Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Phương pháp kiểm tra tên miền cho website cực chính xác

Kiến thức

Phương pháp kiểm tra tên miền cho website cực chính xác

20 Tháng Ba, 2024

Tên miền là yếu tố quan trọng không chỉ về mặt kỹ thuật website mà còn giúp xây dựng thương hiệu, hình ảnh cho một doanh nghiệp trên môi trường internet. Tuy nhiên, nếu bạn muốn mua một tên miền nào đó để xây dựng website bán hàng cho doanh nghiệp. Thì điều đầu tiên bạn cần quan tâm là kiểm tra tên miền bạn muốn sở hữu có lịch sử như thế nào? Trong bài viết sau đây, GoSELL sẽ bật mí đến bạn cách kiểm tra tên miền đơn giản và xây dựng website với chi phí tối ưu nhất. Cùng theo dõi nhé!

Vì sao doanh nghiệp cần phải kiểm tra tên miền?

Nếu bạn nghĩ kiểm tra tên miền là một công việc dư thừa thì bạn đã sai. Trên thực tế, việc check tên miền rất quan trọng bởi chúng sẽ đem lại các lợi ích sau đây:

Vì sao doanh nghiệp cần phải kiểm tra tên miền?
Vì sao doanh nghiệp cần phải kiểm tra tên miền?

Tên miền có tuổi càng cao thì càng tạo được sự uy tín

Nếu tên miền mà bạn chọn mua có độ tuổi càng lớn thì càng tạo được sự uy tín trên môi trường internet. Vì vậy, trước khi trao đổi, mua bán tên miền, bạn cần check tuổi đời của tên miền để đảm bảo website của bạn sẽ nhận được lợi ích này nhé.

Sử dụng các tên miền cũ giúp tránh thuật toán Sandbox của Google

Google Sandbox thực chất là một bộ lọc của Google. Chúng được sử dụng để “giam” các website mới, chứa các thông tin chưa đủ giá trị và hữu ích. Việc làm này nhằm để xem xét và đánh giá website, có thể kéo trong vài tháng hoặc thậm chí là vài năm. Do đó, khi lựa chọn những tên miền cũ có tuổi đời cao thì bạn sẽ tránh được nguy cơ dính phải thuật toán Sandbox.

Tên miền càng có tuổi đời cao thì càng tốt cho hoạt động SEO website

Để website của bạn thật sự hữu ích và mang đến nhiều thông tin giá trị, đồng thời tăng tỷ lệ chuyển đổi thì bắt buộc doanh nghiệp cần phải đầu tư cho SEO. Google sẽ đánh giá rất cao những website có tuổi đời lâu năm, vì vậy những trang web có tên miền lâu năm sẽ mang đến bạn một lợi thế lớn trong công cuộc SEO từ khóa cho website. Hơn nữa, các tên miền cũ thường sẽ có sẵn backlink, pagerank,… Đây sẽ là những yếu tố quan trọng để Google đánh giá và xếp hạng website của bạn ở vị trí tốt hơn.

Xem thêm: Làm thế nào để website được tìm thấy trên Google

Tổng hợp các công cụ kiểm tra tên miền và lịch sử tên miền cho website chính xác

Sau khi đã hiểu rõ những lợi ích của việc kiểm tra tên miền, tiếp theo hãy cùng GoSELL khám phá các công cụ hỗ trợ check thông tin và lịch sử tên miền cho website được sử dụng phổ biến hiện nay. Cụ thể như sau:

Các công cụ hỗ trợ kiểm tra thông tin tên miền cho website

VNNIC

VNNIC.vn là một công cụ check tên miền của Trung tâm Internet Việt Nam, công cụ gồm có các tính năng như kiểm tra tên miền, hiển thị chi tiết thông tin tên miền, chủ sở hữu của tên miền, địa chỉ IP và những thông tin khác liên quan đến tên miền. Công cụ chủ yếu được dùng để tra cứu tên miền .vn và một số tên miền quốc tế như .com hoặc .net.

