Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Băng thông là gì? Cách khắc phục tình trạng bóp băng thông cho website

Kiến thức

Băng thông là gì? Cách khắc phục tình trạng bóp băng thông cho website

6 Tháng Bảy, 2023

Các bạn đã bao giờ tự hỏi, tại sao có những trang web load rất nhanh nhưng cũng có những trang web load rất chậm chưa? Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là do hết băng thông. Vậy băng thông là gì? Và làm thế nào để khắc phục tình trạng bóp băng thông cho website? Hãy cùng GoSELL tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Băng thông là gì?

Rất nhiều bạn có lẽ đã từng nghe thấy cụm từ này rồi nhưng không phải ai cũng hiểu rõ băng thông là gì?

Băng thông (hay còn gọi là bandwidth) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả số lượng dữ liệu tối đa mà người truy cập có thể upload và download giữa website với máy tính được tính trong 1 đơn vị thời gian. Nói một cách dễ hiểu hơn, băng thông là dung lượng tối đa mà một trang web có thể truyền tải dữ liệu trong một tháng.

Băng thông sẽ được thể hiện ở đơn vị đơn vị bit/s. Băng thông có giá trị càng lớn thì tốc độ truyền tải dữ liệu càng nhanh và ngược lại. Hiện nay trên thế giới, các băng thông được hiển thị thường lên đến hàng triệu, hàng tỷ bit trên giây.

Băng thông là gì?
Băng thông là gì?

Xem thêm: Hướng dẫn cách đăng ký DMCA để bảo vệ bản quyền cho website

Điểm khác nhau giữa truyền dữ liệu và băng thông là gì?

Như GoSELL đã đề cập ở trên, băng thông dùng để đo lường mức độ tối đa dữ liệu có thể truyền tải trong một khoảng thời gian nhất định, thường là tính bằng giây. Mặt khác, truyền dữ liệu là lượng dữ liệu được truyền đi.

Lấy một ví dụ dễ hiểu, bạn có thể tưởng tượng băng thông là độ dài ống nước còn truyền dữ liệu là lượng nước trong ống. Chiều rộng của uống sẽ quyết định tốc độ chảy của dòng nước là nhanh hay chậm.

Các dạng băng thông phổ biến

Sau khi đã hiểu rõ băng thông là gì, chúng ta hãy cùng tham khảo các dạng băng thông phổ biến nhé.

Hiện nay, có nhiều dạng băng thông khác nhau và chúng được phân chia dựa theo các tiêu chí cụ thể như sau: 

Các dạng băng thông phổ biến
Các dạng băng thông phổ biến

Phạm vi sử dụng

  • Băng thông trong nước: Là tốc độ đường truyền của mạng internet giữa các máy chủ trong cùng một nước, thường thích hợp với các mạng nội bộ.
  • Băng thông quốc tế: Là tốc độ đường truyền của mạng internet từ một quốc gia ra ngoài phạm vi lãnh thổ, dễ bị ngắt quãng và không truy cập được website nước ngoài.

Dung lượng sử dụng

  • Băng thông cam kết: Được nhà mạng cung cấp một dung lượng giới hạn để kết nối mạng. Sau khi hết băng thông, bạn cần đăng ký tiếp để có thể tiếp tục sử dụng.
  • Băng thông chia sẻ: Có thể sử dụng cho nhiều máy chủ khác nhau để hạn chế tình trạng nghẽn server.
  • Băng thông riêng: Gói băng thông phải trả phí riêng để sử dụng và không được chia sẻ với những người khác.

Đơn vị đo lường băng thông là gì?

Đơn vị đo lường băng thông chủ yếu bit/giây và biểu thị bằng bps. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của internet thì hiện nay, đơn vị đo lường băng thông đã lớn hơn rất nhiều, chẳng hạn như Megabit/ giây (Mbps), Gigabit/ giây (Gbps) hoặc Terabit/ giây (Tbps). Các đơn vị này có thể được quy đổi như sau:

  • Kilobit = 1.000 bits.
  • Megabit = 1,000 kilo = 1.000.000 bits.
  • Gigabit = 1.000 mega = 1.000.000.000 bits.
  • Terabit = 1.000 giga = 1.000.000.000.000 bits.

Băng thông ảnh hưởng như thế nào đến website?

Trên thực tế, một website có mức băng thông càng lớn thì mức dữ liệu cho phép truyền tải sẽ càng cao. Trong trường hợp hết băng thông, các yêu cầu truy cập website đều sẽ bị từ chối.

Với các website có băng thông có dung lượng lớn, việc hoàn thành các tác vụ, đặc biệt là xử lý yêu cầu của khách hàng sẽ nhanh hơn. Đồng thời, nó cũng cho phép một lượng lớn số lượng người truy cập cùng lúc mà không gặp bất kỳ khó khăn, trì hoãn nào.

