Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Quản trị thương hiệu – Mục tiêu trọng tâm của các doanh nghiệp hiện nay

Kiến thức

Quản trị thương hiệu – Mục tiêu trọng tâm của các doanh nghiệp hiện nay

22 Tháng Hai, 2024

Bên cạnh chất lượng sản phẩm, dịch vụ thì thương hiệu cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của khách hàng. Do đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư hơn về vấn đề xây dựng và quản trị thương hiệu. Đây được xem là xu hướng Marketing trong thời đại mới. Vậy quản trị thương hiệu là gì và nó đóng vai trò như thế nào trong quá trình chinh phục tâm trí khách hàng? Cùng GoSELL tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây. 

Quản trị thương hiệu là gì?

Thương hiệu có thể được ví như linh hồn của mỗi doanh nghiệp, bao gồm những yếu tố vô hình được thể hiện ra như tính cách, đặc trưng, hành vi mà khách hàng cảm nhận được, giúp họ phân biệt doanh nghiệp của bạn với các đối thủ trên thị trường. 

Xây dựng thương hiệu là điều cần thiết vì nó liên quan đến việc tạo ra một bản sắc độc nhất cho các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Đồng thời, quá trình này còn giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng và kết nối tình cảm giữa doanh nghiệp và khách hàng. 

Bên cạnh việc xây dựng thương hiệu thì quản trị thương hiệu (Brand management) cũng không kém phần quan trọng. Khái niệm này có thể hiểu là quá trình hoạch định, tổ chức và quản lý tổng thể một thương hiệu, từ việc phát triển sản phẩm, tiếp thị, quảng cáo và quan hệ công chúng. Tất cả các khía cạnh này phối hợp với nhau để tạo ra hình ảnh tích cực hoặc danh tiếng mạnh mẽ cho một thương hiệu, giúp tạo dựng lòng tin đến khách hàng, từ đó tăng doanh thu và thị phần.

Quản trị thương hiệu là gì?
Quản trị thương hiệu là gì?

Trên thực tế, thương hiệu cũng có chu kỳ sống như sản phẩm. Một thương hiệu dù tốt đến đâu cũng có lúc tụt dốc và không thể bắt kịp với xu hướng của thị trường nếu nó không thật sự nổi bật và thu hút được khách hàng mục tiêu. Việc quản trị thương hiệu có thể giúp doanh nghiệp hạn chế những rủi ro trên, đồng thời giữ vững vị thế trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. 

Tầm quan trọng của quản trị thương hiệu trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần quản trị thương hiệu vì nhiều lý do và sau đây là 5 lý do chính: 

Tầm quan trọng của quản trị thương hiệu trong doanh nghiệp
Tầm quan trọng của quản trị thương hiệu trong doanh nghiệp

Thương hiệu phải luôn được duy trì

Việc quản trị thương hiệu bao gồm hai giai đoạn chính là tạo dựng thương hiệu và và duy trì thương hiệu đó. Nhận thức của con người luôn luôn thay đổi và nếu doanh nghiệp không có được chiến lược quản trị thương hiệu thành công thì bạn sẽ dần bị các đối thủ cạnh tranh bỏ lại. 

Một ví dụ điển hình cho trường hợp này, đó chính là Nokia. Trong nhiều năm, Nokia đã trở thành một biểu tượng trong ngành công nghiệp di động. Có thời điểm, thương hiệu này chi phối mạnh mẽ nền công nghiệp di động toàn cầu với hơn 40% thị phần. Tuy nhiên, do chiến lược quản trị thương hiệu sai lầm mà giờ đây, hầu như khi nhắc đến điện thoại, người ta chỉ nghĩ ngay đến Iphone, SamSung, Redmi thay vì Nokia. 

Tham khảo thêm: Tầm quan trọng của xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp

Tạo sự nhất quán trong chiến lược thương hiệu

Một chiến lược thương hiệu hiệu quả sẽ phản ánh rõ ràng nét văn hóa, giá trị doanh nghiệp thông qua các phương tiện truyền thông. Chỉ khi chúng được đồng nhất với nhau thì khách hàng mới có thể đón nhận các thông điệp một cách dễ dàng và ghi nhớ lâu hơn so với các thương hiệu khác.

Sự nhất quán trong chiến lược thương hiệu cũng phần nào thể hiện được độ tin cậy và khả năng chuyên nghiệp của thương hiệu đó. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp lớn vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của khách hàng về thương hiệu. 

Gia tăng độ nhận diện thương hiệu

Một sản phẩm / dịch vụ dù tốt đến đâu mà không được công chúng biết đến và đón nhận thì cũng không thể thành công được. Vì vậy, việc marketing quản trị thương hiệu có thể giúp bạn được nhiều khách hàng biết đến hơn, gia tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường.  

Bên cạnh đó, một thương hiệu mạnh mẽ còn giúp cho doanh nghiệp nhận được sự tin tưởng từ các doanh nghiệp khác, nâng cao khả năng hợp tác và thu hút nhà đầu tư, đồng thời tạo ra những cơ hội kinh doanh mới. 

