Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » VPS là gì? Tìm hiểu công dụng, tính năng và cách sử dụng VPS

Kiến thức

VPS là gì? Tìm hiểu công dụng, tính năng và cách sử dụng VPS

4 Tháng Mười, 2023

VPS thường được sử dụng như một giải pháp tuyệt vời giúp tối ưu chi phí vận hành cho người dùng. Và nó cũng được xem là phương pháp giúp web của bạn tối ưu tốt nhất trên không gian mạng. Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, trước tiên hãy cùng tìm hiểu VPS là gì nhé!

VPS là gì? Tìm hiểu công dụng, tính năng và cách sử dụng VPS

VPS là gì?

VPS là gì? Nó là viết tắt của Virtual Private Server là máy chủ ảo, nó được tạo ra bằng cách chia server (máy chủ) vật lý thành nhiều server khác nhau. Các máy chủ ảo có tính năng và cách sử dụng tương tự như máy chủ riêng. Nó hoạt động dưới dạng chia sẻ mã nguồn từ server vật lý ban đầu. VPS được tạo ra dưới hình thức công nghệ ảo hóa thay vì sử dụng phần mềm để quản lý (hosting control panel) để quản lý như thông thường.

Lý do gọi VPS là máy chủ ảo riêng là vì khi thuê VPS, người dùng có tài nguyên được tách biệt không dùng chung với người khác mặc dù trong cùng hệ thống server vật lý. Thay vì một server vật lý phục vụ cho một website thì server ảo có thể đáp ứng được nhiều website và lượng truy cập lớn hơn. Hình thức này giúp doanh nghiệp tiếp cận khá nhiều chi phí.

VPS hoạt động như một máy chủ để người dùng xây dựng website hoặc app trên một nền tảng tài nguyên riêng. Người dùng hoàn toàn có quyền kiểm soát bằng superuser (hay quyền root, quyền admin).

Vậy những lợi ích khi sử dụng VPS là gì? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Lợi ích khi sử dụng VPS là gì?

Lợi ích khi sử dụng VPS là gì?
Lợi ích khi sử dụng VPS là gì?
  • VPS hoạt động như một máy chủ riêng biệt, người dùng được quyền quản lý hoàn toàn ở mức độ quản trị và bảo mật cao nhất.
  • Tiết kiệm chi phí cho người dùng, với chi phí để cài đặt và bảo trì khá thấp.
  • VPS sử dụng IP tĩnh và người dùng được cấp không giới hạn IP tĩnh.
  • Có thể sử dụng VPS để thiết lập web server, mail server và nhiều ứng dụng server khác, cũng có thể đồng thời cài đặt với mục đích sử dụng cũng như chia sẻ dễ dàng dữ liệu giữa các nhánh khác nhau.
  • Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, người dùng có thể nâng cấp cấu hình máy chủ, lưu lượng và băng thông (tuy nhiên quá trình nâng cấp này sẽ mất nhiều chi phí và thời gian).
  • Người có quyền truy cập cao nhất là quản trị viên (administrator) để có thể cấu hình và cài đặt cho VPS, dữ liệu khách hàng trên VPS sẽ được lưu trữ độc lập nên nó mang tính bảo mật cao hơn nhiều so với share hosting.

Sự khác nhau giữa hosting và VPS là gì?

Tài nguyên

Mỗi website khi sử dụng hosting đều phải chia sẻ tài nguyên cho máy chủ, hoặc là cho những tài khoản hosting khác.

Các VPS có tính năng độc lập như một máy chủ riêng biệt. So với hosting, lượng tài nguyên của máy chủ ảo lớn hơn rất nhiều, vì website được sử dụng toàn bộ tài nguyên từ VPS thay vì phải chia sẻ cho các tài khoản khác giống hosting.

Xem thêm: Hosting là gì? Tầm quan trọng của hosting với Website

Khả năng mở rộng

Do được dùng chung, nên lượng tài nguyên của hosting bị giới hạn do đó khả năng mở rộng sẽ thấp. Chỉ có thể mở rộng khi server của hosting đó còn tài nguyên và ngược lại sẽ không thể mở rộng khi tài nguyên đã được dùng hết.

Lượng tài nguyên của VPS được áp dụng công nghệ ảo hóa và được sử dụng riêng biệt cho từng Server nên nó có khả năng mở rộng sẽ cao hơn so với hosting. Vì khi dùng VPS thì khả năng mở rộng sẽ không giới hạn và đơn giản hơn.

Chi phí

Chi phí để bảo trì hosting sẽ tiết kiệm hơn vì nó sẽ được phân bổ đề cho tất cả người dùng trên một hệ thống.

Giá của VPS sẽ cao hơn một chút. Nhưng thay vào đó, khi sử dụng VPS nó sẽ bảo mật an toàn cao và đảm bảo tuyệt đối lượng truy cập lớn cho website.

