Trang chủ » Kênh bán hàng » Personalization marketing: Học hỏi chiến lược tiếp thị cá nhân hóa từ 5 thương hiệu nổi tiếng

Kênh bán hàng

Personalization marketing: Học hỏi chiến lược tiếp thị cá nhân hóa từ 5 thương hiệu nổi tiếng

7 Tháng Tư, 2024

Personalization marketing là chiến lược tiếp thị nhắm đến mục tiêu cá nhân hoá trải nghiệm của khách hàng. Tham khảo cách 5 thương hiệu nổi tiếng triển khai tiếp thị cá nhân hoá để xây dựng lòng trung thành của khách hàng, thúc đẩy họ mua sắm nhiều hơn.

personalization-marketing-01

Personalization marketing là gì?

Personalization marketing (hay Marketing Personalization – Tiếp thị cá nhân hoá) là chiến lược tiếp thị sử dụng dữ liệu để nhắm đến nhóm đối tượng mục tiêu dựa trên sở thích, đặc điểm và hành vi mua hàng cụ thể của từng khách hàng. Theo đó, họ – những đối tượng mục tiêu sẽ cảm thấy các thông điệp thương hiệu như được tạo ra cho riêng họ. Vì vậy, personalization marketing còn được gọi là tiếp thị “một đối một”.

Ví dụ: YouTube sử dụng thuật toán để đề xuất các video phù hợp với nhu cầu và sở thích xem của bạn. Những gợi ý này được tạo ra dựa trên dữ liệu thu thập được từ video bạn xem, tìm kiếm trước đó.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tiếp thị cá nhân hoá không chỉ dành riêng cho những kênh digital và tương tác của khách hàng chỉ là một trong những lợi ích nhằm mang đến trải nghiệm cá nhân hoá. Bởi lẽ, khách hàng có thói quen quay lại những khách sạn, quán cà phê hay mua lại những sản phẩm mang thương hiệu mà họ yêu thích – khi họ cảm thấy đang được cung cấp một trải nghiệm cá nhân hoá tuyệt vời.

personalization-marketing-02
Thuật toán YouTube là ví dụ điển hình cho personalization marketing

Tầm quan trọng của personalization marketing

Các hoạt động tiếp thị mang đến trải nghiệm cá nhân hoá góp phần tạo nên sự thành công cho các chiến lược tiếp thị, đồng thời nâng cao lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Cụ thể, personalization marketing mang đến những lợi ích như:

Nâng cao trải nghiệm của khách hàng

Các thông điệp cá nhân hoá sẽ tạo cho khách hàng cảm giác được nhìn thấy, lắng nghe và thấu hiểu, từ đó có thể cải thiện trải nghiệm khách hàng đối với thương hiệu – ngay cả khi họ chưa trực tiếp sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn.

Từ đó, sẽ tạo động lực khuyến khích họ tìm kiếm thêm thông tin hoặc nội dung về thương hiệu của bạn. Ngay khi có những trải nghiệm tích cực mà họ muốn có thì càng dễ thu hút lòng trung thành của họ.

Tăng tỷ lệ chuyển đổi trong các chiến dịch quảng cáo

Khi nắm rõ trải nghiệm và nhu cầu của từng khách hàng, những quảng cáo mang thông điệp của thương hiệu sẽ đến đúng đối tượng mục tiêu và thuyết phục họ. Bằng cách này, bạn đang cung cấp cho họ những sản phẩm/ dịch vụ của bạn mà họ đang thực sự cần, kéo theo khả năng mua cao hơn thông thường.

