Trang chủ » Bài học kinh doanh » Hack là gì? Những dấu hiệu cho thấy website của bạn đã bị hack?

Bài học

Hack là gì? Những dấu hiệu cho thấy website của bạn đã bị hack?

13 Tháng Mười Một, 2023

Bạn đang sở hữu một website các nhân hoặc của doanh nghiệp mình. Nhưng liệu rằng bạn có thể phát hiện được những dấu hiệu khi website bị hack? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về dấu hiệu, nguyên nhân website bị hack là gì? Cũng như cách xử lý.

Hack là gì? Những dấu hiệu cho thấy website của bạn đã bị hack?

Hack là gì?

Hack là gì? Nó là một thuật ngữ được hiểu theo đa dạng nghĩa, nhưng trong ngữ cảnh công nghệ thông tin, hack được hiểu là việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật chuyên môn để thâm nhập, can thiệp và kiểm soát một cách không chính thống vào hệ thống máy tính, phần mềm hoặc một thiết bị điện tử nào đó.

Nhưng vẫn có những hacker mũ xám và mũ trắng sẽ xâm nhập vào hệ thống với một động cơ tích cực và có thể là không hẳn xấu về mặt đạo đức. Với một vài hacker đây thậm chí còn là một trò tiêu khiển và để chứng minh khả năng của mình về kỹ thuật chuyên môn với đồng nghiệp.

Phân loại hacker theo lĩnh vực hoạt động

  • Hacker là kỹ sư công nghệ thông tin giỏi: Đây là những lập trình viên có kiến thức sâu rộng về an ninh mạng. Họ sẽ thực tiếp tham gia vào quá trình phát triển phần mềm cài nâng cấp hệ thống bảo mật. Nhưng có thể vì sự nhàm chán của công việc mà họ sẽ làm gì đó mới mẻ hơn, như việc xâm nhập vào các hệ thống bảo mật khác.
  • Hacker thuộc nhóm chuyên gia kỹ nghệ đảo ngược (reverse engineering): Họ có chuyên môn và nền tảng kiến thức vững chắc về công nghệ đảo ngược. Họ nắm chính xác cách để tìm ra lỗ hổng và làm thế nào để bẻ khóa phần mềm.
  • Hacker chuyên tấn công hệ thống mạng: Nhóm hacker này là những người có kiến thức chuyên môn cao về hệ thống mạng. Họ có thể cải thiện và tối ưu bảo mật cho hệ thống và cũng có thể xâm nhập trái phép hoặc phá hủy hệ thống mạng.
  • Hacker tấn công phần cứng: Với độ am hiểu sâu rộng về phần cứng, nhóm tin tặc này sẽ thực hiện sửa đổi phần cứng, với mục đích chính là tạo ra một hệ thống mới sở hữu nhiều chức năng hơn, hoặc là mở rộng quy mô.
Phân loại hacker theo lĩnh vực hoạt động
Phân loại hacker theo lĩnh vực hoạt động

Những dấu hiệu cho thấy website của bạn đã bị hack là gì?

Sau khi đã hiểu về khái niệm hack là gì? Tiếp theo dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các dấu hiệu nhận biết website đã bị tấn công bởi tin tặc.

Thay đổi về giao diện trang chủ

Hiện nay, các hacker đều sợ sẽ bị phát hiện do đó họ cũng rất tinh vi trong việc âm thầm sửa đổi các phần ngầm của website. Nhưng vẫn có một số hacker manh động hơn, họ sẽ đổi luôn giao diện chính hoặc các trang con. Mục đích chính của chúng là để bôi nhọ hoặc là lăng mạ một doanh nghiệp hay là tổ chức nào đó.

Bên cạnh đó, điều đó còn cho thấy rằng website của bạn lớn mạnh nên mới khiến cho tin tặc để ý và xâm nhập. Do đó, nếu thấy có bất cứ thay đổi nào về giao diện trang chủ hay trang con thì các bạn nên đề phòng.

Lưu lượng truy cập giảm đột ngột

Dấu hiệu tiếp theo để phát hiện website bị hack là lượng truy cập của website bị giảm một cách đột ngột. Trong những yếu tố dẫn đến việc đó là website của bạn bị chèn những đường link độc hại vào.

Ví dụ như: website của bạn bỗng nhiên bị giảm lượng view, email hay cuộc gọi một cách trầm trọng. Những thuật toán của Google có thể đánh giá được website có chất lượng hay không. Do đó, nếu như website chứa nội dung độc hại thì sẽ bị đánh giá thấp.