Quản lý

Đối với hosting, người dùng có khả năng quản lý dễ dàng, không đòi hỏi phải có quá nhiều kiến thức về công nghệ hay kỹ thuật.

Còn với VPS đòi hỏi người dùng phải có kiến thức và kỹ thuật quản lý. Tuy nhiên, hiện nay người dùng có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ phía cung cấp dịch vụ VPS.

Hiệu năng

Hiệu năng của hosting là phù hợp với cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ. Người dùng hosting bị hạn chế truy cập vào sâu trong hệ thống, khi website có lượng truy cập lớn, khi đó sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất website bởi những website khác cùng sử dụng server.

VPS hoạt động hoàn toàn riêng biệt trên một server. Và người dùng hoàn toàn có quyền truy cập vào hệ thống, do đó khi lượng truy cập tăng thì cũng không hề bị ảnh hưởng. Tốc độ để xử lý hiệu năng của máy chủ ảo cao hơn hosting khá nhiều.

Khả năng bảo mật

Tính bảo mật của hosting sẽ không cao vì việc dùng chung tài nguyên sever. Lỗ hổng của bảo mật sẽ xuất hiện nhiều và khả năng bị nhiễm mã độc sẽ khá cao, hoặc những cuộc tấn công bởi hacker là rất lớn.

Vì hoạt động riêng biệt nên VPS có tính bảo mật cao hơn so với hosting.

VPS được dùng để làm gì?

VPS được khá nhiều doanh nghiệp sử dụng, từ mô hình nhỏ đến lớn. Nhưng thường VPS sẽ được sử dụng trong các trường hợp dưới đây:

VPS được dùng để làm gì?
VPS được dùng để làm gì?

Đối với máy chủ game

Phù hợp với những nhà đầu tư và phát triển game muốn làm chủ server. Nhưng những game mới, game hot sẽ có đến hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày. Do đó, để game có thể chạy mượt mà, họ cần hệ thống máy chủ có khả năng xử lý và dung lượng khủng.

Do đó, việc thuê VPS được xem là giải pháp tốt, tiết kiệm chi phí để đầu tư cho việc xây dựng các sản phẩm game trước khi đủ ngân sách để xây dựng máy chủ dữ liệu riêng.

Phát triển dự án

Các công ty chuyên phát triển phần mềm, website và ứng dụng, thường sẽ cần nhiều không gian lưu trữ cho các ứng dụng hoặc sản phẩm thử nghiệm. Trong trường hợp này, xây dựng máy chủ vật lý sẽ tốn rất nhiều chi phí. Do đó, VPS chính là giải pháp tiết kiệm và hiệu quả cho doanh nghiệp.

Lưu trữ website đa dịch vụ

Nếu website sở hữu một hệ thống bán hàng, website TMĐT hoặc diễn đàn,… có lượng truy cập lớn trong ngày thì nên thuê VPS để sử dụng. Vì hệ thống VPS sở hữu dung lượng lưu trữ lớn hơn các hosting, tốc độ mạng ổn định và bảo mật website tốt với khả năng tùy biến cao.

Các website này sẽ lựa chọn thuê VPS để tiết kiệm rất nhiều các khoản phí như: chi phí đầu tư cho máy chủ, nhân sự, datacenter,…để đổi lại những hệ thống máy chủ mạnh mẽ hơn.

Nơi lưu trữ tài liệu, video, hình ảnh và data riêng

Nếu như bạn có nhu cầu về xử lý hình ảnh, video cũng có thể sử dụng VPS nhằm phục vụ công việc một cách hợp lý mà không cần dùng đến những thiết bị lưu trữ rời khác, vừa khó kiểm soát và dễ bị hưng hỏng. Thêm vào đó, việc lưu trữ dữ liệu trên VPS còn giúp dễ dàng đăng ký, truy cập và chia sẻ đến mọi người mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có internet.

Quản lý hệ thống email doanh nghiệp

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay, rất cần nguồn để quản lý việc gửi và nhận email nội bộ. Có thể nói VPS là lựa chọn lý tưởng để có thể sử dụng làm email doanh nghiệp bởi nó có khả năng bảo mật cao, dễ quản lý và mở rộng nguồn tài nguyên cho doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu đăng nhập và truy xuất liên tục.

Phát triển nền tảng

Phát triển nền tảng Platform như các ứng dụng trên hệ điều hành ngày càng trở nên phổ biến hơn. Ví dụ: Các ứng dụng trên điện thoại thông minh, hoặc máy tính bảng,…

Việc này yêu cầu phải tập trung các file, thông tin, hình ảnh,… Vì vậy, thuê VPS là lựa chọn đầu tư tối ưu để tập trung dữ liệu, nhằm đảm bảo sự thống nhất và quản lý dễ dàng hơn.

