Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Web application là gì? Sự khác nhau cơ bản giữa web app và website

Kiến thức

Web application là gì? Sự khác nhau cơ bản giữa web app và website

19 Tháng Tám, 2023

Website hay App là hai khái niệm mà có lẽ người dùng internet đã được nghe khá nhiều. Vậy bạn đã biết đến khái niệm Web Application hay chưa? Và nó có sự khác biệt nào so với website? Trước tiên hãy cùng tìm hiểu về khái niệm Web application là gì?

Web application là gì? Sự khác nhau cơ bản giữa web app và website

Khái niệm Web application là gì?

Trước khi tìm hiểu về Web app là gì, chúng ta cần hiểu được những đặc điểm của nền tảng website. Website là tập hợp của một hay nhiều trang web (Webpage) có chứa văn bản, hình ảnh, video, flash,… Một Website sẽ cung cấp nội dung trực quan để người dùng có thể xem và đọc. Để truy cập vào một website cần có trình duyệt web (Chrome, Cốc cốc,,…). 

Web app (Web Application) hay là ứng dụng web, được hiểu là các app ứng dụng có thể chạy trên nền tảng web. Thông qua nền tảng này người dùng có thể thực hiện nhiều tác vụ khác nhau. Web app thường sẽ được lưu trữ trên một máy chủ từ xa và được phân phối qua Internet thông qua giao diện trình duyệt.

Ví dụ về web app: Các web bán hàng như Shopee, Lazada, Tiki,… đều là các web application. Các trang thương mại điện tử này đều có các ứng dụng app trên điện thoại người dùng. Trong một số trường hợp điện thoại không có nhiều dung lượng, người dùng rất e ngại khi download về máy. Ứng dụng web được tạo ra để đa dạng các nền tảng giúp người dùng tiếp cận với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp dễ dàng và tiện lợi hơn.

Khái niệm Web application là gì?
Khái niệm Web application là gì?

Các đặc điểm của Web application là gì?

  • Tích hợp nhiều chức năng như up file, đăng nhập, mua hàng,…
  • Các ứng dụng web được tạo ra để thực hiện một công việc hoặc một chức năng cụ thể.
  • Web app được tạo ra bởi HTML và code ở back end: PHP, C#, java, …

Có thể nói để thiết kế ứng dụng web tối ưu nhất thì đòi hỏi lập trình viên cần có chuyên môn cao. Đối với việc thiết kế web thông thường thì chỉ cần khoảng thời gian ngắn để xây dựng. Nhưng đối với web app thì cần xây dựng trong thời gian dài và thêm vào đó là các tích hợp mô hình phân tích dữ liệu và hệ thống. 

Ưu điểm của Web App so với các ứng dụng khác

  • Tối ưu trải nghiệm người dùng: Được thiết kế nhằm mang lại cho người dùng trải nghiệm tốt hơn. Tốn kém ít chi phí cho việc làm hệ thống trên web với nhiều nền tảng và kích thước màn hình khác nhau.
  • Truy cập linh hoạt: Người quản lý có thể làm bất cứ ở đâu có Internet.
  • Đăng nhập an toàn cho Clients: Gây ấn tượng với khách hàng bằng giao diện web hiện đại. Cải thiện dịch vụ khách hàng bằng quy trình tự động.
  • Dễ dàng cài đặt: Sẽ mất vài phút để thiết lập một user mới. Cung cấp URL, username và password.
  • Luôn được cập nhật: Vì mọi người đều truy cập cùng một phiên bản của web app thông qua một URL. Họ sẽ luôn truy cập vào phiên bản cập nhật của phần mềm.
  • Tăng dung lượng lưu trữ: Với tính khả dụng của Cloud, không gian lưu trữ hầu như là vô hạn.

Xem thêm: Top 10 app bán hàng online dành cho doanh nghiệp tốt nhất hiện nay

Sự khác nhau giữa web app và website

Sự khác nhau giữa web app và website
Sự khác nhau giữa web app và website

Về mục đích sử dụng

Thường thì website sẽ được sử dụng để giới thiệu, quảng bá thông tin về doanh nghiệp hoặc sản phẩm/dịch vụ. Website có chất tĩnh và tính tương tác với người dùng không cao, thường chỉ cung cấp thông tin cơ bản và hình ảnh sản phẩm/dịch vụ.

Ứng dụng web sẽ có tính tương tác với người dùng cao hơn và được thiết kế để người dùng thực hiện các công việc như quản lý dữ liệu, tương tác với người dùng khác hoặc cung cấp dịch vụ mua sắm trực tuyến như: mua vé, đặt vé và đặt khách sạn,…

Ứng dụng web có thể đáp ứng được các yêu cầu phức tạp của người dùng, đồng thời có thể tích hợp được với các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain, machine learning,…

Website thường được phát triển nhanh chóng và có chi phí thấp hơn so với ứng dụng web. Trong khi đó, ứng dụng web thường có chi phí và thời gian phát triển lâu hơn do cần phải tích hợp nhiều tính năng và tương tác cao hơn với người dùng.