Xem thêm: Tổng hợp 10 cách quảng cáo sản phẩm hiệu quả nhất hiện nay

Tạo ra sự nhất quán trên đa kênh

Với sự phát triển của công nghệ, thương hiệu của bạn có thể tiếp cận khách hàng qua rất nhiều kênh khác nhau. Vì vậy, bạn cần toạ ra sự nhất quán về thương hiệu, thông điệp trên các kênh. Khi trải nghiệm trong cửa hàng phù hợp với trải nghiệm trên các kênh online, chắc chắn bạn đã ghi điểm trong mắt khách hàng.

personalization-marketing-03
Tiếp thị cá nhân hoá tạo ra sự nhất quán khi truyền thông đa kênh

Nâng cao uy tín thương hiệu

Thực hiện personalization marketing không chỉ trước – trong mà cả sau mua sẽ tạo những ấn tượng tốt về thương hiệu cho khách hàng. Khi họ càng yêu mến và tin dùng sản phẩm/ dịch vụ của bạn, có nghĩa là uy tín thương hiệu của bạn càng nâng cao. Chắc chắn khách hàng của bạn cũng sẽ trở thành những “vũ khí” marketing để giới thiệu bạn đến bạn bè, người thân của họ.

Top 5 thương hiệu nổi tiếng thành công với personalization marketing

Coca-Cola

Năm 2014, Coca-Cola triển khai chiến dịch “Share a Coke” dựa trên cơ sở của personalization marketing. Cụ thể, thương hiệu này đã in 800 cái tên phổ biến trên vỏ những lon coke kích thích sự tò mò và thôi thúc khách hàng đến cửa hàng để tìm kiếm những lon coke có tên mình. Đồng thời, Coca-Cola cũng tung một ứng dụng trên Facebook cho phép khách hàng ghép tên của mình hay bất cứ nội dung gì lên lon coke.

Chiến dịch này bắt đầu tại Úc và sau đó lan rộng đến 123 quốc gia. Họ đã khéo léo khơi gợi sự tìm mò và cả phấn khích nơi khách hàng khi sở hữu lon coke có tên mình. Ngoài ra, cũng phải khen rằng họ đã chọn những cái tên phổ biến để in trên bao bì – cách cá nhân hoá sản phẩm mà không ảnh hưởng quá nhiều đến quy trình sản xuất theo dây chuyền – thành ra giá thành mỗi lon coke in tên này cũng không thay đổi – càng khiến khách hàng dễ mua để sở hữu hơn.

personalization-marketing-04
Chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola

Xem thêm: Bài học kinh nghiệm từ chiến lược kinh doanh của Coca Cola tại Việt Nam

Amazon

Năm 2013, Amazon đã tạo ra một trải nghiệm mua sắm trực tuyến rất cá nhân cho khách hàng của mình. Cụ thể, khi khách hàng tìm kiếm và mua hàng trên trang web, Amazon sử dụng các thông tin này để đề xuất thêm các sản phẩm phù hợp với hành vi mua sắm của họ. Ví dụ, nếu bạn liên tục tìm kiếm sản phẩm liên quan đến mẹ và bé thì nền tảng này sẽ nhanh chóng đề xuất các sản phẩm tương tự như sữa, tã, khăn… để tăng khả năng mua của khách hàng.

Có thể thấy, không chỉ riêng Amazon mà rất nhiều nền tảng sử dụng thuật toán để hiểu insight người dùng và cung cấp cho họ những đề xuất phù hợp dựa trên cơ sở personalition marketing. Bên cạnh đó, việc thu thập và phản hồi lại mọi feedback từ khách hàng, dù là tích cực hay tiêu cực, cũng cần được xem xét kỹ lưỡng để từ đó cải thiện và phát triển chiến lược một cách hiệu quả.

Spotify

Spotify đã triển khai thành công chiến lược tiếp thị cá nhân hóa bằng cách tạo danh sách phát nhạc cá nhân tùy chỉnh theo sở thích của người dùng. Bằng cách sử dụng thuật toán phức tạp, Spotify phân tích dữ liệu từ các bài hát mà người dùng thường nghe để đề xuất các playlist như “Discover Weekly” và “Your Top Mixes” với những bài hát đúng sở thích âm nhạc của từng cá nhân.

