Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Backend là gì? Giải mã những thông tin cần biết về backend

Kiến thức

Backend là gì? Giải mã những thông tin cần biết về backend

10 Tháng Mười Hai, 2023

Trong những năm gần đây, lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển rất mạnh mẽ. Trong ngành lập trình Backend được rất nhiều người quan tâm. Vậy Backend là gì và yêu cầu những kỹ năng nào? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Backend là gì?

Khi truy cập vào website, những thứ đầu tiên bạn nhìn thấy và trải nghiệm như âm thanh, hình ảnh, chữ được hiển thị lên chính là phần Frontend. Trong đó, Backend hay còn gọi là “lớp truy cập dữ liệu” bao gồm những phần không nhìn thấy như ứng dụng và cơ sở dữ liệu, máy chủ. Sự tương tác giữa ba phần này giúp cho website hoạt động hiệu quả và mượt mà, cung cấp cho người dùng những thông tin cần thiết trong thời gian nhanh nhất. 

Nhiều người ví Back-end như động cơ hay trái tim giúp cho website có thể vận hành. Nếu Back-end hoạt động tốt thì website sẽ vận hành một cách trơn tru, thuận lợi và khiến cho người dùng cảm thấy hài lòng. Ngược lại nếu Back-end hay gặp trục trặc thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động chung, Back-end Developer là người đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập website.

Vai trò và công việc của Backend Developer

Để một Website hoạt động trơn tru và hoàn chỉnh thì cần có sự kết hợp và liên kết chặt chẽ giữa Back-end Developer và Front-end Developer. Vai trò của Back-end Developer là chịu trách nhiệm phát triển website từ phía máy chủ thông qua ngôn ngữ lập trình PHP hoặc Ruby. Song song với đó là quản lý logic quy trình xảy ra trên máy chủ, database (cơ sở dữ liệu) và mọi thứ mà người dùng không nhìn thấy khi truy cập website hoặc sử dụng ứng dụng. 

Vai trò và công việc của Backend Developer
Vai trò và công việc của Backend Developer

Ngoài ra, Backend còn đảm nhiệm vai trò phát triển hệ thống xử lý dữ liệu, lưu trữ, thanh toán dữ liệu và tính phí các giao dịch. Chịu trách nhiệm quản lý các tài nguyên API trên các thiết bị và góp phần xây dựng khung hoặc kiến trúc để tạo điều kiện cho lập trình dễ dàng hơn. Dưới đây là mô tả công việc của Back-end Developer để bạn dễ hình dung hơn:

Triển khai xử lý các luồng logic tại máy chủ

Nhà phát triển lớp truy cập dữ liệu (Back-end) cho website sẽ viết mã để xử lý các yêu cầu của người dùng. Cụ thể là tạo ra các thuật toán và logic để có thể điều khiển dữ liệu nhận được từ Frontend (giao diện người dùng).

Quản lý Database (cơ sở dữ liệu)

Back-end Developer thiết kế là phần duy trì cơ sở dữ liệu để lưu trữ và truy xuất dữ liệu hiệu quả. Bao gồm viết các truy vấn phức tạp và tối ưu hóa chúng về tốc độ và bảo mật.

Phát triển API

Các nhà phát triển Back-end thường tạo API (giao diện lập trình ứng dụng) để Frontend có thể tương tác với máy chủ. API hoạt động như một bộ quy tắc và giao thức, cho phép các ứng dụng phần mềm khác nhau giao tiếp với nhau.

Tối ưu hóa hiệu suất

Back-end Developer thực hiện theo dõi và cải thiện hiệu suất của logic phía máy chủ, đảm bảo rằng trang web hoặc ứng dụng chạy trơn tru và nhanh chóng.

Triển khai bảo mật

Một trong những trách nhiệm quan trọng của nhà phát triển Back-end Developer là đảm bảo rằng ứng dụng web được bảo mật. Bao gồm bảo vệ thông tin nhạy cảm, ngăn chặn truy cập trái phép và bảo vệ chống lại các mối đe dọa hoặc tấn công tiềm ẩn.

Kiểm tra và gỡ lỗi

Các nhà phát triển Backend cũng đảm nhiệm công việc kiểm tra và gỡ lỗi mã phía máy chủ để đảm bảo mã hoạt động và không có lỗi.

Cấu hình và triển khai máy chủ

Back-end Developer thường tham gia vào việc thiết lập máy chủ, triển khai ứng dụng và quản lý môi trường lưu trữ.