Hỗ trợ giữ chân khách hàng hiệu quả

Nhận thức về thương hiệu thôi là chưa đủ, việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu mới là chìa khóa quan trọng trong chiến lược quản trị thương hiệu và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Theo một nghiên cứu, 80% doanh thu của doanh nghiệp đến từ khách hàng cũ và khách hàng được giới thiệu, chỉ 20% doanh thu đến từ khách hàng mới. Điều này có thể chứng minh giữ chân khách hàng cũ quan trọng đối với doanh nghiệp như thế nào?

Thêm vào đó, khách hàng trung thành của thương hiệu sẽ tự động quảng bá thương hiệu đó với những người xung quanh. Lúc này, vai trò của họ giống như đại sứ thương hiệu, đặc biệt nếu khách hàng là những người nổi tiếng hoặc người thành công trong một lĩnh vực, ngành nghề nào đó thì hiệu quả của việc quảng bá này có thể tăng gấp bội. 

Quản lý rủi ro thương hiệu

Trong quá trình xây dựng và phát triển, một thương hiệu có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tin đồn xấu, khủng hoảng kinh doanh, phản hồi tiêu cực từ khách hàng. Lúc này, quản trị thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp đối phó với những rủi ro trên, hạn chế hạn chế lan truyền thông tin tiêu cực, góp phần bảo vệ hình ảnh và danh tiếng thương hiệu. 

Các công việc phải làm khi quản trị thương hiệu

Theo GoSELL, để đạt được kết quả tối ưu trong quá trình quản trị thương hiệu, doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau đây: 

Quản lý hình ảnh thương hiệu

Đây là quá trình mà doanh nghiệp cần xác định cách thức và tần suất thương hiệu xuất hiện trước công chúng. Một hình ảnh thương hiệu tích cực có thể tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành vi của người tiêu dùng. Do đó, doanh nghiệp cần xây dựng và quản lý hình ảnh thương hiệu trên nhiều kênh khác nhau và do nhiều bộ phận sử dụng.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý lựa chọn kênh marketing thương hiệu và tần suất xuất hiện sao cho hợp lý để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Quản lý tài sản thương hiệu

Tài sản thương hiệu hay Brand equity là khái niệm dùng để chỉ những giá trị cộng thêm cho sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Giá trị này được xác định thông qua nhận thức và trải nghiệm thực tế của khách hàng có liên quan đến thương hiệu. 

Quá trình quản lý tài sản thương hiệu sẽ bao gồm việc tạo lập tài sản thương hiệu, lưu trữ tài sản, kiểm tra định kỳ và bảo quản các tài sản đó. 

Quản lý giá trị thương hiệu

Có thể nói, giá trị thương hiệu (Brand value) thể hiện sự phát triển của một thương hiệu trên thị trường. Thương hiệu có giá trị càng lớn thì càng chứng tỏ thương hiệu đó đang phát triển thành công. Điều này còn mang đến ý nghĩa về mặt lợi nhuận, khiến người tiêu dùng sẵn sàng chi ra một số tiền lớn để sở hữu sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp. 

Quản lý giá trị thương hiệu
Quản lý giá trị thương hiệu

Các hoạt động trong quản lý giá trị thương hiệu bao gồm việc thu thập mọi đánh giá của khách hàng đối với thương hiệu, kiểm tra chính xác kế hoạch của thương hiệu, đảm bảo các mục tiêu được thực hiện theo đúng lộ trình. 

Quản lý quy trình thực hiện và đo lường

Thực hiện quản lý tiến trình và đo lường sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt rõ ràng giá trị thương hiệu trên thị trường. Các chỉ số đo lường trong từng chiến dịch marketing sẽ khác nhau nên phương pháp đo lường cũng khác nhau. 

Một số mục tiêu cụ thể trong quá định quản lý thực hiện và đo lường có thể kể đến như: mục tiêu truyền thông, tiếp cận khách hàng, gia tăng doanh số,…

Các bước của quy trình quản trị thương hiệu chặt chẽ

Một quy trình quản trị thương hiệu hoàn chỉnh thường bao gồm 5 bước sau đây: 

Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị thương hiệu

Đây là những yếu tố thể hiện khát vọng định vị thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Bước đầu tiên này cực kỳ quan trọng, chỉ khi nào bạn có nền móng và một hướng đi đúng đắn thì bạn mới có thể thực hiện tốt các bước tiếp theo. Để xác định tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị thương hiệu, bạn cần phân tích mô hình SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) trong doanh nghiệp của mình bênh cạnh việc xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. 

Tham khảo thêm: Bản đồ định vị thương hiệu và những lợi ích không tưởng

Xây dựng và phát triển thương hiệu

Tại bước này, doanh nghiệp cần lên kế hoạch xây dựng bộ nhận diện thương hiệu như logo, slogan, màu sắc, hình ảnh và cách tiếp cận khách hàng. Hãy tập trung tạo ra những đặc trưng cá tính mạnh mẽ của doanh nghiệp, có như vậy khách hàng mới có thể nhớ đến thương hiệu của bạn lâu hơn. 

