Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Scam là gì? Những hình thức scam phổ biến, cách nhận diện và phòng tránh

Kiến thức

Scam là gì? Những hình thức scam phổ biến, cách nhận diện và phòng tránh

14 Tháng Mười Hai, 2023

Scam được xem là vấn nạn xã hội cần được lên án không chỉ trong môi trường internet mà ngay cả trong đời sống hàng ngày. Vậy cụ thể scam là gì, scam có những hình thức nào phổ biến và làm thế nào để nhận diện scam? Cùng GoSELL tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Khái niệm scam là gì? Scammer là gì?

Scam (tạm dịch là lừa đảo), là thuật ngữ dùng để ám chỉ hành vi, thủ thuật lừa gạt được thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau, có thể là trực tiếp hoặc trên internet. Mục tiêu của scam là chiếm đoạt tài sản, xâm phạm thông tin cá nhân của người khác để trục lợi. Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội cũng như hệ thống mạng internet, các hành vi scam ngày càng tinh vi với các chiêu trò đa dạng hơn rất nhiều.

Vậy còn scammer là gì? Là một cá nhân hay một tổ chức thực hiện hành vi lừa đảo. Các đối tượng này không chỉ sống ở Việt Nam mà còn có thể sống ở nước ngoài. Scammer tận dụng lợi thế của mạng viễn thông và kết nối xuyên quốc gia của internet để thực hiện các chiêu trò lừa đảo của mình.

Những hình thức scam phổ biến mà bạn có thể bắt gặp là gì?

Sự nở rộ của các hình thức kinh doanh, giải trí và ứng dụng công việc online, đã và đang tạo “điều kiện thuận lợi” cho những kẻ lừa đảo lợi dụng để gài bẫy người dùng. Từ đó, chúng có thể chiếm đoạt thông tin, tài sản quan trọng của người dùng dễ dàng. Để phòng tránh tình trạng trên xảy ra, bạn hãy nắm rõ các hình thức scam phổ biến mà GoSELL tổng hợp dưới đây:

Những hình thức scam phổ biến mà bạn có thể bắt gặp là gì?
Những hình thức scam phổ biến mà bạn có thể bắt gặp là gì?

Hình thức scam qua email

Lừa đảo qua email khá phổ biến trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, đây là hình thức được các tin tặc “ưu ái” sử dụng nhờ tính dễ dùng và có khả năng tác động đến tập người dùng mạng với quy mô lớn.

Hình thức này xảy ra như sau: tin tặc sẽ tạo ra các tài khoản email giống với email của các ngân hàng như noreply@paypal.com, noreply@tpbank.com… và gửi email đến bạn với nội dung như “Ngân hàng cần xác thực thông tin khách hàng, vui lòng click vào đường link đăng nhập…”. Chỉ cần bạn truy cập và đăng nhập tài khoản theo đường link tin tặc gửi, thì ngay lập tức chúng có thể lấy được ID và mật khẩu tài khoản của bạn.

Scam bằng các website giả mạo

Với hình thức này, tin tặc sẽ tạo ra các website có giao diện giống y hệt với website thật và cũng sẽ tối ưu SEO để nâng cao thứ hạng cho website trên công cụ tìm kiếm. Sau khi người dùng tìm đến website và đăng nhập tài khoản vào thành công, thì chúng đã có thể thu thập được các thông tin cần thiết.

Netflix chính là ví dụ điển hình cho hình thức này, các scammer đã thiết kế website giả mạo trang xem phim trực tuyến Netflix. Khi khách hàng truy cập và đăng nhập tài khoản trên trang web giả, thì chúng sẽ lưu thông tin của khách và đưa ra thông báo “Đăng nhập thất bại”, sau đó mới điều hướng khách hàng đến trang Netflix chính thức. 

Tại trang chính, khách hàng sẽ thực hiện đăng nhập mà không hề có một chút nghi ngờ. Như vậy, tin tặc đã có thể thu thập được ID cũng như thông tin tài khoản thanh toán ngân hàng của khách để trục lợi.

Scam bằng quà tặng, chương trình khuyến mãi

Đối với hình thức này, tin tặc sẽ đánh vào tâm lý người tiêu dùng ham rẻ, hàng khuyến mãi. Bằng cách chúng sẽ liên hệ và thông báo đến người dùng đã nhận được một tấm phiếu giảm giá 50% hoặc trị giá 5 triệu đồng…

Tuy nhiên, để nhận được phần thưởng trên, người dùng cần phải gửi trước một phần tiền. Lúc này, những người cả tin sẽ nhanh chóng gửi tiền cho tin tặc và cuối cùng thì chẳng có gì được gửi đến họ hoặc món quà được gửi đến có giá trị thấp hơn số tiền đã bị mất.

