau. Do đó, để xây dựng mạng lưới cộng tác viên chuyên nghiệp, dễ dàng theo dõi, kiểm soát, bạn có thể sử dụng tính năng Cộng tác viên bán hàng của nền tảng GoSELL.

Tính năng cho phép bạn xây dựng mô hình cộng tác viên đa cấp bậc lên đến hàng nghìn người, đơn giản hóa công việc quản lý từ tài khoản cộng tác viên, đơn hàng, khách hàng, chiết khấu và thanh toán chiết khấu cộng tác viên một cách rõ ràng, minh bạch, đạt hiệu quả cao. Qua đó, hỗ trợ công việc quảng bá thương hiệu với chi phí tối ưu nhất.

Kết luận

Qua bài viết trên, GoSELL hy vọng bạn đã hiểu rõ offer là gì, các hình thức phổ biến cũng như ứng dụng trong lĩnh vực Marketing. Bằng cách đưa ra những offer hấp dẫn đến các đối tượng mục tiêu cụ thể, tin chắc rằng bạn có thể phát triển hoạt động kinh doanh và tiếp thị hiệu quả trong thời gian sắp tới. Chúc bạn may mắn và thành công!

Bài viết cùng chuyên mục