Đó là lý do vì sao mà sở hữu một website thôi là chưa đủ mà bạn còn cần chuẩn bị một hosting chất lượng cùng với băng thông rộng để đảm bảo đường truyền dữ liệu của người dùng trên website luôn liên tục, không bị ngắt quãng, kể cả ở giờ cao điểm. 

Băng thông ảnh hưởng như thế nào đến website?
Băng thông ảnh hưởng như thế nào đến website?

Băng thông có tác động như thế nào đến quá trình SEO website?

Thông thường, các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì số lượng người truy cập vào website hàng ngày sẽ càng cao. Và bất kỳ người dùng nào cũng mong muốn việc truy cập mạng sẽ được diễn ra nhanh chóng, tránh mất thời gian chờ đợi.

Do đó, việc sở hữu gói băng thông ổn định là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với những doanh nghiệp đang kinh doanh trực tuyến. Vì khách hàng không chỉ muốn tìm hiểu thông tin trên website mà còn thực hiện các giao dịch mua sắm ngay trên đó. Nếu khách hàng truy cập vào website mà liên tục gặp tình trạng tắc nghẽn thì khả năng mà doanh nghiệp mất đi khách hàng là rất cao.

Ngoài ra, việc mất băng thông cũng tác động tiêu cực đến khả năng SEO và hiệu suất website. Việc mất tín hiệu thường xuyên từ website sẽ làm giảm trải nghiệm của người dùng truy cập, dẫn đến tình trạng thoát trang nhiều. Đây có thể coi là một điểm trừ khi Google đánh giá xếp hạng website của bạn trên các công cụ tìm kiếm.

Xen thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xếp hạng từ khóa của Google

Cách ước tính băng thông cho website

Việc ước tính băng thông là vô cùng cần thiết để bạn có thể chọn được gói băng thông hợp lý cho website của mình.

Ước tính băng thông cho website hiện tại

Để ước tính băng thông cho website hiện tại, bạn sử dụng công thức sau đây: 

Băng thông = Kích thước trang trung bình × Số khách truy cập trung bình hàng tháng × Trung bình số lần truy cập trang trên mỗi khách truy cập

Ví dụ: Kích thước tệp của một số trang blog như sau:

  • Trang chủ (5MB).
  • Tổng số 30 bài blog ngẫu nhiên trong trang blog (40MB).
  • Giả sử có 1.000 khách hàng truy cập vào trang blog với tần suất là 5 lần / tháng.

Ta có: Kích thước trang trung bình = (40MB + 5 MB) / 31= 1,45MB.

Vậy băng thông = 1,45 x 1000 x 5 = 7.250MB = 7.25 GB.

Lưu ý, nếu tài khoản hosting của bạn quản lý nhiều tên miền cùng lúc thì hãy đảm bảo hợp nhất kích thước trang, số lượng khách truy cập trung bình và số lần xem trang trên mỗi khách truy cập trên tất cả các tên miền.

Ví dụ trên chỉ là một phép tính cơ bản để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách tính băng thông. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ đang áp dụng mức sử dụng hiện tại nên sẽ không cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về mức sử dụng thực tế.

Ước tính băng thông cho website mới

Để ước tính băng thông cho trang web mới (chưa được khởi chạy), bạn cũng sử dụng công thức như trên: 

Băng thông = Kích thước trang trung bình × Số khách truy cập trung bình hàng tháng × Trung bình số lần truy cập trang trên mỗi khách truy cập

Điểm khác nhau cơ bản là bạn phải ước tính toàn bộ các số liệu thay vì có dữ liệu cụ thể như đối với website đang chạy. Thông thường, các doanh nghiệp thường mua gói băng thông 10GB cho website mới của mình là đủ dùng. Vì trên thực tế, hầu hết các trang web đều không dùng nhiều băng thông đến vậy, trừ khi phải lưu trữ các tài nguyên nặng như video livestream, hình ảnh ở dạng phân giải HD…

Làm thế nào để khắc phục tình trạng bóp băng thông cho website?

Điều tiết băng thông hay bóp băng thông là việc các nhà cung cấp dịch vụ Internet hay nhân viên quản trị hệ thống mạng thực hiện việc điều chỉnh đường truyền Internet xuống mức thấp hơn tốc độ mà nó có thể truyền tải dữ liệu.

Làm thế nào để khắc phục tình trạng bóp băng thông cho website?
Làm thế nào để khắc phục tình trạng bóp băng thông cho website?

Nếu bạn nghi ngờ website của mình bị bóp băng thông thì có thể sử dụng một số công cụ miễn phí để kiểm tra như Glasnost, LAN Speed Test, Real Network Monitor, NetStress… Hoặc sử dụng mạng riêng ảo (VPN – Virtual Private Network) để tránh bị bóp băng thông bởi nhà mạng.

