Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ứng dụng trong thực tế

Kiến thức

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ứng dụng trong thực tế

1 Tháng Bảy, 2023

Bất cứ khi nào đưa ra một quyết định giữa các lựa chọn của mình, bạn sẽ phải đối mặt với cái gọi là chi phí cơ hội. Đặc biệt là trong kinh doanh, chi phí cơ hội đề cập đến các chi phí ẩn liên quan đến một hành động, lựa chọn đã không được thực hiện. Vậy chi phí cơ hội là gì và đâu là đâu là cách để tính toán chi phí cơ hội trong thực tế? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Chi phí cơ hội là gì?

Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) là giá trị của lựa chọn tốt nhất mà bạn đã mất đi khi chọn một phương án khác. Đây là một chi phí không thể tránh khỏi, có thể hiểu là để đạt được một lợi ích nhất định, bạn phải từ bỏ một lợi ích khác. Chi phí cơ hội có thể được tính dựa trên tiền bạc hoặc các yếu tố có liên quan khác như thời gian, công sức và các giá trị văn hóa khác.

Với cơ sở là sự khan hiếm của nguồn lực, chi phí cơ hội buộc chúng ta phải đưa ra lựa chọn và đánh đổi một chi phí cụ thể để đạt được một lợi ích nào đó. Nghĩa là chi phí cơ hội của một lựa chọn chính là những giá trị tốt nhất đã bị bỏ qua để thực hiện lựa chọn trước đó. Đơn cử là trong ngành sản xuất, chi phí cơ hội của một hàng hóa là số lượng hàng hóa khác phải hy sinh để sản xuất ra loại hàng hóa đó.

Chi phí cơ hội là gì?
Chi phí cơ hội là gì?

Chi phí cơ hội cũng được sử dụng để so sánh lợi ích đạt được khi thực hiện các lựa chọn, được gọi là chi phí kinh tế. Trong đó, các doanh nhân và người tiêu dùng thực hiện lựa chọn dựa trên việc so sánh lợi ích và chi phí tại từng điểm bán. Do chi phí cơ hội mang tính trừu tượng và tương đối, nó không được thể hiện trong báo cáo tài chính hoặc bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, đây là một chi phí mà các doanh nghiệp cần xem xét mỗi khi đưa ra quyết định.

Công thức tính chi phí cơ hội

Để tính toán được chi phí cơ hội, bạn có thể áp dụng công thức sau:

Chi phí cơ hội (OC) = Lợi nhuận của lựa chọn tốt nhất (FO) – Lợi ích của phương án lựa chọn (CO)

Trong đó:

  • OC (Opportunity Cost) là chi phí cơ hội.
  • FO (Return on best foregone option) là lợi nhuận của lựa chọn tốt nhất.
  • CO (Return on chosen option) là lợi ích của phương án lựa chọn.
Công thức tính chi phí cơ hội
Công thức tính chi phí cơ hội

Ví dụ về tính toán chi phí cơ hội

Để hiểu rõ hơn về công thức tính chi phí cơ hội, cùng tìm hiểu thông qua ví dụ cụ thể sau:

Lấy ví dụ một người có tên A quyết định đầu tư kinh doanh sản phẩm làm đẹp và thu lợi nhuận hàng tháng là 35 triệu.

Lúc này, anh A có thể quyết định tiếp tục đầu tư kinh doanh sản phẩm làm đẹp, lợi nhuận hàng tháng là sẽ vẫn là 35 triệu (Chưa xét đến sự tăng giảm tùy vào điều kiện thực tế).

Hoặc, anh A có thể lựa chọn không tiếp tục kinh doanh mà làm những công việc truyền thông cho các công ty mỹ phẩm với thu nhập đều đặn hàng tháng là 40 triệu.

Trong trường hợp này, nếu anh A vẫn lựa chọn tiếp tục đầu tư kinh doanh sản phẩm làm đẹp, thì chi phí cơ hội khi A không đi làm tại công ty sẽ được tính bằng cách trừ lợi nhuận tháng vừa qua của lựa chọn tốt nhất cho lợi ích của phương án lựa chọn: OC = 40 – 25 = 5 triệu.