URL điều hướng đến trang khác

Dấu hiệu tiếp theo chính là website của bạn có những URL điều hướng đến website khác. Điều này rất có thể là do website bị nhiễm mã độc hoặc là trở thành website con và được điều chỉnh link trỏ về một website nào đó của hacker.

Khi đó, website của bạn sẽ bị chiếm trọn tài nguyên và tiện ích, cũng như bị lấy hết thông tin khách hàng. Một số thông tin của khách hàng như địa chỉ nhà hoặc nghiêm trọng hơn là tài khoản ngân hàng,… Do đó, trong quá trình quản trị website có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và xử lý ngay tức thì.

URL điều hướng đến trang khác
URL điều hướng đến trang khác

Xem thêm: URL là gì? Phân biệt điểm khác nhau giữa URL và Slug

Website xuất hiện những tệp lạ

Khi website bị hack thì sẽ có những tệp tin lạ được cài đặt và trong hệ thống với mục đích là phá hủy hệ thống. Các mã độc và tệp tin này sẽ khiến cho website của bạn thay đổi hoàn toàn, cũng như giảm lượng truy cập đột ngột. Do đó, các bạn cần ra cứu trong các thư mục và thư mục con để tìm ra các tệp độc hại và xóa ngay nếu có.

Có các quảng cáo và popup lạ

Khi bạn truy cập vào website và nếu có xuất hiện những quảng cáo lạ, thì rất có thể là website đã bị hack. Khi đó, bạn cần phải nhanh chóng đưa ra giải pháp để có thể khắc phục được vấn đề này.

Lỗi hiển thị kết quả tìm kiếm

Trong lập trình có một thuật ngữ là Backdoor, nó thường được tạo ra bởi những lập trình viên website hoặc quản trị website. Đây là lỗ hổng mà các hacker thường sử dụng để thâm nhập vào các website. Các hacker sẽ khai thác backdoor để điều hành trang web như một quản trị viên bình thường, khiến bạn không thể nhận ra. Nếu như thấy có bất cứ thay đổi nào trong kết quả tìm kiếm, tiêu đề hoặc thông tin mô tả không chính xác thì website của bạn đã bị hack.

Xuất hiện những tài khoản người dùng đáng ngờ

Khi xuất hiện liên tục nhiều tài khoản đăng ký thành viên lạ. Bạn nên chú ý đến những thành viên này và hoạt động của họ trên website. Hoặc trong trường hợp không có đăng ký thành viên mới nhưng vẫn thấy có hoạt động người dùng thì nên cảnh giác kịp thời.

Mất quyền quản trị viên

Bạn bị mất hoàn toàn quyền quản trị website, không thể thực hiện các thao tác quản trị. Điều này rất dễ để nhận ra khi website bị tin tặc tấn công. Các hacker sẽ chiếm dụng toàn bộ hệ thống, khi đó tin tặc sẽ chèn các mã độc vào code web, link xấu trong các bài viết.

Các hoạt động bất thường

Trên lịch sử hoạt động sẽ lưu trữ lại các thao tác, lượng truy cập được hiển thị đầy đủ. Nếu như quản trị viên phát hiện những tác vụ bất thường trong lịch sử, thì có đến 80% website của bạn đã bị tin tặc tấn công.

Cách thức xâm nhập của hacker để tấn công website thành công

Cách thức xâm nhập của hacker để tấn công website thành công
Cách thức xâm nhập của hacker để tấn công website thành công
  • Cách thứ 1: Tin tặc sẽ lợi dụng những lỗ hổng trên web nhằm chiếm quyền điều khiển website và tiến hành thay đổi giao diện. Có thể hiểu đơn giản là, nhà bạn có cửa nhưng nó đang bị hỏng, nên khả năng lớn sẽ bị người lạ ngang nhiên đột nhập và lục lọi, mất cắp.
  • Thứ 2: Tin tặc sẽ tấn công và kiểm soát server chứa website và thay đổi mọi dữ liệu trong server đó. Việc này sẽ được thực hiện thông qua thâm nhập vào lỗ hổng server hay cài đặt mới các phần mềm.
  • Thứ 3: Hacker sẽ chiếm đoạt quyền kiểm soát tài khoản quản trị viên, tên miền và tiến hành dẫn và điều hướng website tới một trang web giả mạo khác, với những nội dung khác so với web chính thống.

Xem thêm: SSL là gì? Cách đăng ký mua chứng chỉ bảo mật SSL

Nguyên nhân dẫn đến việc website dễ bị hack là gì?