Có thể thấy VPS sẽ cần thiết đối với các doanh nghiệp cần một không gian để chứa cơ sở dữ liệu cực kỳ lớn. Vì vậy, với những doanh nghiệp nhỏ và mới, để không tốn kém quá nhiều chi phí vào việc thiết kế website. Đối với các doanh nghiệp mới, nhỏ và vừa nên lựa chọn những đơn vị uy tín để thiết kế nhằm đảm bảo vấn đề về chi phí.

Ngoài việc sử dụng VPS để quản lý và vận hành web thì bên cạnh đó, không thể thiếu được chứng chỉ SSL. Vì nó chính là công cụ giúp website doanh nghiệp lưu trữ và mã hóa các thông tin mang tính riêng tư, nhạy cảm cực kỳ hiệu quả. Chỉ có những người được cấp quyền mới có thể đọc được những thông tin riêng tư đó. Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong môi trường internet hiện nay. Vì môi trường mạng ngày nay, càng ngày càng nguy hiểm và nguy cơ rò rỉ và đánh mất dữ liệu là rất cao. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp nên sử dụng VPS và SSL ngay để bảo vệ website và các thông tin của khách hàng.

Xem thêm : SSL là gì? Cách đăng ký mua chứng chỉ bảo mật SSL

Thiết kế website bảo mật hiệu quả an toàn với GoWEB

Hiện nay, GoWEB được biết đến là một trong những đơn vị hỗ trợ thiết kế website uy tín với miễn phí SSL, miễn phí hosting và băng thông không giới hạn, bảo mật an toàn tuyệt đối cho website của khách hàng. Mọi dữ liệu và thông tin trên website của bạn sẽ được bảo vệ an toàn tuyệt đối với hàng rào kiên cố, tránh các cuộc tấn công của hacker và virus.

Thiết kế website bảo mật hiệu quả an toàn với GoWEB
Thiết kế website bảo mật hiệu quả an toàn với GoWEB

Tăng độ bảo mật, tin cậy cho website

Việc GoWEB cung cấp hoàn toàn miễn phí cài đặt SSL sẽ là một cách hoàn hảo nhất, giúp cho website của bạn chống lại những cuộc tấn công, lừa đảo…

Thêm vào đó, hosting chính là nơi nơi lưu trữ website của bạn. Có thể nói, khi bạn muốn phát triển thêm cho website thí hosting chính là nơi tiềm năng để lưu trữ thông tin, phù hợp và an toàn cho website của bạn. Và nó cũng được GoWEB cung cấp hoàn toàn miễn phí.

Đặc biệt với việc cung cấp cho doanh nghiệp băng thông không giới hạn, giúp cho doanh nghiệp không cần phải lo về vấn đề đường truyền, qua đó gia tăng trải nghiệm lướt web cho khách hàng của bạn.

Đối với SEO website

Đối với bất cứ doanh nghiệp nào khi sở hữu website cũng cần tối ưu SEO và mong muốn website đạt thứ hạng cao. Ngoài yếu tố tốc độ truy cập website, thì độ uy tín và an toàn cũng chính là yếu tố sẽ được Google ưu tiên hơn để đánh giá điểm cho website. Cụ thể, với những website có SSL sẽ được ưu tiên hơn so với những website không chứa SSL.

Do đó, ngoài việc cung cấp chứng chỉ SSL cho website thì GoWEB còn cung cấp thêm tính năng SEO cho doanh nghiệp để giúp gia tăng hiệu quả hiển thị cho website, Khi tối ưu các yếu tố: tiêu đề và mô tả, bài viết, sản phẩm/dịch vụ,…

Thêm vào đó, website GoWEB còn tích hợp Google Analytics, Google Tag Manager, CRM giúp doanh nghiệp có thể quản lý và theo dõi được hành vi người dùng trên website của mình. Bên cạnh đó, GoWEB còn tích hợp các công cụ hỗ trợ marketing hiệu quả trên website như: viết blogs, tạo mã giảm giá, flash sale, email marketing,….

Ngoài cung cấp thiết kế website thì GoSELL còn hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các nền tảng: app bán hàng (GoAPP), bán hàng tại cửa hàng (GoPOS), tạo landing page (GoLEAD), tổng đài ảo (GoCALL), đồng bộ kinh doanh trên sàn TMĐT, cho đến kinh doanh trên mạng xã hội (GoSOCIAL). Cùng với đó là vô số các tính năng hỗ trợ kinh doanh hiệu quả như: thanh toán, vận chuyển, quản lý khách hàng, quản lý nhân viên,….

Kết luận

Mong rằng với những chia sẻ trên của GoSELL đã giúp bạn hiểu được công dụng, tính năng cũng như cách sử dụng VPS. Khi hiểu rõ được VPS là gì, nó sẽ giúp doanh nghiệp có thêm những lựa chọn cho không gian lưu trữ website. Qua đó có thể nói việc nắm rõ về VPS là gì rất cần thiết đối với các doanh nghiệp đang phát triển website.

Bài viết cùng chuyên mục