Bên cạnh đó, với tình trạng trễ băng thông, bạn cần thiết phải tìm nguyên nhân phát sinh để tiến hành xử lý như đứt cáp AAG, do máy chủ, người dùng quá tải, thiết bị modem bị lỗi, virus máy tính…

Cuối cùng, đảm bảo rằng bạn đang sử dụng gói băng thông phù hợp cho website của mình. Trong trường hợp bạn đang có ý định tạo một website mới thì hãy trao đổi với đơn vị thiết kế để sở hữu cho mình gói hosting lẫn băng thông thích hợp nhất, tăng cường trải nghiệm cho người dùng website. Và nếu bạn đang tìm kiếm một cái tên nổi bật trong vấn đề này thì GoWEB chắc chắn là sự lựa chọn hàng đầu.

Thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp cùng GoWEB

Tổng quan về GoWEB

GoWEB là một sản phẩm nằm trong giải pháp hỗ trợ quản lý bán hàng toàn diện GoSELL, được phát triển bởi công ty TNHH Mediastep Software Việt Nam. Với GoWEB, bạn có thể dễ dàng thiết kế một website bán hàng chuẩn thương mại điện tử dành riêng cho thương hiệu của mình.

Tất cả các website được thiết kế bởi GoWEB đều được miễn phí hosting và SSL, băng thông không giới hạn để đảm bảo mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời nhất với tốc độ tải trang nhanh chóng, không gián đoạn. Hơn thế nữa, tất cả dữ liệu trên website đều được đồng bộ và bảo mật tuyệt đối, mang đến sự an tâm cho các doanh nghiệp / nhà bán hàng.

Thêm vào đó, GoWEB còn cho phép bạn tự code riêng để có giao diện như ý muốn hoặc tùy ý chỉnh sửa các mẫu giao diện với kho giao diện phong phú chỉ với vài thao tác kéo thả. Đồng thời, tất cả các thành phần trên website như hình ảnh, video, font chữ, thanh menu, footer, header, banner… đều sẽ được tối ưu để mang đến cho người dùng những trải nghiệm hài lòng nhất.

Thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp cùng GoWEB
Thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp cùng GoWEB

Các tính năng hỗ trợ

GoWEB giúp bạn bán hàng nhiều hơn, nâng cao doanh thu và xây dựng thương cho doanh nghiệp trên online với nền tảng hơn 30 tính năng được tích hợp sẵn, hỗ trợ bạn trong tất cả các hoạt động từ quản lý, bán hàng đến marketing, remarketing và chăm sóc khách hàng hiệu quả. Cụ thể: 

  • Tối ưu hóa từ khóa, URL, hình ảnh, nội dung blog để đưa website lên top tìm kiếm với tính năng SEO.
  • Cho phép khách hàng tự do lựa chọn đa dạng hình thức vận chuyển và lên đơn hàng ngay trên website.
  • Cho phép khách hàng thỏa sức giao dịch với đa dạng hình thức thanh toán: Thẻ ATM, Thẻ tín dụng/trích nợ (Visa, MasterCard, JCB), MoMo, Chuyển khoản, COD, Paypal.
  • Đồng bộ và quản lý tồn kho cùng lúc trên cửa hàng, website bán hàng, app bán hàng, Facebook, Shopee, Lazada, GoMUA, TikTok Shop.
  • Xử lý đơn hàng đồng loạt đa kênh, đa chi nhánh, đa nền tảng.
  • Dễ dàng kiểm tra và quản lý sản phẩm, tồn kho, khách hàng, doanh thu chi tiết cho từng chi nhánh mọi lúc mọi nơi.
  • Lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau, đồng thời phân nhóm khách hàng để thực hiện các chiến lược bán hàng, marketing / remarketing và chăm sóc khách hàng.
  • Theo dõi chi tiết thao tác khách hàng trên website và đo lường hiệu suất, tăng cường chuyển đổi.
  • Tạo hàng loạt các chương trình giảm giá, giá sỉ, flash sale, email marketing, landing page… để kích thích nhu cầu mua sắm và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.

Một số sản phẩm khác

Ngoài GoWEB, GoSELL còn cung cấp các giải pháp khác giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ sinh thái bán hàng đa kênh như: 

  • GoAPP: Tạo app bán hàng mang thương hiệu của doanh nghiệp trên 2 hệ điều hành Android và iOS.
  • GoPOS: Tối ưu hóa quy trình quản lý bán hàng tại cửa hàng.
  • GoLEAD: Tạo landing page với kho giao diện đa dạng, phù hợp với nhiều ngành nghề.
  • GoSOCIAL: Tăng tốc bán hàng trên mạng xã hội Facebook và Zalo.
  • GoCALL: Xây dựng đội ngũ Telesales CSKH chuyên nghiệp với hệ thống tổng đài ảo.

Kết luận

Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu tất tần tật các vấn đề liên quan đến băng thông là gì. Có thể nói, băng thông vô cùng quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lưu lượng sử dụng và khối lượng thông tin được truyền tải trong website. Do đó, hãy lựa chọn gói băng thông phù hợp để đảm bảo website luôn vận hành một cách mượt mà, tải trang nhanh chóng bạn nhé!

Bài viết cùng chuyên mục