Hostinger

Hostinger.vn là một trong những nhà đăng ký tên miền nổi tiếng với hosting cao cấp và cung cấp các tên miền với giá phải chăng. Công cụ có giao diện thân thiện rất dễ sử dụng và hỗ trợ check các tên miền như .net, .com, .org, .tech, .info,… Tuy nhiên, điểm hạn chế của công cụ này là chỉ hiển thị trạng thái tên miền đã được mua hay chưa, và không hiển thị thêm các thông tin khác về tên miền cho người dùng.

Bkns

Bkns là tên viết tắt của Bạch Kim Network Solutions, công cụ sẽ hỗ trợ bạn kiểm tra các tên miền từ phổ biến cho đến các tên miền quốc tế như .vn, .com.vn, .net.vn, .edu.vn. .org,… Khi truy cập vào giao diện của công cụ, bạn chỉ cần nhập tên miền cần kiểm tra (chẳng hạn như “gosell”) và đánh dấu tick vào một trong các tên miền được liệt kê sẵn trên giao diện. Sau đó nhấn phím “enter” để xem các thông tin về tên miền.

Whois

Whois là một trang web được lập ra với mục đích giúp người dùng có thể kiểm tra các thông tin của tên miền. Theo đó, công cụ cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích bao gồm: tên miền đã đăng ký chưa, ngày đăng ký tên miền, ngày hết hạn, IP của tên miền, chủ sở hữu tên miền, nhà cung cấp, trạng thái,… Trường hợp nếu tên miền mà bạn chọn đã có người đăng ký thì trang web cũng sẽ gợi ý những tên miền khác để bạn lựa chọn.

Các công cụ hỗ trợ kiểm tra thông tin tên miền cho website
Các công cụ hỗ trợ kiểm tra thông tin tên miền cho website

Webconfs

Webconfs là công cụ kiểm tra tên miền được sử dụng nhiều hiện nay. Bạn có thể sử dụng công cụ này bằng cách truy cập vào trang: https://www.webconfs.com/web-tools/domain-age-tool/, sau đó gõ tên miền cần kiểm tra và nhập captcha rồi chọn “submit” để xem các thông tin liên quan đến tên miền.

Web Archive

Ngoài webconfs, bạn có thể truy cập vào trang web: http://web.archive.org, sau đó nhập tên miền mà bạn muốn kiểm tra vào dòng “Enter a URL or words related to a site’s homepage”. Tiếp tục nhấn phím “enter” và chờ trong giây lát kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình.

Xem thêm: URL là gì? Phân biệt điểm khác nhau giữa URL và Slug

Các công cụ hỗ trợ kiểm tra lịch sử tên miền cho website

Bên cạnh việc kiểm tra thông tin thì lịch sử của tên miền cũng cần được chú ý đến, vì khi kiểm tra lịch sử tên miền bạn sẽ biết được chủ sở hữu cũ sử dụng tên miền này với mục đích gì. Nếu họ sử dụng tên miền với mục đích xấu, vi phạm thuật toán của Google thì đây là tên miền không ổn mà bạn nên bỏ qua và nhanh chóng lựa chọn một tên miền tốt hơn. Một số công cụ thông dụng mà bạn có thể tham khảo sử dụng để kiểm tra lịch sử tên miền, gồm có:

Các công cụ hỗ trợ kiểm tra lịch sử tên miền cho website
Các công cụ hỗ trợ kiểm tra lịch sử tên miền cho website

Ahrefs

Ahrefs là một công cụ không còn quá xa lạ đối với dân SEO, bởi chúng cung cấp nhiều tính năng tuyệt vời. Khi sử dụng Ahrefs, bạn chỉ cần nhập tên miền vào “site explore” và search, sau đó đợi công cụ cập nhật các chỉ số. Lúc này, trong phần kết quả mà công cụ trả về, bạn cần chú ý đến hai phần: Organic search và Backlink profile.

Nếu cả hai mục này đều trả về với chỉ số là 0 hoặc N/A hoặc No data, thì tên miền bạn chọn là hoàn toàn mới, chưa sử dụng. Còn nếu ngược lại, các chỉ số đều khác 0 thì đây là một tên miền cũ và từng được sử dụng trước đó.