Dữ liệu là chìa khóa cho việc duy trì chiến lược này, nên các doanh nghiệp muốn áp dụng tiếp thị cá nhân hóa nên chú trọng việc thu thập và phân tích thông tin về khách hàng.

Netflix

Netflix áp dụng personalization marketing bằng cách tinh chỉnh các gợi ý phim dựa trên sở thích cá nhân của người dùng. Khách hàng sẽ thường xuyên nhận các thông báo từ Netflix về các đề xuất bộ phim dựa trên danh sách phim bạn đã và đang xem. Thương hiệu này  còn nâng cấp sự cá nhân hóa bằng cách tạo danh mục phim mang tên cá nhân của người dùng, ví dụ “Các lựa chọn hàng đầu cho [Tên Người Dùng]”, thay vì một cụm từ chung chung, làm tăng sự gắn bó và thiện cảm với người dùng.

Snapchat

Năm 2016, Snapchat phát hành ứng dụng Bitmoji, cho phép người dùng tạo avatar hoạt hình của mình, gây ra một trào lưu lớn. Tiếp theo, họ giới thiệu “Bitmoji Stories” trên “Discovery”, nơi người dùng có thể theo dõi những câu chuyện truyện tranh với avatar Bitmoji của mình làm nhân vật chính.

Ứng dụng này đã sử dụng marketing personalization marketing thành công để tăng lưu lượng người dùng trong ứng dụng.

Xem thêm những Bài học kinh doanh bổ ích trên GoSELL!

Từ những case-study trên, có thể thấy tầm quan trọng của những chiến lược tiếp thị cá nhân hoá. Nếu bạn đang kinh doanh và muốn nâng cao trải nghiệm cá nhân hoá cho khách hàng đa kênh, thì phần mềm bán hàng đa kênh GoSELL có thể giúp bạn gia tăng lòng trung thành của khách hàng với tính năng Loyalty Marketing.

Quản lý – chăm sóc và giữ chân khách hàng toàn diện với GoSELL

Trở ngại lớn nhấn của các nhà bán hàng đa kênh chính là dữ liệu khách hàng rời rạc, hành vi và thông tin bị phân tán theo từng kênh khiến không thể tổng hợp được chân dung hành vi khách hàng của thường hiệu. Từ đó dẫn đến loạt hệ luỵ như trải nghiệm của khách hàng không liền mạch, tỷ lệ khách hàng rời đi cao và lãng phí ngân sách marketing.

Để giải quyết những nan đề trên, GoSELL – phần mềm công nghệ do công ty Mediastep Software Việt Nam phát triển đã thành công tạo ra tính năng Loyalty Marketing – cho phép các nhà bán hàng tối ưu hoá quy trình quản lý, tiếp thị, chăm sóc và giữ chân khách hàng của mình theo hướng cá nhân một cách tốt nhất.

personalization-marketing-05
Tính năng Loyalty Marketing giúp chăm sóc khách hàng toàn diện

Đồng bộ và bảo mật dữ liệu khách hàng

Bạn có thể thu thập và lưu trữ mọi thông tin khách hàng từ đa kênh: Cửa hàng Offline, Website, App bán hàng, mạng xã hội Facebook, Zalo và sàn thương mại điện tử GoMUA về một nền tảng quản trị duy nhất. Từ đó, bạn có thể dễ dàng quản lý với các thao tác đơn giản như:

  • Lọc và tìm kiếm khách hàng theo tên, Email, số điện thoại, mã vạch… để nắm bắt được thông tin khách hàng nhanh chóng.
  • Nhập/ Xuất dữ liệu khách hàng qua file excel nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức nhập thủ công.
  • Gộp dữ liệu khách hàng đối với các thông tin trùng lặp, thuận tiện cho việc theo dõi và chăm sóc.
  • Phân quyền chăm sóc khách hàng cho nhân viên cụ thể nhằm mang đến chất lượng phục vụ tốt nhất cho khách hàng.