Có thể bạn quan tâm: Những yếu tố tác động đến chi phí sản xuất trong kinh doanh

Tầm quan trọng của chi phí cơ hội trong kinh doanh

Chi phí cơ hội giúp bạn nhìn thấy những gì đã được đạt được, lợi ích mà chúng ta thu được và những thời gian, tiền bạc hoặc công sức chúng ta đã đánh mất khi chọn một lựa chọn khác. Việc đánh giá tiềm năng của các cơ hội sẽ là cơ sở để đưa ra những quyết định hợp lý hơn trong cả cuộc sống lẫn quá trình kinh doanh.

Thực tế, mỗi khi bạn đưa ra một quyết định nào đó, sự khác biệt giữa các kết quả của các lựa chọn đó chính là những chi phí cơ hội mà bạn phải đối mặt. Trong kinh doanh, các doanh nghiệp đều mong muốn tận dụng tối đa các nguồn lực mà họ sở hữu. Tuy nhiên, tài nguyên không phải lúc nào cũng không giới hạn nên cần đưa ra những quyết định chính xác để tận dụng hiệu quả những tài nguyên đã có.

  • Đánh giá các lựa chọn: Việc từ bỏ giá trị của một cơ hội khi chọn lựa một lựa chọn khác giúp chúng ta đánh giá chính xác giá trị của từng lựa chọn, từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lý hơn.
  • Xác định chi phí ẩn: Chi phí cơ hội thường không được hiển thị rõ ràng. Khi chúng ta phân tích và nghiên cứu các cơ hội, chúng ta có thể tìm ra những chi phí ẩn mà trước đây chưa từng được nhìn thấy hoặc tính toán.
  • Tăng khả năng cạnh tranh: Hiểu rõ những chi phí cơ hội mà doanh nghiệp phải chịu sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tìm ra hướng đi tốt nhất và đưa ra những quyết định kinh doanh khôn ngoan.

Ưu – Nhược điểm của chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội mang đến nhiều lợi ích trong cuộc sống nhưng đôi khi cũng có những nhược điểm cần phải lưu ý, cụ thể:

Ưu điểm

  • Nhìn nhận cơ hội bị mất đi: Xác định giá trị mà chúng ta sẽ mất đi khi chọn một phương án nào đó, giúp chúng ta đưa ra quyết định một cách cẩn thận và đúng đắn.
  • Nắm được giá trị tương đối của chi phí cơ hội: Phân tích chi phí cơ hội giúp doanh nghiệp so sánh lợi ích và giá trị tương đối của từng phương án lựa chọn, từ đó đưa ra quyết định mang lại giá trị tốt nhất cho tổ chức.

Nhược điểm

  • Mất nhiều thời gian để tính toán: Việc xem xét tất cả các lựa chọn đòi hỏi bạn cần dành nhiều thời gian hơn để đưa ra quyết định. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có đủ thời gian để đánh giá tất cả các lựa chọn của mình. Đôi khi việc chậm trễ trong quyết định có thể làm mất đi các cơ hội mà đáng ra bạn đã có thể nắm bắt nhanh chóng hơn.
  • Không được hạch toán: Chi phí cơ hội là các chi phí vô hình, không được ghi nhận trong tài khoản kế toán của công ty. Điều này được coi là một nhược điểm lớn của chi phí này.

Có thể bạn quan tâm: Chi phí cố định – Đặc điểm, cách phân loại và công thức tính

Cách để sử dụng chi phí cơ hội hiệu quả

Chi phí cơ hội cho thấy rằng khi chọn lựa một cơ hội, chúng ta sẽ mất mất một cơ hội khác. Do đó, để tận dụng các cơ hội trong cuộc sống, bạn có thể áp dụng những cách hiệu quả sau đây:

Cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định

Trong thực tế, bạn sẽ rất nhiều lần phải đối mặt với việc đưa ra các lựa chọn tối ưu nhất giữa nhiều phương án khác nhau. Do đó, trước khi đưa ra quyết định, hãy suy nghĩ kỹ về cơ hội và thách thức mà nó mang lại. Hãy đặt ra câu hỏi với bản thân liệu mình có đủ khả năng để thực hiện điều đó hay không. Một cơ hội tốt phải đi đôi với khả năng thực hiện của mình.