Như đã đề cập ở trên, việc xây dựng và phát triển thương hiệu phải được thực hiện trên đa kênh, để khách hàng có thể nhìn thấy thương hiệu của bạn mọi lúc mọi nơi thay vì các đối thủ cạnh tranh của bạn. Nhằm hỗ trợ bạn tối ưu hóa quá trình này, hiện nay GoSELL đang cung cấp các sản phẩm giúp quản lý bán hàng và tiếp cận khách hàng trên đa kênh như: 

Xây dựng và phát triển thương hiệu
Xây dựng và phát triển thương hiệu
  • GoWEB: Tạo website bán hàng chuẩn thương mại điện tử dành riêng cho thương hiệu của doanh nghiệp
  • GoAPP: Cửa hàng trực tuyến hiển thị trên điện thoại 24/7 trên cả hai nền tảng Android và iOS.
  • GoPOS: Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh toàn diện, mang đến những trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng.
  • GoLEAD: Tạo landing page chuyên nghiệp giúp tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo đa kênh, giúp gia tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu.
  • GoSOCIAL: Tối ưu bán hàng trên Facebook và Zalo, giúp người bán dễ dàng tương tác và xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng. 
  • GoCALL: Hệ thống tổng đài ảo phân nhánh nhiều cuộc gọi cùng lúc, hỗ trợ xây dựng đội ngũ Telesales CSKH, gia tăng chất lượng dịch vụ khách hàng.

Lập hoạch tiếp thị cho thương hiệu

Kế hoạch tiếp thị của doanh nghiệp sẽ giúp củng cố và làm nổi bật giá trị thương hiệu trên thị trường. Những kế hoạch tiếp thị thương hiệu thường được các doanh nghiệp triển khai như: brand marketing, chiến lược định giá, chiến lược sản phẩm,… 

Để tránh những rủi ro trong quá trình marketing thương hiệu cũng như xây dựng kế hoạch đạt được hiệu quả cao, những phương án này phải được thực hiện một cách bài bản, đáp ứng nhu cầu và xu hướng của khách hàng mục tiêu, đồng thời truyền tải các thông điệp một cách sáng tạo và đồng nhất.

Để làm được điều này, đầu tiên bạn phải hiểu rõ về khách hàng mục tiêu. Với tính năng CRM được tích hợp trên nền tảng quản lý bán hàng GoSELL, tất cả các thông tin về khách hàng đều được lưu trữ và quản lý trên hệ thống, giúp bạn có cái nhìn hoàn chỉnh về tệp khách hàng của mình. Bên cạnh đó, bạn còn có thể phân nhóm khách hàng theo từng mục tiêu cụ thể để thực hiện các chiến lược marketing phù hợp.

Đồng thời, để hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tiếp thị và phát triển thương hiệu, GoSELL cũng tích hợp hàng loạt các công cụ marketing như Blogs, SEO, Tạo mã giảm giá, Tạo giá bán sỉ, Cộng tác viên bán hàng, Email marketing,…

Theo dõi, đo lường và đánh giá hiệu quả quản trị thương hiệu

Ở bước này, doanh nghiệp có thể theo dõi và đánh giá hiệu quả của chiến lược thương hiệu bằng cách đo lường các chỉ số như số lượng truy cập website, tương tác mạng xã hội, doanh số bán hàng thực tế,… 

Một số tính năng mà GoSELL có thể hỗ trợ bạn trong quá trình này bao gồm: 

Theo dõi, đo lường và đánh giá hiệu quả quản trị thương hiệu
Theo dõi, đo lường và đánh giá hiệu quả quản trị thương hiệu
  • Google Analytics: công cụ phân tích của Google được tích hợp trên trang quản trị GoSELL, giúp xây dựng bức tranh toàn cảnh về các hoạt động của cửa hàng online (bao gồm cả website và app).
  • Google Tag manager: Cho phép bạn cập nhật các thẻ trên trang web của mình: Google AdWords, Google Analytics, Facebook Pixel, Google Optimize,… hỗ trợ theo dõi và đo lường hiệu suất của cửa hàng online. 
  • Facebook Pixel: Theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu người dùng trên Facebook, đồng thời đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads.
  • Phân tích báo cáo: Theo dõi và đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng khoảng thời gian nhất định nhằm đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn. 

Điều chỉnh và cải tiến chiến lược quản trị thương hiệu

Cuối cùng, dựa theo kết quả đánh giá được, doanh nghiệp sẽ tiến hành điều chỉnh và cải tiến chiến lược quản trị thương hiệu để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong về khái niệm và quy trình của quản trị thương hiệu. Có thể nói, quản trị thương hiệu được xem là nhiệm vụ trọng tâm và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp hiện nay. GoSELL hy vọng bạn có thể áp dụng những kiến thức trên để thúc đẩy thương hiệu mình phát triển và đạt được vị trí nhất định trên thị trường. 

Bài viết cùng chuyên mục