Linh hoạt phân nhóm để tối ưu hoá trải nghiệm

Tính năng này cho phép bạn phân nhóm khách hàng theo từng đặc điểm cụ thể nhằm xây dựng quy trình tiếp thị lại và chăm sóc phù hợp nhất, tăng trải nghiệm cá nhân hoá để đạt được các mục tiêu kinh doanh. Các tiêu chi phân loại cho bạn tham khảo như:

  • Phân nhóm theo thông tin đơn hàng.
  • Phân nhóm theo hồ sơ khách hàng.
  • Phân nhóm theo sản phẩm đã mua.
  • Phân nhóm theo thông tin Cộng tác viên bán hàng.

Xây dựng các chương trình personalization marketing

Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL cho phép bạn triển khai các chương trình tiếp thị cá nhân hoá nhằm kích thích khách hàng mua sắm và gia tăng lòng trung thành của họ như:

Chương trình thành viên liền mạch

Dù khách hàng mua sắm ở bất kỳ kênh nào, hệ thống đều có thể ghi nhận đơn hàng và tích điểm cho họ – đem lại trải nghiệm liền mạch và xuyên suốt để khuyến khích họ mua nhiều hơn và nhanh hơn.

Phần mềm quản lý khách hàng của GoSELL cũng sẽ tự động nâng hạng thành viên và cho phép khách hàng nhận và áp dụng những ưu đãi đặc biệt, khiến họ có lý do để quay lại mua hàng.

Tích điểm – đổi điểm linh hoạt

Tuỳ vào chiến lược kinh doanh, bạn có thể tự do thiết lập các chương trình tích điểm – đổi điểm để có những ưu đãi thanh toán cho những đơn sau – cách giúp bạn thu hút khách mua hàng và khiến họ không thể bỏ bạn đi.

Nhiều công cụ tiếp thị kích thích mua hàng

Bạn có thể tạo thêm các chương trình khuyến mãi mời gọi khách hàng mua sắm để hưởng những ưu đãi độc quyền chỉ có ở thương hiệu của bạn như:

  • “Mua X tặng Y”: Chương trình mua 1 tặng 1, mua 1 giảm 50% cho sản phẩm thứ 2… để thôi thúc khách mua thêm nhiều sản phẩm.
  • Chương trình giảm giá: Tạo đa dạng và không giới hạn mã giảm giá trên các kênh bán hàng khác nhau để gia tăng tần suất mua hàng của khách hàng.
personalization-marketing-06
Bán hàng nhiều hơn với GoSELL

Gửi đa thông điệp tiếp thị miễn phí

Bạn có thể tối ưu trải nghiệm và tương tác thường xuyên với khách hàng của mình với tính năng Email Marketing và Thông báo đẩy nhằm gửi lời chúc mừng sinh nhật, giới thiệu sản phẩm mới hay các chương trình ưu đãi đến hộp thư hay màn hình điện thoại của khách hàng. Đây là cách khiến cho khách hàng cảm thấy được quan tâm và sự chỉn chu của thương hiệu để xây dựng lòng trung thành nơi họ.

Hệ thống báo cáo trực quan

GoSELL cũng cung cấp cho bạn hệ thống báo cáo với những phân tích trực quan để dễ dàng nắm bắt hành vi khách hàng, từ đó tối ưu các chiến dịch tiếp thị mở rộng thị trường, kích thích mua lại nhiều hơn và nhanh hơn.

  • Phân tích theo hành vi mua sắm.
  • Phân tích theo chi nhánh/ nền tảng mua sắm.
  • Phân tích theo nhân khẩu học khách hàng.

Tóm lại, với tính năng Loyalty Marketing của GoSELL, bạn có thể dễ dàng áp dụng personalization marketing nhằm mang đến những trải nghiệm thương hiệu được cá nhân hoá cho từng khách hàng. Từ đó, bạn sẽ bán được nhiều hàng hơn, nâng cao doanh thu và phát triển thương hiệu.

Bài viết cùng chuyên mục