Scam qua hình thức quyên góp

Dạng lừa đảo này rất hay xảy ra trong thời gian gần đây và biến tướng theo nhiều hình thức khác nhau. Cách thực hiện cơ bản của tin tặc sẽ như sau chúng sẽ đăng lên mạng xã hội một câu chuyện, đính kèm ảnh chụp thương tâm kể rằng: mình bị ăn cắp không có tiền về với chồng/con, hoặc ba mẹ già bị bệnh hiểm nghèo không có tiền chữa chạy và mong nhận được sự hỗ trợ tài chính.

Từ đó, những nhà hảo tâm online sẽ nhanh chóng bị mủi lòng và chuyển tiền cho các tin tặc này. Mặc dù là số tiền rất nhỏ, nhưng với quy mô hàng triệu người dùng mạng xã hội Việt thì chỉ cần có 1000 người mắc lừa cũng đã đủ để chúng thu về khoản lợi cực khủng.

Scam qua hình thức đấu giá

Đây cũng là hình thức thường thấy trên các trang đấu giá online, chẳng hạn như ebay. Thủ thuật được tin tặc sử dụng là tạo ra một cuộc đấu giá mua sản phẩm có giá trị, sau đó thu tiền cọc của những người tham gia đấu giá rồi biến mất. Người mua lúc này vừa mất tiền và vừa không nhận được hàng, còn kẻ lừa đảo thì lặn mất tâm, không còn dấu vết.

Xem thêm: Top những lưu ý cần biết để không mất tiền từ tổng đài lừa đảo

Vậy dựa vào đâu để nhận ra scam?

Sau khi đã nắm rõ khái niệm scam là gì và những hình thức scam phổ biến, vậy dựa vào đâu để nhận biết đó là scam?

Vậy dựa vào đâu để nhận ra scam?
Vậy dựa vào đâu để nhận ra scam?

Cách nhận biết scam trong cuộc sống hàng ngày

Để nhận biết scam trong cuộc sống hàng ngày có thể sẽ mất khá nhiều thời gian, do bạn phải tiếp xúc và tìm hiểu thông tin về scammer để xác định đó có phải là lừa đảo hay không. Thường những scammer sẽ có sự đầu tư khá công phu, họ luôn xuất hiện với vẻ ngoài sang trọng, lịch sự nhằm lấy lòng tin của nạn nhân. Sau đó là kêu gọi đầu tư hoặc cho vay tiền, rồi biến mất không để lại bất kỳ dấu vết hay thông tin gì để bạn không thể truy tìm được.

Cách nhận biết scam trên môi trường internet

Đối với hình thức scam trên môi trường internet, bạn cần lưu ý các dấu hiệu sau để nhận ra scam:

  • Khi bạn nhận được lời mời hoặc các quyền lợi hấp dẫn như: quà tặng trúng thưởng, một công việc với mức lương hấp dẫn mà chẳng cần thông qua ứng tuyển…
  • Hoặc bạn nhận được yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc mã OTP ngân hàng… thông qua tin nhắn, hay cuộc gọi điện thoại.
  • Email về xác nhận thông tin mà trong đó nội dung email thường mắc các lỗi về ngữ pháp, chính tả. Đặc biệt là địa chỉ email gần giống với địa chỉ email của công ty thật.
  • Các đường link từ tài khoản lạ gửi cho bạn qua email, tin nhắn. Ngay cả khi đường link đó được gửi từ người quen, thì bạn cũng nên nâng cao cảnh giác vì có thể tài khoản đó đã bị hack và gửi link độc đến bạn.
  • Đối tượng giả mạo cơ quan thẩm quyền đe dọa xử phạt hay bắt giữ bạn trong khi bạn không vi phạm bất kỳ lỗi nào.

Các cách phòng chống scam bạn nên lưu ý

Trên môi trường internet không biên giới, các hình thức lừa đảo online rất đa dạng và phức tạp. Do đó, bản thân các doanh nghiệp kể cả người dùng đều phải nâng cao tinh thần cảnh giác, và trang bị cho mình những công cụ hỗ trợ, kiến thức để phòng chống scam tối đa nhất. Vậy cách cách phòng chống scam là gì?

Đối với doanh nghiệp

Các email, website, app cùng các kênh bán hàng của doanh nghiệp cần phải nâng cao mức độ uy tín, chuyên nghiệp. Bằng cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ xây dựng và quản lý website, app bán hàng, fanpage Facebook… có độ phổ biến rộng rãi trên thị trường và nhận được những đánh giá tích cực của những người dùng trước đó. 