Hiểu rõ bản thân

Không ai hiểu bản thân mình hơn chúng ta. Vì vậy, khi đưa ra quyết định, hãy tự hỏi mình thật sự mong muốn điều gì. Xác định mục tiêu mà bạn hướng đến sẽ là hướng dẫn giúp chúng ta chọn phương án phù hợp và tận dụng cơ hội một cách hợp lý. Thiếu mục tiêu sẽ khiến bạn không biết lựa chọn phương án nào là tốt nhất.

Tính toán chi phí cơ hội

Đặt các cơ hội lên bàn cân và so sánh ưu nhược điểm của từng cơ hội. Tập trung vào những lựa chọn có tiềm năng lợi nhuận cao nhất và từ bỏ những cơ hội lợi nhuận thấp hơn.

Sử dụng các kỹ thuật đánh giá rủi ro

Không chỉ tính đến tiềm năng lợi nhuận, bạn cần đánh giá các rủi ro ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh mình. Để làm điều này, hãy áp dụng các kỹ thuật phân tích rủi ro như SWOT, phân tích Pestle hay 5 lực cạnh tranh của Porter,…

Để tính toán được chi phí cơ hội, bạn cần phải xác định được giá trị kinh doanh hiện tại thông qua một bảng phân tích báo cáo chi tiết. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa lên bàn cân để so sánh phương án kinh doanh hiện tại với các phương án kinh doanh khác, để có quyết định lựa chọn và sáng suốt hơn trong việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh sau này. Tuy nhiên, để theo dõi và giám sát chính xác hiệu quả của hoạt động kinh doanh hiện tại không phải là điều dễ dàng, việc sử dụng các phần mềm có hỗ trợ tính năng tạo phân tích báo cáo là điều vô cùng cần thiết.

Tạo các phân tích báo cáo kinh doanh hiệu quả với hệ thống của GoSELL

Phần mềm quản lý bán hàng GoSELL hỗ trợ tính năng tạo báo cáo phân tích doanh thu chính xác ngay trên hệ thống quản lý của mình. Tạo các phân tích báo cáo giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả kinh doanh trong từng khoảng thời gian nhất định, nắm được bức tranh toàn cảnh và đưa ra các quyết định, dự báo chính xác doanh thu trong các giai đoạn tiếp theo.

Theo đó, GoSELL cho phép doanh nghiệp thực hiện các báo cáo doanh thu đa kênh (Shopee, Lazada, GoMUA), đa nền tảng (Cửa hàng, website, app bán hàng, mạng xã hội) và báo cáo doanh thu theo chi nhánh. Đây là tính năng hữu ích giúp các doanh nghiệp thương mại điện tử đánh giá tối ưu hiệu quả kinh doanh.

Tạo các phân tích báo cáo kinh doanh hiệu quả với hệ thống của GoSELL
Tạo các phân tích báo cáo kinh doanh với GoSELL

Hơn nữa, doanh nghiệp cũng có thể tạo các phân tích doanh thu theo đơn hàng ở các giai đoạn khác nhau hoặc lọc báo cáo doanh thu theo trạng thái đơn hàng, phương thức thanh toán của đơn hàng. Ngoài ra, tính năng này cũng giúp theo dõi các chỉ số kế toán trên báo cáo của doanh nghiệp (doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận gộp, tổng vốn, tổng đơn hàng, phí giao hàng, giá trị trung bình đơn hàng) dễ dàng.

Đối với các doanh nghiệp dịch vụ, GoSELL cho phép theo dõi các chỉ số sau trên báo cáo doanh thu dịch vụ đặt chỗ (doanh thu của tất cả dịch vụ, doanh thu dịch vụ đã hoàn thành, giá trị trung bình của tất cả dịch vụ, doanh thu chờ xử lý,…). Doanh nghiệp cũng có thể theo dõi doanh thu theo từng chi nhánh, tùng mốc thời gian khác nhau.