Về bản chất, vai trò của nhà phát triển Backend Developer là rất quan trọng đối với bất kỳ dự án web nào. Họ làm công việc đằng sau hậu trường để đảm bảo rằng người dùng có trải nghiệm hiệu quả và thú vị khi tương tác với ứng dụng hoặc trang web.

Xem thêm: Top 10 ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trong thiết kế website hiện nay

Lập trình viên Back-end cần những kỹ năng gì?

Lập trình viên Back-end cần những kỹ năng gì?
Lập trình viên Back-end cần những kỹ năng gì?

Để trở thành một Back-end developer thành công có nhiều kỹ năng cần được mỗi người học tập, và những kỹ năng bắt buộc phải có của một Back-end developer giỏi, chuyên nghiệp là:

  • Có khả năng sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình Back-end và Framework.
  • Hiểu đầy đủ về công nghệ web Front End tiêu biểu là CSS, HTML và JavaScript.
  • Có kỹ năng trong quản lý được môi trường lưu trữ trong đó bao gồm quản trị cơ sở dữ liệu, scaling các ứng dụng.
  • Bổ sung đầy đủ các kiến thức về quy định có liên quan tới truy cập và bảo mật của website.
  • Có kinh nghiệm làm việc với các hệ thống quản lý phiên bản phân tán cơ bản như Git.
  • Kỹ năng và kiến thức trong việc phát triển website cho di động, hay phát triển ứng dụng với nền tảng đám mây.
  • Khả năng sử dụng hiệu quả những công cụ giúp quản lý phiên bản, quản lý mã nguồn.
  • Am hiểu đầy đủ và chi tiết về các nền tảng CMS và CRM.
  • Hiểu về hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu được sử dụng phổ biến như RDBMDS và NoSQL.

Ngoài các kiến thức trên, kỹ năng Back-end developer giỏi bao gồm kỹ năng mềm cơ bản:

  • Là người tỉ mỉ, cẩn thận với khả năng đa nhiệm, đồng thời quản lý tốt thời gian cá nhân.
  • Có kỹ năng phân tích tốt để xử lý hiệu quả, chuẩn xác trong mọi trường hợp.
  • Có kỹ năng giao tiếp, có thể tổ chức và sắp xếp công việc khoa học, hợp lý.
  • Có thể chịu đựng được áp lực cao trong công việc của một Backend developer.

Các công cụ cần thiết đối với Backend developer

Để trở thành một Back-end developer thành công, hoàn thành tốt được các công việc theo yêu cầu thực tế có nhiều kiến thức cần được nắm bắt. Bên cạnh đó, việc hiểu và sử dụng các công cụ hỗ trợ hợp lý là vô cùng cần thiết. Trong đó phải kể tới như:

Ngôn ngữ lập trình phía máy chủ: các ngôn ngữ lập trình cần tìm hiểu đầu tiên là HTML và CSS rất quan trọng đối với một lập trình viên Back-end. Bên cạnh đó thì các ngôn ngữ lập trình phía máy chủ khác không thể thiếu chính là PHP, Node.js và Python.

Hệ thống cơ sở dữ liệu: Back-end developer có thể tự do lựa chọn ngôn ngữ lập trình để sử dụng để có được hiệu quả ứng dụng tốt nhất. Lựa chọn ngôn ngữ lập trình sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chính quyết định chọn hệ thống cơ sở dữ liệu. Trong đó cần tới các công cụ chính là khung framework, Framework cho Node.js, Framework cho PHP, Framework cho Python, và Framework cho C#.

Xem thêm: Thiết kế website cần học những gì? Những kỹ năng cần có

Sự khác nhau giữa back-end developer và front-end developer

Trở thành back end developer và front end developer là 2 trong số 3 lựa chọn chính chuyên ngành thuộc ngành nghề công nghệ thông tin. Đối với back end developer và front end developer có những khác biệt nhất định mà khi tìm hiểu giúp mỗi người có được đầy đủ các thông tin hữu ích và chính xác. Đó chính là:

Công việc của lập trình viên Front End

Lập trình viên Front End là người thực hiện việc quản lý, xây dựng mọi thứ mà người dùng nhìn thấy đầu tiên trên một website, hay một ứng dụng cụ thể. Developer lúc này sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về vấn đề nhìn thấy, hay cảm nhận của người dùng về trang web. Với tập trung chính là xây dựng và phát triển website bằng các ngôn ngữ phổ biến là HTML, JavaScript, và CSS. Nói một cách đơn giản thì công việc của một lập trình viên Front End chính là Lập trình giao diện.

