Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » POD là gì? Gợi ý một số sản phẩm POD hút khách và bán chạy nhất

Kiến thức

POD là gì? Gợi ý một số sản phẩm POD hút khách và bán chạy nhất

5 Tháng Mười, 2023

POD là một trong những mô hình kinh doanh đầy tiềm năng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm POD là gì cũng như cách vận hành mô hình này sao cho hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm các cơ hội mở rộng thị trường kinh doanh của mình thì đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé!

POD là gì? Gợi ý một số sản phẩm POD hút khách và bán chạy nhất

POD là gì?

POD là gì? POD viết tắt từ Print on demand, có nghĩa là in ấn theo yêu cầu. Đây là một mô hình thương mại điện tử cho phép bạn bán những sản phẩm được cá nhân hóa dựa trên các mẫu thiết kế riêng, ví dụ như quần áo, ly tách, ba lô, túi xách,…

Điểm đặc biệt của mô hình POD là sản phẩm sẽ được in dựa trên đơn đặt hàng đã tạo của khách. Điều này cung cấp mức độ linh hoạt và tùy chỉnh mà mô hình bán lẻ truyền thống không thể sánh được. Bạn có quyền thử nghiệm các sản phẩm và thiết kế áp dụng cho nhiều thị trường ngách khác nhau để đánh giá khả năng chấp nhận của người tiêu dùng.

Có thể nói, POD cũng là một dạng dropshipping vì bạn không cần phải lưu trữ bất kỳ sản phẩm tồn kho nào, qua đó giảm thiểu rủi ro và lãng phí tài nguyên để quản lý hàng tồn kho. Mặt khác, bạn cũng không cần chịu trách nhiệm về việc vận chuyển hay lưu trữ mà chỉ cần tạo đơn với nhà cung cấp. Khi ấy, nhà cung cấp sẽ tiến hành in sản phẩm theo đơn đặt hàng, đóng gói và vận chuyển trực tiếp đến tay người mua.

Song song đó, người bán hàng POD cũng nhận được thông báo về tình trạng đơn hàng của mình từ nhà cung cấp. Trong trường hợp người mua có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề cần giải quyết thì người bán và doanh nghiệp POD sẽ cùng tiến hành hỗ trợ khách hàng để đảm bảo trải nghiệm mua sắm hài lòng nhất.

POD là gì?
POD là gì?

Xem thêm: Drop Shipping là gì? Có nên bán hàng theo mô hình này không?

Top các mặt hàng POD bán chạy nhất hiện nay

Sau POD là gì, một trong những vấn đề cũng được các nhà bán hàng cực kỳ quan tâm, đó chính là những mặt hàng POD nào đang bán chạy nhất hiện nay.

Sản phẩm POD được xem là xu hướng kinh doanh khá tiềm năng, đặc biệt đối với các khách hàng trẻ. Dưới đây là danh sách một số sản phẩm POD bán chạy và phổ biến nhất hiện nay mà bạn có thể tìm kiếm và lựa chọn như:

  • Thời trang: áo khoác, áo hoodie, áo sweater, quần legging, chân váy, quần short, giày thể thao,…
  • Phụ kiện: nón, túi xách, ba lô, túi vải canvas, bao tay, khẩu trang,…
  • Vật dụng gia đình: Vỏ gối, chăn, đệm, rèm cửa, ly tách, bình nước,…
  • Phụ kiện cá nhân: Ốp lưng, túi đựng điện thoại / laptop / máy ảnh,…

Tham khảo thêm: Nên kinh doanh gì năm 2023 với số vốn nhỏ lợi nhuận cao

Ưu nhược điểm của mô hình kinh doanh POD là gì?

Tương tự như bất kỳ mô hình kinh doanh nào khác, POD cũng có những ưu nhược điểm riêng mà bạn cần lưu ý trước khi quyết định khởi nghiệp cùng mô hình này.

Ưu nhược điểm của mô hình kinh doanh POD là gì?
Ưu nhược điểm của mô hình kinh doanh POD là gì?

Ưu điểm

Sử dụng vốn ít

POD loại bỏ nhu cầu về đặt hàng với số lượng lớn, hạn chế gánh nặng về việc lưu trữ hàng tồn kho, chi phí chung cũng như các khoản chi phí khác. Bạn chỉ cần đầu tư vào mảng thiết kế và quảng cáo sản phẩm là đủ.

