Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Phân biệt giữa Google AdSense và Google Ads trong marketing

Kiến thức

Phân biệt giữa Google AdSense và Google Ads trong marketing

3 Tháng Mười, 2023

Để giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tốt hơn cũng như tạo nhận thức thương hiệu, thực hiện các quảng cáo kỹ thuật số là điều vô cùng cần thiết. Theo đó, Google hiện đang cung cấp cho người dùng các công cụ là Google AdSense và Google Ads giúp mang lại hiệu quả truyền thông một cách vượt trội. Vậy Google AdSense và Google Ads là gì? Đâu là sự khác nhau giữa 2 công cụ quảng cáo phổ biến này? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Google AdSense là gì? Google Ads là gì? 

Nhiều người thường nhầm lẫn cũng như không hiểu rõ những đặc điểm, tính năng của 2 công cụ quảng cáo này. Cùng tìm hiểu chi tiết về cách thức hoạt động của từng công cụ Google AdSense và Google Ads.

Google AdSense là gì? Google Ads
Phân biệt Google AdSense và Google Ads

Google AdSense là gì?

Khi nói đến Google Adsense, bạn có thể hiểu đơn giản là bạn thực hiện các quảng cáo về sản phẩm để bán hàng bằng chính website của bạn. Cụ thể, doanh nghiệp sở hữu một website hay thậm chí là một trang blog đều có thể thực hiện việc cho phép các quảng cáo chạy trên trang web của mình. 

Lúc này, doanh nghiệp có thể kiếm tiền từ việc các quảng cáo đó nhận được bao nhiêu người xem hay tương tác trên website của mình. Đây là công cụ giúp các doanh nghiệp có thể tạo các chiến dịch marketing trả phí và các website có thể thu lại lợi nhuận khi cho phép nó hiển thị với người truy cập vào trang web của mình. Google AdSense là một công cụ quảng cáo ra đời sau so với Google Ads.

Google Ads là gì? 

Với Google Ads hay còn biết đến với tên gọi là Google AdWords. Với tác dụng cho phép doanh nghiệp thực hiện các quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ mà mình đang cung cấp trên nền tảng Google. Cụ thể, Google Ads cho phép doanh nghiệp đặt giá thầu để giành lấy vị trí quảng cáo đầu tiên nhằm tăng lưu lượng truy cập đến trang web của mình. 

Đây được xem là một phần quan trọng trong chiến lược tối ưu SEO, mang lại lưu lượng truy cập lớn cho website bán hàng của doanh nghiệp. Khi bạn sử dụng chương trình Google Ads, quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google, hoặc trang web của nhà xuất bản. 

Google Ads là gì? 
Google Ads là gì?

Google Ads gồm có hai loại:

  • Google Ads tìm kiếm: Quảng cáo xuất hiện trong SERPs – trang kết quả của công cụ tìm kiếm.
  • Google Ads hiển thị (hiển thị hình ảnh, đi kèm kết quả tìm kiếm): Quảng cáo trên mạng hiển thị của Google. Ví dụ như đối tác xuất bản, ứng dụng dành cho thiết bị di động…

Có thể bạn quan tâm: Những lý do nên thực hiện quảng cáo Google Ads

Sự khác biệt giữa Google AdSense and Google Ads

Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa Google Adsense and Google Ads chính là việc trong khi Google Ads hướng đến việc thu hút các doanh nghiệp thực hiện các quảng cáo còn Google AdSense lại hướng đến việc thu hút các website hiển thị các quảng cáo được trả phí.

Các doanh nghiệp thực hiện quảng cáo sử dụng Google Ads để tăng lưu lượng truy cập đến các trang web của họ, tăng khả năng nhận diện trên thị trường. Còn Google AdSense sẽ giúp các doanh nghiệp sở hữu website kiếm tiền từ việc cho phép hiển thị các quảng cáo thông qua lượt truy cập và tương tác quảng cáo. 

Xem thêm: Làm thế nào để bán hàng trên Google mang lại nhiều lợi nhuận

Để có cái nhìn tổng quan hơn về sự khác nhau của Google AdSense và Google Ads, cùng tham khảo bảng so sánh cụ thể sau đây.

So sánh chi tiết về Google AdSense và Google Ads

Về mục đích

Nền tảngMục đích
Google Ads (tìm kiếm)Tạo lưu lượng truy cập vào trang web của riêng bạn từ Google, như một công cụ tìm kiếm.
Google Ads (Hiển thị)Tạo lưu lượng truy cập vào trang web của riêng bạn từ Mạng hiển thị của Google gồm các đối tác xuất bản, ứng dụng dành cho thiết bị di động và video.
Google AdSenseTạo lưu lượng truy cập cho các trang web khác với tư cách là đối tác xuất bản trên Mạng hiển thị của Google.