Trong số các phần mềm trên thị trường ngày nay, thì phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL đã được sự tin dùng của hơn 15.000 nhà bán hàng, thương hiệu. Từ đó cho thấy GoSELL chính là sự lựa chọn mà bạn cần tìm, tại đây bạn có thể:

Các cách phòng chống scam bạn nên lưu ý
Các cách phòng chống scam bạn nên lưu ý

Thiết lập các kênh bán hàng mang tên thương hiệu của doanh nghiệp

Trong đó:

  • GoWEB: Hỗ trợ xây dựng một website chuẩn SEO và đặt tên miền có chứa tên thương hiệu của doanh nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ SSL nhằm tăng độ bảo mật cho website và hỗ trợ bạn thu thập, lưu trữ thông tin khách hàng vào CRM để tạo các chiến dịch email marketing cảnh báo lừa đảo đến mọi khách hàng của bạn.
  • GoAPP: Hỗ trợ xây dựng một ứng dụng bán hàng mang thương hiệu riêng biệt của doanh nghiệp trên cả hai hệ điều hành Android & iOS. Đặc biệt, GoAPP còn cho phép bạn kết nối với Facebook, Zalo chat với App bán hàng giúp bạn phản hồi về tình trạng scam đến các khách hàng của mình dễ dàng.
  • GoSOCIAL: Hỗ trợ kết nối các tài khoản fanpage và zalo OA của doanh nghiệp về một nơi để quản lý (gồm 5 fanpage facebook và 1 zalo OA). Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng gửi lời cảnh báo lừa đảo đến tất cả khách hàng của mình. Hoặc thiết lập chiến dịch tin nhắn cảnh báo và gửi ngay/lên lịch gửi cho các nhóm khách hàng mục tiêu bạn hướng đến.

Việc xây dựng các kênh bán hàng có đính kèm thương hiệu của doanh nghiệp, sẽ giúp hạn chế tối đa việc các kênh bán hàng bị các scammer giả mạo.

Hoặc sử dụng một số công cụ marketing cảnh báo tình trạng lừa đảo đến khách hàng của doanh nghiệp

Bên cạnh việc sử dụng các giải pháp thiết lập các kênh bán hàng mang thương hiệu của doanh nghiệp, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng một số công cụ marketing nhằm cảnh báo đến khách hàng của bạn về các tình trạng lừa đảo hiện nay để họ được biết. GoSELL cũng sẽ cung cấp đến bạn các công cụ như:

  • Email marketing sẽ giúp bạn tạo ra các thông điệp cảnh báo đến người dùng, với giao diện tương thích với nhiều thiết bị khác nhau. Đồng thời, bạn cũng có thể gắn thêm các liên kết trong email như website, link mua hàng… Nhằm thông báo đến khách hàng biết đây là đường link chính thức của công ty.
  • Hoặc sử dụng công cụ thông báo đẩy để gửi lời cảnh báo đến khách hàng thông qua App. Với mật độ sử dụng điện thoại nhiều như ngày nay, với tính năng này khách hàng sẽ nhanh chóng nhận được thông báo trên điện thoại để nâng cao tính cảnh giác.
  • Hoặc bạn có thể viết thành một bài blog và đăng lên website với tính năng viết Blogs của GoSELL. Bạn có thể tổng hợp tình hình lừa đảo mà doanh nghiệp đã gặp phải trong thời gian qua, rồi viết thành một bài blog đăng lên website nhằm thông báo đến khách hàng. Thông qua bài viết cảnh báo này, bạn không chỉ thu về lượng truy cập cao và còn nâng cao hiệu quả SEO cho website của mình.

Nếu bạn muốn đăng tin cảnh báo lừa đảo đến khách hàng của mình, thì bạn có thể tham khảo tại: GoSELL cảnh báo đến khách hàng về những nội dung lừa đảo

Đối với khách hàng

  • Nên biết rõ toàn bộ thông tin cần thiết của đối phương trước khi tiến hành giao dịch online.
  • Thận trọng và kiểm tra kỹ lưỡng mọi thứ đối với hoạt động đăng nhập trên nền tảng website hoặc ứng dụng chưa rõ nguồn gốc.
  • Chỉ nên mua sản phẩm trực tuyến từ các đơn vị uy tín, có đánh giá tích cực từ các khách hàng trước và lựa chọn phương thức “thanh toán khi đã nhận hàng”.

Tổng kết

Trên đây là khái niệm về scam là gì cũng những thông tin quan trọng về vấn nạn này. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn biết cách nhận ra tình trạng scam sớm nhất và tránh sập bẫy do các scammer tạo ra. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ đến đội ngũ GoSELL để giải đáp kỹ hơn bạn nhé!

Bài viết cùng chuyên mục