Giải quyết bài toán hàng tồn kho

Như đã đề cập ở phần POD là gì, sản phẩm chỉ được in khi có đơn đặt hàng nên bạn không cần phải lo lắng về vấn đề ôm hàng trong một thời gian dài, khiến nguồn vốn lưu động bị ứ đọng.

Không có số lượng đặt hàng tối thiểu

Với POD, bạn có thể bán từng sản phẩm một để khảo sát thị trường, điều này đặc biệt phù hợp đối với các doanh nghiệp SMEs (vừa và nhỏ) hay startup (khởi nghiệp).

Không cần đầu tư máy móc, nguyên vật liệu

Việc in ấn chuyên nghiệp đòi hỏi bạn cần đầu tư một số tiền lớn để mua máy móc và bắt đầu học hỏi từ con số 0. Tuy nhiên, với mô hình POD, nhà cung cấp sẽ hoàn thành công việc này thay bạn.

Không lo lắng về khâu vận chuyển đơn hàng

Sau khi in ấn, nhà cung cấp sẽ tiến hành đóng gói và vận chuyển hàng hóa trực tiếp đến tay khách hàng mà không cần phải thông qua nhà bán hàng POD.

Đa dạng mẫu mã thiết kế sản phẩm

Bằng cách đăng tải hàng loạt mẫu mã khác nhau, bạn sẽ biết được đâu là bản thiết kế được khách hàng yêu thích nhất. Kể cả khi khách hàng đang tìm kiếm một mẫu mã độc đáo, mới lạ thì bạn cũng có thể hỗ trợ cho họ.

Lợi nhuận cao

Mô hình POD có thể giúp nhà bán hàng tiết kiệm khá nhiều thời gian và nguồn nhân lực, đồng thời những sản phẩm được bán ra đều có giá khá cao. Nhờ đó mà lợi nhuận thu về cũng khá ấn tượng, có thể gấp 2, gấp 3 thậm chí gấp 5 lần sản phẩm thông thường.

Nhược điểm

Khó kiểm soát chất lượng sản phẩm

Tất cả sản phẩm POD, từ nguyên liệu sản phẩm, màu sắc, quy trình in ấn,… đều phụ thuộc vào nhà cung cấp và trực tiếp vận chuyển đến khách hàng. Điều này dẫn đến nhà bán hàng POD rất khó kiểm soát được chất lượng sản phẩm đầu ra. Do đó, để kinh doanh thành công theo mô hình này, việc lựa chọn đơn vị cung cấp tốt là hoàn toàn cần thiết.

Thị trường cạnh tranh cao

Những người tham gia bán hàng POD thường còn khá trẻ, am hiểu về công nghệ và cập nhật xu hướng rất tốt. Do đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, bạn cần có sự đầu tư chỉn chu trong lĩnh vực thiết kế để thu hút khách hàng ghé thăm gian hàng của mình.

Tham khảo thêm: 5 cách thu hút khách hàng mới trong kinh doanh

Xu hướng kinh doanh POD tại Việt Nam hiện nay

Có thể nói, POD là một trong những ngành kinh doanh có triển vọng bậc nhất hiện nay. Quy mô thị trường POD toàn cầu chỉ tính riêng sản phẩm áo thun đã đạt  3,64 tỷ USD vào năm 2021 và dự đoán tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 9,7% trong giai đoạn từ năm 2021 – 2028.

Ở Việt Nam, hình thức POD cũng đang dần trở nên phổ biến nhưng chủ yếu dựa theo hướng tự phát hoặc qua các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, TikTok Shop,… chứ chưa có platform chuyên nghiệp như những thị trường khác. Bạn có thể đăng ký làm dropping cho những nền tảng này, tiến hành tạo gian hàng và đăng tải sản phẩm lên các gian hàng.

Để làm được điều này, bạn cần lựa chọn một phần mềm có hỗ trợ kết nối và đồng bộ tất cả các sàn về một nền tảng bán hàng cùng lúc, chẳng hạn như GoSELL để tối ưu hóa quy trình vận hành chuyên nghiệp với chi phí tối ưu nhất.