Về khả năng tương tác

Mục đích chính của website là cung cấp thông tin hữu ích, tại đó người dùng chỉ có thể đọc, xem và nghe, hay click qua lại giữa các link chứ không hề tác động hay tạo nên sự ảnh hưởng của trang, nên khả năng tương tác của Website thấp.

Còn mục đích của Web app là tăng khả năng tương tác của người dùng với trang nên bạn không chỉ đọc, nghe mà còn có thể thao tác dữ liệu trên trang bằng cách nhấn nút, gửi biểu mẫu, nhận phản hồi từ trang, nhắn tin trực tuyến hay mua hàng, thanh toán,…

Về khả năng tích hợp

Trên thực tế, website và web app đều có những khả năng tích hợp các phần mềm và công cụ khác nhau. Tuy nhiên, ứng dụng web sẽ có khả năng tích hợp cao hơn do có những chức năng phức tạp và thường yêu cầu tương tác với các hệ thống bổ sung.

Điển hình như phần mềm CRM thường được tích hợp trong Web app, giúp cho việc quản lý bán hàng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Còn với Website, phần lớn sẽ tập trung vào việc cung cấp cho người dùng những chức năng cốt lõi hơn là các chức năng tích hợp.

Về độ phức tạp

Ứng dụng web có thể phức tạp hơn so với Website. Do Web app cung cấp nhiều tính năng tương tác phức tạp với người dùng hơn, và thường có quy mô lớn hơn so với Website.

Ngoài ra, ứng dụng web thường phải xử lý dữ liệu động và tương tác với các API, đồng thời sử dụng nhiều công nghệ để cung cấp tính năng cho người dùng. Do đó, thiết kế ứng dụng web đòi hỏi kỹ thuật viên có kỹ năng và kiến thức chuyên môn cao để phát triển và duy trì.

Tuy nhiên, độ phức tạp của một website hay ứng dụng web còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm thiết kế, tính năng, kích thước, công nghệ sử dụng,…

Xem thêm: Các dạng thiết kế website: Phân loại các website phổ biến

Về khả năng xác thực thông tin

Đối với Web app, xác thực là một yếu tố quan trọng và rất cần thiết khi người dùng đăng nhập, giúp  bảo mật tài khoản, tránh truy cập trái phép và rò rỉ những dữ liệu riêng tư của họ.

Còn với các Website, thông tin xác thực thường không bắt buộc đối với người dùng. Chỉ trong trường hợp website của bạn chứa thông tin nhạy cảm, chỉ phù hợp với một đối tượng nhất định thì tính năng xác thực mới cần dùng đến. Hoặc người dùng cũng có thể được đề nghị đăng ký tài khoản để có quyền truy cập vào các tùy chọn không có sẵn.

Về cấu trúc

Cấu trúc của ứng dụng web đa dạng hơn so với Website. Vì ứng dụng web thường có tính tương tác cao hơn, nên cấu trúc của nó cần phải hỗ trợ nhiều tính năng để đáp ứng được yêu cầu từ phía người dùng.

Ứng dụng web thường được phát triển theo các mô hình như Model-View-Controller (MVC), Model-View-ViewModel (MVVM) hoặc Model-View-Presenter (MVP). Các mô hình này giúp cho việc phát triển, quản lý và bảo trì ứng dụng web dễ dàng hơn, đồng thời cũng giúp cho việc phân chia logic và giao diện trở nên rõ ràng hơn.

Tuy nhiên, cấu trúc của Website cũng không kém phần đa dạng, tùy thuộc vào mục đích sử dụng, tính năng cần có và công nghệ được áp dụng. Website có thể được phát triển theo các mô hình như Single Page Application (SPA) hoặc Progressive ứng dụng web (PWA) để đáp ứng nhu cầu tương tác cao hơn của người dùng.

Với những khác biệt trên, có thể thấy làm ứng dụng web hay website đều có ưu nhược riêng. Do đó, việc thiết kế website hay web app còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp là gì. 

Xem thêm: Bật mí 7 xu hướng phát triển mobile app thịnh hành trong năm 2023

Tại sao cần thiết kế web app?

Hiện nay có thể thấy các trang TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki,…đều là web app. Các trang TMĐT này đều có các ứng dụng trên điện tại di động. Web app được tạo ra để đa dạng nhiều nền tảng khác nhau, giúp khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm của doanh nghiệp ở bất cứ đâu, với bất cứ thiết bị nào. 

