Trang chủ » Digital Marketing » Silo là gì? Các bước tạo silo cho website chuẩn SEO

Digital Marketing

Silo là gì? Các bước tạo silo cho website chuẩn SEO

12 Tháng Bảy, 2023

Cấu trúc Silo thường xuyên được các webmaster sử dụng để hệ thống nội dung và gia tăng lượng traffic cho website. Vậy cấu trúc Silo là gì? Tại sao phải tối ưu Silo cho website? Dưới đây là những chia sẻ và hướng dẫn cách xây dựng Silo chuẩn SEO để giúp website dễ dàng on Top. Nhưng trước tiên hãy cùng tìm hiểu về Silo là gì nhé!

Silo là gì?

Silo là một dạng kiến trúc cho website, trong đó người dùng sẽ tạo nhóm, cô lập và liên kết các nội dung với nhau về một chủ đề cụ thể. Việc này giúp phân hoạch nội dung ra những phần có cấu trúc rõ ràng và gọn gàng hơn. 

Mỗi silo sẽ bao gồm một trang silo chính và những nội dung có liên quan, trong đó mọi thành phần sẽ được liên kết chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, nội dung giữa các silo không hề có bất kỳ mối liên kết gì với nhau, tức là các nội dung được cô lập hoàn toàn bên trong những silo này. Khi mỗi silo chứa càng nhiều nội dung liên quan đến chủ đề sẽ giúp tăng độ liên quan của website trong mắt google. 

Vai trò của Silo là gì trong SEO website?

Phía trên chúng ta đã tìm hiểu về định nghĩa của Silo là gì? Tuy nhiên, vai trò của Silo còn mang đến những lợi ích khác cho SEO mà có thể bạn chưa biết. Sau đây là những chia sẻ về việc tại sao Silo lại cần thiết trong SEO web.

Vai trò của Silo là gì trong SEO website?
Vai trò của Silo là gì trong SEO website?

Google dễ tìm thấy website hơn

Silo giúp cho website hệ thống lại các trang có nội dung liên quan và có cùng chủ đề lại với nhau. Điều này giúp cho Google có thể dễ dàng đọc và hiểu được các nội dung trên website từ đó tăng khả năng Index các nội dung trên website. 

Cải thiện thứ hạng trên Google

Google đánh giá trang web thông qua công thức Pagerank. Và công thức này có 2 tiêu chí lớn là số lượng và chất lượng của các trang được liên kết đến. Backlink cũng chính là phương tiện để Pagerank đi vào trang, còn Internal là cách PR di chuyển giữa các trang đó. 

Việc áp dụng cấu trúc Silo sẽ giúp đảm bảo mọi trang đều có sự liên kết với nhau, giúp cho các Pagerank có thể luân chuyển dễ dàng hơn giữa các trang. Yếu tố này giúp cho website được đánh giá tốt hơn trong mắt Google, dễ cải thiện thứ hạng hơn. 

Google dễ dàng hiểu nội dung

Bản chất của Silo chính là các nhóm nội dung liên quan đến nhau. Vì vậy, những Internal link thường sẽ có mối liên hệ nhất định về ngữ cảnh và nội dung. Đặc điểm này sẽ giúp cho Google dễ dàng hiểu được nội dung của bất kỳ trang web nào.

Chẳng hạn nếu ta có một trang với những Anchor Text như:

  • Thiết kế website chuẩn SEO
  • Phần mềm GoSELL
  • App bán hàng GoAPP 

Thì ta có đủ căn cứ để suy luận trang này đang nói về công ty Mediastep Software Việt Nam.

Hoặc một ví dụ dễ thấy hơn đó là những Anchor Text như:

  • Steve Jobs
  • iPhone, iPad
  • Tim Cook,…

Ta sẽ biết ngay trang đó đang nói về Apple.

Cải thiện trải nghiệm người dùng

Internal link không chỉ giúp cải thiện SEO mà còn tăng khả năng điều hướng website. Nếu website áp dụng tốt Silo đồng nghĩa với việc tăng trải nghiệm người dùng. Người đọc sẽ dễ dàng được điều hướng đến các nội dung liên quan ở trang khác mà không tốn nhiều thao tác. Với mục đích cuối cùng là tăng chuyển đổi. 

Các loại cấu trúc Silo hiện nay

Hiện nay có hai loại cấu trúc silo chính: Silo vật lý và Silo ảo.

Các loại cấu trúc Silo hiện nay
Các loại cấu trúc Silo hiện nay

Silo vật lý là gì?

Silo vật lý là cách tổ chức các trang web thông qua việc thiết lập các thư mục URL dưới dạng cấu trúc Parent/Child như một tủ phân tài liệu để sắp xếp những trang và chủ đề có liên quan đến nhau. 