Waybackmachine

Để sử dụng công cụ này, bạn truy cập vào đường link: waybackmachine.org, sau đó nhập tên miền mà bạn muốn kiểm tra vào ô “search” và nhấn “browse history”. Trang web sẽ nhanh chóng trả kết quả về lịch sử cũng như thời gian hoạt động của tên miền, công cụ còn cung cấp đến bạn những cột mốc nhất định. Dựa vào đó, bạn có thể theo dõi và đánh giá khả năng hoạt động của tên miền, trước khi đưa tên miền vào sử dụng cho chiến lược tiếp thị và kinh doanh của mình.

Domain tools

Domain tools là một công cụ không chỉ hỗ trợ bạn kiểm tra lịch sử mà còn cho biết tất cả dữ liệu có liên quan đến tên miền một cách cụ thể. Điển hình như lịch sử truy cập website, ngày hết hạn của tên miền, chủ sở hữu cũ của tên miền,… Chưa hết, công cụ này còn đưa ra những gợi để bạn dễ dàng lựa chọn một tên miền đẹp, với mức giá hợp lý hiện đang được niêm yết trên sàn đấu giá tên miền.

NameBoy

NameBoy là một trong những công cụ kiểm tra lịch sử tên miền cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần nhập từ đầu tiên và từ cuối cùng trong tên miền cần kiểm tra vào thanh công cụ tìm kiếm của NameBoy. Chỉ sau vài giây, kết quả sẽ hiển thị ra màn hình để bạn theo dõi.

Tương tự như Domain tool, NameBoy cũng có tính năng giới thiệu tên miền. Tính năng này sẽ cung cấp đến bạn hàng nghìn tên miền đẹp khác nhau, để bạn thỏa sức lựa chọn sao cho phù hợp với doanh nghiệp, lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh.

Hosterstats

Công cụ kiểm tra lịch sử tên miền cuối cùng mà GoSELL muốn gợi ý đến bạn chính là Hosterstats. Công cụ cho phép bạn tra cứu lịch sử của bất kỳ tên miền nào có trong kho domain được thống kế từ hơn 5 triệu nhà cung cấp hosting trên toàn cầu. Cũng chính vì phạm vi theo dõi và hoạt động rộng lớn, nên Hosterstats được đánh giá là công cụ giúp tra cứu thông tin, lịch sử tên miền nhanh và hiệu quả nhất hiện nay.

Tìm hiểu thêm: Hosting là gì? Tầm quan trọng của hosting với Website

Lên kế hoạch thiết kế website để đưa tên miền đi vào hoạt động

Sau quá trình lựa chọn và sử dụng các công cụ kiểm tra tên miền, đã đến lúc doanh nghiệp bắt tay vào việc thiết kế website để đưa tên miền đi vào hoạt động chính thức. Tuy nhiên, để không mất quá nhiều thời gian và công sức, nhất là khi bạn không chuyên sâu về lập trình thì có thể tham khảo sử dụng giải pháp thiết kế website GoWEB. 

Đây là một trong các giải pháp do công ty Mediastep Software Việt Nam phát triển, đã đồng hành với hơn 18.000 thương hiệu, doanh nghiệp và nhận được các phản hồi tích cực từ những người dùng trước. Tự tin mang đến bạn một giải pháp thiết kế website hoàn chỉnh, không mất nhiều thời gian xây dựng mà lại tiết kiệm chi phí tối đa. 

Sử dụng GoWEB, bạn có thể linh hoạt thêm tên miền mà bạn đã chọn trước đó, hoặc tự thiết lập một tên miền mới và thay đổi tên miền tùy theo nhu cầu. Bên cạnh đó, giải pháp cũng sẽ hỗ trợ hosting, băng thông không giới hạn và SSL nhằm đảm bảo cho website được bảo mật một cách tuyệt đối. Ngoài những đặc điểm vừa nên trên, GoWEB còn cung cấp các tính năng vượt trội khác, điển hình như:

Lên kế hoạch thiết kế website để đưa tên miền đi vào hoạt động
Lên kế hoạch thiết kế website để đưa tên miền đi vào hoạt động