Trong thời đại công nghệ 4.0, các doanh nghiệp cũng cần phải linh hoạt hướng cạnh tranh. Để thiết kế web app phù hợp, bạn cần phải liên hệ với một đơn vị thiết kế chuyên nghiệp. Trong đó, GoSELL tự hào là đơn vị cung cấp giải pháp thiết kế web app và app bán hàng chuyên nghiệp, với đội ngũ lập trình viên dày dặn kinh nghiệm.

Thiết kế web app và app bán hàng tối ưu hiệu quả với GoSELL 

GoSELL là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp giải pháp thiết kế web app và app bán hàng đa kênh. Được thiết kế tỉ mỉ, đa dạng và đáp ứng nhu cầu phù hợp với nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau. 

Thiết kế web app với GoWEB

Tất cả giao diện này đều được ứng dụng công nghệ Responsive nên có thể hiển thị tối ưu trên mọi thiết bị. Dù cho khách hàng của bạn online bằng thiết bị gì, máy tính, máy tính bảng hay điện thoại di động thì website đều hiển thị đẹp mắt. Miễn phí hosting, băng thông không giới hạn, miễn phí SSL, bảo mật an toàn website.

Thiết kế app bán hàng với GoAPP

Với GoAPP, bạn hoàn toàn có thể nhanh chóng thiết kế ứng dụng bán hàng mang thương hiệu riêng và hiện diện trên điện thoại của khách hàng 24/7, được xem như một mô hình thu nhỏ của website trực tuyến với đầy đủ các tính năng ưu việt. 

Thiết kế app bán hàng với GoAPP
Thiết kế app bán hàng với GoAPP

Tích hợp các tính năng hỗ trợ kinh doanh tối ưu trên cả app và website

Đồng bộ quản lý đa kênh

Với GoSELL, nhà bán hàng kết nối và mở rộng thêm các kênh bán hàng được tích hợp đồng bộ sẵn với Website. Thêm vào đó là đồng bộ và kết nối với các sàn thương mại lớn như (Shopee, Lazada, TikTok Shop, GoMUA) giúp bạn tiết kiệm thời gian và nhân lực trong việc quản lý số lượng hàng hóa, sản phẩm, khách hàng,… đảm bảo quy trình bán hàng được diễn ra thuận lợi hơn.

Gia tăng tương tác với khách hàng

  • CRM khách hàng: Giúp bạn lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau trên một hệ thống quản trị duy nhất. Dễ dàng phân nhóm tệp khách hàng, để phục vụ cho các chiến dịch Marketing và chăm sóc khách hàng. 
  • Tạo cấp độ thành viên: Giúp cho doanh nghiệp xây dựng hệ thống khách hàng thân thiết theo nhiều cấp bậc khác nhau, thu hút khách hàng thường xuyên quay lại mua hàng với chương trình tích điểm.
  • Tạo khuyến mãi: Gia tăng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng bằng việc thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi, Flash sale,…
  • Email marketing: Email Marketing cho phép bạn truyền tải thông điệp đến chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu, nhằm cải thiện chất lượng của các chiến dịch tiếp thị và thúc đẩy doanh số tăng trưởng mạnh mẽ.
  • Thông báo đẩy: Tính năng này được tích hợp trên app bán hàng, với mục đích là gia tăng tương tác và nhắc nhở khách hàng về các chương trình khuyến mãi, hoặc giới thiệu về sản phẩm mới, giúp khách hàng nhớ về thương hiệu của bạn. 

Mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng

  • Gia tăng lượng khách truy cập website và app với công cụ SEO và Blogs, thúc đẩy đưa website lên top các công cụ tìm kiếm.
  • Xây dựng bức tranh toàn cảnh về hành vi người dùng trên website và app bán hàng (Google Analytics, Google Tag Manager).
  • Với Google Smart Shopping trên GoWEB, bạn có thể dễ dàng triển khai các chiến dịch quảng cáo mua sắm thông minh và mang lại hiệu quả cao. 

Thêm vào đó, website và app bán hàng của GoSELL còn tích hợp vô vàn các tính năng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả trên nền tảng TMĐT như: thanh toán, vận chuyển, quản lý đơn hàng, quản lý sản phẩm, quản lý tồn kho, quản lý nhà cung cấp, quản lý nhân viên,…

Với những chia sẻ trên của GoSELL mong rằng đã giúp bạn hiểu rõ về Web app là gì? Cũng như làm thế nào để các doanh nghiệp hiện nay có thể bắt kịp xu hướng kinh doanh 4.0 để phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Nếu doanh nghiệp bạn đang có ý định phát triển kinh doanh đa kênh thì đừng ngại ngần mà liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Bài viết cùng chuyên mục