Ví dụ cụ thể:

  • example.com/dogs/husky.
  • example.com/dogs/rhodesian-ridgeback.
  • example.com/dogs/weimaraner.

Khi tạo cấu trúc silo thì ta không thể có một chủ đề trong một danh mục có hai parent, ví dụ như sau:

  • example.com/android/android-chargers/.
  • example.com/iphone/iphone-chargers/.

Xem thêm: URL là gì? Phân biệt điểm khác nhau giữa URL và Slug

Silo ảo là gì?

Silo ảo sẽ sử dụng những cấu trúc Internal Link bằng cách nhóm những trang có liên quan và tách những trang không liên hệ. Ngược lại với cấu trúc silo vật lý, yêu cầu các trang phải được đặt cùng một Directory, thì silo được tạo bằng liên kết giữa các trang liên quan. 

Nếu các chủ đề liên quan được liên kết chặt chẽ thì đồng nghĩa rằng ta đang hợp nhất độ liên quan của chủ đề với một phần nào đó trên website. Đồng thời có thể bổ sung các trang Parent cao cấp với các trang Child cho từng silo SEO. Như vậy, đã tạo ra một hệ thống tầng website dựa trên các mẫu liên kết trang. 

Các trang hỗ trợ phải luôn được liên kết đến landing page silo của chúng. Cần tránh các liên kết chéo giữa những silo ngoại trừ landing page silo. Ngoài ra các subpage bên trong một silo cũng không nên liên kết với subpage trong một silo khác.

Cách tổ chức Silo cho website của bạn

Nếu bạn đã hiểu Silo là gì, thì cũng cần biết về quá trình tổ chức cấu trúc silo cho một website trải qua bốn bước cơ bản như sau:

Cách tổ chức Silo cho website của bạn
Cách tổ chức Silo cho website của bạn

Xác định chiến lược chủ đề

Trước tiên cần xác định chiến lược và nội dung tổng thể cho tài nguyên web. Nếu muốn xây dựng web chuyên về hosting thì cần nghiên cứu keyword liên quan nào đang được quan tâm.

Để có thể xây dựng cấu trúc website tốt, bạn cần xác định được chủ đề cốt lõi của web, nội dung cần bao gồm: Trang web là gì, mục tiêu của web, giá trị mang đến cho người đọc… Khi làm rõ những nội dung này sẽ giúp xác định chủ đề của trang web.

Tại bước này bạn cần lưu ý 2 hạng mục công việc sau:

  • Domain: Lựa chọn tên miền phải phù hợp với mục đích của website để Google có thể nhận diện nhanh chóng. Bạn nên tham khảo đặt tên miền theo những từ khóa ngắn có lượt tìm kiếm cao.
  • Phân tích đối thủ: Kết hợp sử dụng những công cụ chuyên dụng trong SEO để phân tích cấu trúc Silo mà đối thủ đang xây dựng là gì để làm tài liệu tham khảo.

Lên ý tưởng về bố cục của silo

Bạn cần chọn chiến lược và bố cục cho Silo. Ví dụ như: Ta có thể cấu trúc theo nhãn hàng hoặc loại hình (xe hơi sang trọng, xe hơi địa hình…). Việc này còn phục thuộc vào mục tiêu xây dựng website. 

Cấu trúc liên kết

Sau khi lên kế hoạch cho cấu trúc website, chúng ta cần lập kế hoạch cho cấu trúc liên kết. Cụ thể, cần chọn ra cách tốt nhất để kết nối các trang với nhau, giúp chủ đề chặt chẽ hơn. Đồng thời cũng cần chú ý đến những backlink nhiều Anchor text trong mỗi silo để cải thiện Pagerank.

  • Internal Link: Liên kết các nội dung liên quan với nhau, những nội dung này phải đảm bảo dẫn dắt người đọc đến được đúng trang đích. Bạn nên sử dụng anchor text là từ khoá chính mà bạn muốn SEO.
  • Inbound Link: Đây là những link đặt trên các trang web khác và trỏ về website của bạn hay còn được gọi là backlink. Các link được trỏ từ những trang web uy tín sẽ giúp thứ hạng từ khóa được cải thiện nhanh chóng, đồng thời trang web của bạn cũng được củng cố sức mạnh tốt hơn.
  • Outbound Link: Trái với Inbound Link, Outbound Link là các link được đặt tại trang web của mình và trỏ sang website khác có liên quan đến nội dung hướng tới. Ví dụ: Bài viết của bạn nhắc đến các công ty thiết kế web, bạn có thể gắn link của 1 công ty làm website để tăng sự tín nhiệm và để Google thấy rằng bạn không chỉ nhận backlink trỏ về mà trang web của bạn cũng cho đi những link uy tín.