Tự do lựa chọn một giao diện website phù hợp với doanh nghiệp

Với GoWEB, bạn có thể tự do sáng tạo mẫu giao diện theo ý thích bằng cách thay đổi các thành phần trong giao diện website chỉ với các thao tác kéo thả đơn giản. Giải pháp hỗ trợ bạn đăng tải hình ảnh sản phẩm/bộ sưu tập sản phẩm, ảnh bìa, logo, banner quảng cáo, tích hợp các nút “Mua ngay”, “Thêm vào giỏ hàng”, “Gọi ngay”, cùng các phương thức thanh toán và vận chuyển,… lên giao diện website nhanh chóng.

Hỗ trợ trưng bày, đồng bộ sản phẩm tồn kho với website

Sau khi đã có một giao diện website hoàn chỉnh, lúc này bạn có thể trưng bày các sản phẩm lên trang web. Đồng thời, kết nối và mở rộng thêm các kênh bán hàng khác (như cửa hàng truyền thống, app, sàn thương thương mại điện tử, mạng xã hội). 

Toàn bộ thông tin, thuộc tính của sản phẩm từ các kênh bán hàng sẽ được đồng bộ và quản lý trên một hệ thống quản trị duy nhất. Nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng cập nhật số lượng sản phẩm đồng đều trên các kênh và đơn giản hóa quy trình kiểm tra, truy xuất thông tin, quản lý kho hàng trên đa kênh.

Hỗ trợ xử lý nhiều đơn hàng và quản lý nhiều chi nhánh cùng lúc

Nhờ được đồng bộ hệ thống, nên việc xử lý đơn hàng cũng được đảm bảo diễn ra nhanh chóng và chính xác. Góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, giải pháp cũng sẽ giúp bạn quản lý tập trung các chi nhánh về một nơi. Nhằm dễ dàng kiểm soát, vận hành và mang đến sự tiện lợi cho khách hàng trong quá trình tìm đúng chi nhánh mua hàng.

Hỗ trợ thu thập thông tin khách hàng

Toàn bộ thông tin khách hàng mà bạn thu thập được trong quá trình hoạt động kinh doanh đều sẽ được lưu trữ vào hệ thống CRM. Tại đây, hệ thống sẽ hỗ trợ phân nhóm khách hàng, thống kê chi tiết hành vi của họ nhằm giúp bạn triển khai các hình thức marketing, chăm sóc khách hàng phù hợp.

Hỗ trợ tối ưu website và cung cấp các công cụ marketing

Để gia tăng lượng khách hàng truy cập website, bạn có thể sử dụng công cụ SEO và Blogs để thúc đẩy website lên top công cụ tìm kiếm. Kết hợp sử dụng các công cụ Google Analytics, Google Tag Manager, Facebook Pixel giúp theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu người dùng.

Đồng thời, kích cầu mua sắm cho khách hàng với các công cụ marketing như tạo mã giảm giá, Flash sale, khách hàng thân thiết, thông báo đẩy, link mua hàng, thiết lập chiến dịch email marketing, hoặc mở rộng quy mô bán hàng với tính năng cộng tác viên/đại lý bán hàng,…

Thực hiện phân tích báo cáo doanh thu chi tiết

GoWEB sẽ cung cấp đến bạn báo cáo doanh thu trên đa kênh, đa nền tảng và đa chi nhánh. Hiển thị các chỉ số kế toán trên báo cáo, theo dõi hiệu suất bán hàng trên từng kênh, từng chi nhánh giúp bạn so sánh và đề ra các giải pháp cải thiện quy trình bán hàng ngày một tốt hơn.

Kết luận

Như vậy là trong bài viết vừa rồi, GoSELL đã tổng hợp các công cụ kiểm tra tên miền cũng như gợi ý giải pháp thiết kế website đến bạn. Hy vọng những thông tin này, sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được một tên miền ưng ý và thiết kế được một giao diện website chuyên nghiệp để đưa tên miền đi vào hoạt động. Nhằm thu hút khách hàng trên môi trường internet và tăng tỷ lệ chuyển đổi thành công.

Bài viết cùng chuyên mục