Công việc của lập trình viên Back End

Hoàn thành những công việc ở bên trong máy chủ, giao tiếp giữa máy chủ và cơ sở dữ liệu cũng như trình duyệt. Tất cả những gì không thể nhìn thấy bằng mắt sẽ là phần việc cần hoàn thành của lập trình viên Back End. Thông thường sẽ được gọi là Nhà phát triển hoặc Lập trình viên.

Yêu cầu đối với một Back End Devepoer chính là nắm bắt đầy đủ các ngôn ngữ như Java, PHP, ASP.NET, Ruby, và Python,… hướng tới việc hoàn thành được website động, có đầy đủ nội dung  được thay đổi và cập nhật thường xuyên.

Với những thông tin trên, có thể thấy để tạo nên một website lập trình hoàn chỉnh thì cả 2 yếu tố Frontend và Backend đều rất quan trọng. Thêm vào đó, những người làm lập trình ngoài những kỹ năng chuyên môn về mảng lập trình của mình thì cũng cần hiểu biết về mảng còn lại. Do với những yêu cầu đó, một website lập trình thường sẽ có mức chi phí khá cao và thời gian xây dựng một website lập trình cũng sẽ khá dài. Và với những lý do đó, có thể với những doanh nghiệp vừa và nhỏ mức chi phí xây dựng website sẽ vượt quá ngân sách cho phép. Vậy giải pháp ở đây là gì?

Thiết kế website nhanh chóng, tối ưu chi phí với GoWEB

Hiểu được điều đó, phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL mang đến giải pháp thiết kế website GoWEB. Tạm biệt chi phí thiết kế và lập trình đắt đỏ, GoWEB mang đến giải pháp thiết kế web nhanh chóng, đơn giản. Kết hợp tính năng SEO giúp cho website lên top công cụ tìm kiếm Google nhanh chóng.

Thiết kế website nhanh chóng, tối ưu chi phí với GoWEB
Thiết kế website nhanh chóng, tối ưu chi phí với GoWEB

Phù hợp với nhiều ngành nghề

Giải pháp thiết kế website GoWEB cung cấp cho doanh nghiệp đa dạng lựa chọn về giao diện website để phù hợp với các ngành nghề, lĩnh vực hay quy mô kinh doanh khác nhau. Doanh nghiệp có thể cá nhân hóa website của mình theo nhu cầu, đặc điểm kinh doanh để tăng độ nhận diện thương hiệu trên thị trường. 

Website bán hàng được thiết kế bởi GoWEB cũng được miễn phí hosting, SSL, băng thông không giới hạn và đảm bảo sự bảo mật. Với rất nhiều ưu điểm ấn tượng, GoWEB chắc chắn là một lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp từ bất từ ngành nghề nào khi thiết kế website bán hàng.

Tối ưu hiển thị với các thiết bị khác nhau

Website bán hàng được thiết kế bởi GoWEB sẽ được tối ưu hiển thị với tất cả các thiết bị khác nhau từ máy tính, máy tính bảng đến các thiết bị di động. Đây chắc chắn là mấu chốt để ghi điểm đến với khách hàng bởi dù có truy cập vào website của bạn bằng phương tiện gì thì vẫn có những trải nghiệm tốt nhất trên chính thiết bị của mình.

Cho phép thay đổi giao diện bằng code riêng

Đặc biệt, GoWEB còn cho phép doanh nghiệp thêm code riêng trực tiếp vào hệ thống để thay đổi các thành phần của website. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp thiết kế một website bán hàng phù hợp nhất với nhu cầu kinh doanh của mình.

Thêm vào đó, GoWEB còn tích hợp rất nhiều tính năng khác hỗ trợ các nhà bán hàng Online như: đồng bộ quản lý sàn TMĐT, thanh toán và vận chuyển, quản lý đơn hàng, lưu trữ thông tin khách hàng, tạo mã giảm giá, bộ công cụ marketing, phân tích báo cáo,….

GoSELL mong rằng với những tổng hợp chia sẻ trên có thể đã giải đáp cho bạn được những vấn đề xoay quanh chủ đề Backend là gì? Cũng như giải mã những thông tin cần biết về Backend.

Bài viết cùng chuyên mục