Về chiến lược

Nền tảngChiến lược
Google Ads (tìm kiếm)Bạn biết rằng đối tượng bạn hướng đến tìm kiếm các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trên Google và bạn muốn hiển thị trong SERPs cho những truy vấn đó. 
Google Ads (Hiển thị)Đối tượng mục tiêu của bạn có thể không biết về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Họ cũng  không tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên Google. Tuy nhiên, một quảng cáo trực quan có thể thu hút sự chú ý của họ nếu quảng cáo về sản phẩm của bạn có thể xuất hiện trên các trang web nơi thường xuyên truy cập.
Google AdSenseTrang web của bạn có lưu lượng truy cập khả quan và bạn muốn kiếm tiền từ nó. Bạn tiến hành cho các nhà quảng cáo thuê bất động sản – một vị trí xuất hiện – trên trang web của mình. 
So sánh chi tiết về Google AdSense và Google Ads
So sánh chi tiết về Google AdSense và Google Ads

Về chi phí

Nền tảngCơ cấu chi phí
Google Ads (tìm kiếm)Bạn trả phí khi người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn. Giá mỗi click chuột (CPC) có thể thay đổi dựa trên số tiền bạn đặt giá thầu, xếp hạng quảng cáo của bạn so với đối thủ cạnh tranh… Vì lý do này, các từ khóa có giá trị cạnh tranh hơn có thể có CPC cao hơn. 
Google Ads (Hiển thị)Với Google Ads hiển thị, bạn có ba lựa chọn: Thanh toán theo giá mỗi click chuột (CPC), giá mỗi nghìn lần hiển thị (CPM) hoặc giá mỗi hành động (CPA). Trong đó, CPC tốt hơn để tạo lưu lượng truy cập, CPM tốt hơn để tạo nhận thức và CPA tốt hơn cho chuyển đổi (người dùng thực hiện hành động cụ thể trên website của bạn ngay sau khi nhấp vào quảng cáo). 
Google AdSenseViệc tham gia vào AdSense là miễn phí. Bạn nhận được hoa hồng cho các cú click chuột, hiển thị và các tương tác khác mà quảng cáo trên trang web của bạn nhận được từ người dùng. Vì lý do này, vị trí đặt quảng cáo và chất lượng quảng cáo đều sẽ là những yếu tố quyết định bạn có thể kiếm được bao nhiêu với AdSense. Đương nhiên, số hoa hồng này sẽ do Google chi trả cho bạn. 

Bên cạnh Google AdSense hay Google Ads, doanh nghiệp hiện nay cũng có thể sử dụng 2 công cụ phổ biến khác của Google trong quá trình kinh doanh của mình chính là Google Analytics và Google Tag Manager. Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Áp dụng Google Analytics và Google Tag Manager trên hệ thống của phần mềm quản lý bán hàng GoSELL

Phần mềm quản lý bán hàng GoSELL

GoSELL là một giải pháp quản lý bán hàng toàn diện được phát triển và cung cấp bởi công ty Mediastep Software Việt Nam. Không chỉ tối ưu quy trình bán hàng tại cửa hàng trực tiếp, phần mềm GoSELL còn hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng hiệu quả hơn ở các nền tảng trực tuyến như website, app bán hàng, các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, GoMUA) hay nền tảng mạng xã hội (Fanpage Facebook, Zalo OA). Một số giải pháp mà GoSELL đang cung cấp:

  • GoWEB: Thiết kế website bán hàng chuẩn thương mại điện tử chuyên nghiệp và nhanh chóng, với đầy đủ các tính năng hiện đại.
  • GoAPP: Tạo app bán hàng trên điện thoại, có mặt trên cả Android và iOS, giúp thu hút khách hàng quay lại mua sắm nhiều hơn.
  • GoPOS: Quản lý bán hàng tại quầy, lên đơn nhanh chóng, quản lý tồn kho chi tiết đến từng chi nhánh.
  • GoSOCIAL: Hỗ trợ bán hàng trên nền tảng mạng xã hội Facebook và Zalo. Đồng bộ tin nhắn, tạo kịch bản trả lời và tạo đơn hàng ngay khi chat.
  • GoLEAD: Tạo Landing Page chuyên nghiệp, giúp thu thập thông tin khách hàng và đẩy mạnh tỷ lệ chuyển đổi cũng như chốt Sales.
  • GoCALL: Hệ thống tổng đài ảo, giúp doanh nghiệp xây dựng đội ngũ telesales và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

Với rất nhiều giải pháp hiện đại được cập nhật liên tục, GoSELL có thể hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng và quản lý bán hàng đa kênh một cách hiệu quả. Ngoài ra, GoSELL còn mang đến cho doanh nghiệp các tính năng hỗ trợ marketing hiện đại và hiệu quả giúp tăng tốc bán hàng vượt trội.

Tính năng Google Analytics và Google Tag Manager của GoSELL

Để tối khả năng tiếp cận khách hàng, bán hàng hiệu quả trên website, việc sử dụng các công cụ hỗ trợ là điều mà doanh nghiệp cần quan tâm. Hiểu được điều đó. hệ thống của GoSELL hiện nay đã hỗ trợ SEO doanh nghiệp kết nối với các công cụ như Google Analytics hay Google Tag Manager.

Theo đó, Google Analytics là công cụ phân tích của Google được tích hợp trên trang quản trị GoSELL, giúp xây dựng bức tranh toàn cảnh về các hoạt động của cửa hàng online (bao gồm cả website và app). Thông qua Google Analytics, doanh nghiệp có thể hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của người dùng, từ đó đưa ra các đề xuất để cải thiện trải nghiệm người dùng trên website/app bán hàng nhằm tăng năng suất bán hàng hiệu quả.

Trong khi đó, Google Tag Manager là công cụ giúp doanh nghiệp đo lường và theo dõi hiệu suất hoạt động của cửa hàng online (Website và App) một cách dễ dàng. Sau khi liên kết thành công với website, app bán hàng của doanh nghiệp, người quản lý có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách cụ thể, đưa ra các quyết định đúng đắn nhất.

Để hiểu rõ hơn về việc liên kết Google Analytics, Google Tag Manager cũng như các tính năng khác của GoSELL, doanh nghiệp có thể tìm hiểu chi tiết ngay nhé! 

Bài viết cùng chuyên mục