Xem thêm: Link là gì? Các loại link và vai trò của chúng trong SEO website

Triển khai và xây dựng silo

Nếu bạn đang sử dụng WordPress thì có thể tạo thêm parent page và child page để xây dựng Silo vật lý. Ngược lại, để tạo silo ảo thì hãy dùng các danh mục. Nếu như có nhiều trang cần upload (khoảng vài trăm) thì bạn nên sử dụng Plugin như Bulk Press để tự động hóa triển khai silo.

Có thể hiểu Silo là một trong những cách giúp SEO website hiệu quả. Nhưng chỉ vậy thôi chưa đủ, SEO còn rất nhiều kỹ thuật khác. Qua những hướng dẫn trên có thể thấy các bước tạo Silo cho SEO khá khó hiểu vì nó thuộc về chuyên môn, và với những ai không có chuyên môn về làm SEO hoặc biết chút ít về code thì sẽ khá khó khăn trong việc thực hiện tạo Silo cho SEO website. Vì vậy, các doanh nghiệp không sở hữu đội ngũ chuyên môn thì nên thuê một bên có chuyên môn về xây dựng website để giúp bạn thực hiện tạo silo cho Website chuẩn SEO.

Xây dựng website chuẩn SEO với GoWEB

GoWEB với việc sở hữu đội ngũ lập trình viên chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp bạn xây dựng website chuẩn SEO, cho phép thêm code riêng hoặc tự do chỉnh sửa giao diện theo mẫu có sẵn để có giao diện như ý muốn. Giúp doanh nghiệp của bạn xây dựng một website hoạt động hiệu quả nhất, giúp cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, tăng trải nghiệm của khách hàng với các tính năng sau:

Xây dựng website chuẩn SEO với GoWEB
Xây dựng website chuẩn SEO với GoWEB

Website đáp ứng tốt yếu tố SEO 

Yếu tố tiên quyết để đánh giá chất lượng của một website chính là tiêu chí SEO. Về điểm này, có thể thấy GoWEB đã làm rất tốt. Với các công cụ SEO vượt trội được tích hợp sẵn, người dùng có thể tối ưu nội dung, thiết lập từ khóa SEO, tối ưu tiêu đề. tối ưu URL, tối ưu mô tả,… Từ đó đưa website lên top tìm kiếm, tiết kiệm chi phí marketing và thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi mạnh mẽ.

Độ bảo mật cao và vận hành tốt

Tất cả chúng ta đều biết rằng bảo mật là yếu tố cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Do đó, website phải đáp ứng tốt nhất yếu tố này. 

Đó cũng chính là lý do mà GoWEB luôn cam kết toàn bộ các thông tin của doanh nghiệp cũng như người mua hàng trên website được bảo mật với độ an toàn tuyệt đối. Bên cạnh đó, những website được tạo ra bởi giải pháp này còn có khả năng hoạt động vô cùng ổn định, đảm bảo doanh nghiệp không bị gián đoạn trong quá trình kinh doanh. 

Tối ưu hóa và liên kết nội dung

Với tính năng viết Blog của GoSELL giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược nội dung liên kết, truyền tải những thông tin hữu ích đến khách hàng nhằm chuyển đổi khách hàng tiềm năng, gia tăng lưu lượng truy cập và tối ưu hóa SEO nhanh chóng. 

Gia tăng trải nghiệm khách hàng

Các trang web của dịch vụ thiết kế website GoWEB cũng đáp ứng khác tốt điều kiện truy cập của khách hàng, có thể truy cập vào website dù họ ở bất cứ đâu và sử dụng thiết bị nào. Khi website được tối ưu trên các thiết bị như: PC, laptop, tablet cho đến điện thoại di động.

Thêm vào đó, để nói đến các tính năng ưu việt của GoWEB thì không thể bỏ qua hệ thống các tính năng bán hàng và quản lý bán hàng chuyên nghiệp như: Quản lý đơn hàng, quản lý sản phẩm, tồn kho, đơn hàng, khách hàng… Qua đó giúp doanh nghiệp tối ưu trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Ngoài ra, GoWEB cũng mang đến những công cụ hỗ trợ marketing, giúp thúc đẩy doanh thu như: khách hàng thân thiết, tạo mã giảm giá, Flash sale… Hay những công cụ đo lường: Google Analytics, Google Tag Manager…

Trên đây là những chia sẻ về kiến thức và cấu trúc silo là gì, cũng như các bước để triển khai và xây dựng silo chuẩn SEO cho website. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu biết rõ hơn về silo cũng như áp dụng silo cho website. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì đừng ngại ngần liên hệ với GoSELL nhé!

Bài viết cùng chuyên mục