Đẩy mạnh kinh doanh sản phẩm POD trên các sàn TMĐT với nền tảng bán hàng GoSELL

Với tính năng đồng bộ và quản lý đa sàn TMĐT, GoSELL có khả năng đồng bộ và kết nối các sàn TMĐT (Shopee, Lazada, TikTok Shop, GoMUA) trên nền tảng quản trị GoSELL, giúp bạn tiết kiệm thời gian và nhân lực trong việc quản lý số lượng hàng hóa, sản phẩm, khách hàng,… đảm bảo quy trình bán hàng được diễn ra thuận lợi hơn.

Đẩy mạnh kinh doanh sản phẩm POD trên các sàn TMĐT với nền tảng bán hàng GoSELL
Đẩy mạnh kinh doanh sản phẩm POD trên các sàn TMĐT với nền tảng bán hàng GoSELL

Quản lý nhiều tài khoản đa sàn cùng lúc

Tính năng hỗ trợ quản lý tất cả tài khoản bán hàng trên Shopee, Lazada, GoMUA, TikTok Shop tập trung trên một nền tảng duy nhất trên GoSELL. Cho phép tùy chỉnh tắt / mở đồng bộ tài khoản đa sàn TMĐT với hệ thống quản trị của GoSELL.

Đồng bộ quản lý sản phẩm đa sàn

Tính năng cho phép bạn đăng tải không giới hạn sản phẩm lên đa sàn TMĐT từ trang quản trị GoSELL. Đồng bộ toàn bộ thông tin sản phẩm từ tất cả sàn TMĐT sang GoSELL và ngược lại. Tùy chỉnh giá, thông tin sản phẩm trên các sàn TMĐT một cách dễ dàng.

Đồng bộ quản lý đơn hàng đa sàn

Đồng bộ tất cả đơn hàng trên đa sàn TMĐT về một nền tảng quản lý duy nhất trên GoSELL. Cho phép xử lý hàng loạt đơn hàng trên đa sàn TMĐT cùng lúc. Gửi thông báo đến người bán khi có đơn hàng mới trên bất kỳ sàn TMĐT nào thông qua ứng dụng GoSELLER.

Phân tích báo cáo doanh thu đa sàn

Tính năng cho phép bạn theo dõi tình hình doanh thu, lợi nhuận, đơn hàng,… từ tất cả các sàn TMĐT liên kết với nền tảng bán hàng GoSELL. Qua đó, giúp bạn nắm bắt tình hình bán hàng một cách chính xác nhất và đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn.

Mặt khác, nếu bạn không đăng ký dropping mà tự bán các sản phẩm POD trên các sàn TMĐT thì GoSELL cũng hỗ trợ:

Đồng bộ quản lý kho hàng đa sàn

Tính năng cho phép bạn đồng bộ kho hàng giữa các sàn TMĐT với GoSELL, theo dõi và thống kê chính xác số lượng hàng hóa còn tồn trên mỗi kênh. Gửi thông báo đến khách hàng khi hàng hóa tiếp cận mức tối thiểu. Đồng thời, tự động điều chỉnh tồn kho khi có đơn hàng phát sinh trên GoSELL và ngược lại.

Ngoài ra, nếu bạn đang có ý định mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trên đa kênh thì có thể tham khảo các giải pháp sau đây đến từ nền tảng GoSELL:

  • GoWEB: thiết kế website bán hàng TMĐT chuẩn SEO.
  • GoAPP: tạo ứng dụng bán hàng trên cả hai hệ điều hành là iOS và Android.
  • GoPOS: Quản lý bán hàng tại quầy toàn diện, chuyên nghiệp.
  • GoLEAD: Thiết kế landing page x2 tỷ lệ chuyển đổi.
  • GoSOCIAL: Kết nối bán hàng trên Facebook và Zalo.
  • GoCALL: Xây dựng đội ngũ telesales tiềm năng với hệ thống tổng đài ảo.

Kết luận

Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ POD là gì, ưu nhược điểm và cách vận hành mô hình POD hiệu quả. GoSELL hy vọng rằng bạn có thể nắm bắt xu hướng thương mại điện tử này để mở rộng thị trường và gặt hái được nhiều thành công trong tương lai.

Bài viết cùng chuyên mục