Bên dưới đây là các nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến việc website bị hack:

  • Mật khẩu mang tính bảo mật kém, thiếu cơ chế chống hành động tấn công từ bên ngoài, khiến các tin tặc dễ dàng tra được mật khẩu.
  • Tự động lưu mật khẩu trang quản trị tại nhiều nơi hoặc trên nhiều thiết bị.
  • Sử dụng các mã nguồn đã quá cũ, chứa nhiều lỗi về bảo mật.
  • Tấn công bằng Local Attack (hay có thể hiểu là tấn công 1 website nào đó trên cùng một máy chủ).
  • Thư mục gốc hosting và các thư mục con ở bên trong đang được phân quyền bởi Chmod ( đây là lệnh được sử dụng để thay đổi quyền truy cập của người dùng tới file/folder) 750 và 755, các file php là chmod=644, bảo mật ở quyền này rất kém, người dùng hoàn toàn có thể kiểm tra và đọc được nội dung, dữ liệu code.
  • Tại mã nguồn web, các hosting tải lên có thể nhiễm virus và làm lây lan trên máy tính.

Vậy cách để đẩy lùi nguy cơ website bị Hack là gì? Chính là bạn cần tìm một đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp và đảm bảo chống được sự xâm nhập của tin tặc. Có thể nói đến GoWEB, được biết đến là một đơn vị phát triển web uy tín tại Việt Nam với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng website, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trang web và chống lại sự xâm nhập hacker vào website của bạn.

Tại sao nên lựa chọn GoWEB để thiết kế website?

Nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm một giải pháp thiết kế website chuẩn thương mại điện tử và bảo mật tối ưu dành cho thương hiệu của mình. Thì GoWEB chính là sự lựa chọn không nên bỏ qua, với những lý do sau đây:

Tại sao nên lựa chọn GoWEB để thiết kế website?
Tại sao nên lựa chọn GoWEB để thiết kế website?

Bảo mật tối ưu cho website

Sở hữu đội ngũ lập trình viên có nhiều năm kinh nghiệm trong thiết kế website, bảo mật website. Bảo vệ website trước các mối đe dọa có thể xâm nhập vào lỗ hổng bảo mật.

Các chứng chỉ được tích hợp trên website

Website được tích hợp hoàn toàn miễn phí chứng chỉ SSL đảm bảo an toàn bảo mật tuyệt đối cho website của bạn, tránh những cuộc xâm nhập từ virus hoặc hacker.

Ngoài ra, website GoWEB còn được miễn phí hosting, không giới hạn băng thông, đảm bảo tốc độ truy cập website cho người dùng, ngay cả khi vào thời điểm lưu lượng truy cập đột ngột tăng cao.

Các công cụ khác tích hợp trên GoWEB

GoWEB với tích hợp các công cụ phân tích như: Google Analytics, Google Tag Manager giúp bạn có cái nhìn toàn diện về website và rõ ràng hơn về hành vi người dùng trên website. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện được những dấu hiệu đáng ngờ khi website bị hacker tấn công.

Thêm vào đó là các tính năng hỗ trợ marketing như: Email marketing, tạo mã giảm giá, Flash sale, blogs, giúp tối đa khả năng tiếp cận và thu hút khách hàng.

Ngoài ra, thì GoWEB còn hỗ trợ các tính năng giúp nhà bán hàng triển khai quản lý và bán hàng đa kênh hiệu quả hơn như: vận chuyển, thanh toán, quản lý sản phẩm, quản lý kho hàng, quản lý đơn hàng, quản lý khách hàng,…

Và nếu doanh nghiệp của bạn đang có ý định triển khai kinh doanh trên đa kênh, thì GoSELL còn cung cấp đa dạng các giải pháp kinh doạnh toàn diện cho tất cả các nhà kinh doanh online: GoAPP (ứng dụng bán hàng) , GoPOS (kinh doanh tại cửa hàng), GoSOCIAL (kinh doanh trên mạng xã hội), GoLEAD (tạo landing page), GoCALL (tổng đài ảo) và vô vàn các tính năng tiện ích khác.

GoSELL hy vọng rằng với những chia sẻ trên, đã giúp bạn hiểu được Hack là gì? Cũng như những dấu hiệu cho thấy website đang bị hack, để qua đó có thể phát hiện sớm những lỗ hổng trong bảo mật và đưa ra những phương án bảo vệ website khỏi sự tấn công của tin tặc.

Bài viết cùng chuyên mục