Quản lý bán hàng tối ưu và toàn diện với giải pháp của GoSELL

Trong giai đoạn mà công nghệ phát triển vượt bậc như hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần áp dụng những giải pháp phù hợp để tối ưu và thúc đẩy quá trình kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp bán hàng, nhà bán lẻ thì GoSELL chính là người bạn đồng hành không thể thiếu. Nhất là với các doanh nghiệp kinh doanh đa kênh bởi GoSELL cho phép doanh nghiệp quản lý đồng bộ giữa cửa hàng vật lý lẫn các nền tảng trực tuyến mà mình đang kinh doanh.

Cụ thể, phần mềm GoSELL mang đến cho doanh nghiệp tính năng đồng bộ quản lý bán hàng từ offline đến online giúp bạn quản lý bán hàng đồng bộ trên một hệ thống duy nhất. Theo đó, hệ thống của GoSELL cho phép doanh nghiệp quản lý bán hàng đồng bộ từ các chi nhánh cửa hàng trực tiếp đến website, app bán hàng, các sàn TMĐT (Shopee, Lazada, GoMUA) hay các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo hay TikTok Shop.

Quản lý bán hàng tối ưu và toàn diện với giải pháp của GoSELL
Quản lý bán hàng tối ưu và toàn diện với GoSELL

Là một phần mềm quản lý bán hàng toàn diện và chuyên nghiệp, GoSELL luôn không ngừng cải thiện và cập nhật các tính năng để hỗ trợ tối ưu cho các doanh nghiệp của mình. Một số tính năng quan trọng mà GoSELL đang cung cấp có thể kể đến như: quản lý đơn hàng, đồng bộ sản phẩm, kho hàng, quản lý khách hàng, quản lý nhân viên, chi nhánh, các tính năng hỗ trợ các chiến dịch marketing,… 

Các giải pháp toàn diện mà phần mềm quản lý bán hàng GoSELL đang cung cấp

Ngoài ra, GoSELL còn mang đến những sản phẩm hỗ trợ toàn diện quá trình bán hàng và quản lý bán hàng đa kênh cho doanh nghiệp bao gồm:

  • GoWEB: Thiết kế website bán hàng chuẩn thương mại điện tử chuyên nghiệp và nhanh chóng, với đầy đủ các tính năng hiện đại.
  • GoAPP: Tạo app bán hàng trên điện thoại, có mặt trên cả Android và iOS, giúp thu hút khách hàng quay lại mua sắm nhiều hơn.
  • GoPOS: Quản lý bán hàng tại quầy, lên đơn nhanh chóng, quản lý tồn kho chi tiết đến từng chi nhánh.
  • GoSOCIAL: Hỗ trợ bán hàng trên nền tảng mạng xã hội Facebook và Zalo. Đồng bộ tin nhắn, tạo kịch bản trả lời và tạo đơn hàng ngay khi chat.
  • GoLEAD: Tạo Landing Page chuyên nghiệp, giúp thu thập thông tin khách hàng và đẩy mạnh tỷ lệ chuyển đổi cũng như chốt Sales.
  • GoCALL: Hệ thống tổng đài ảo, giúp doanh nghiệp xây dựng đội ngũ telesales và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

Với những giải pháp, tính năng toàn diện mà GoSELL đang cung cấp, các doanh nghiệp, nhà bán lẻ hoàn toàn có thể tự tin về việc quản lý quy trình kinh doanh một cách hiệu quả, thuận lợi, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra và hướng đến các mục tiêu kinh doanh của mình. 

Kết luận

Chi phí cơ hội là một khái niệm mà doanh nghiệp cần phải quan tâm trong suốt quá trình kinh doanh của mình. Đặc biệt là khi phân vân giữa những quyết định quan trọng, lựa chọn hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp. Hãy tính toán và cân nhắc thật kỹ các lựa chọn của mình để đưa ra quyết định chính xác nhất, hạn chế thiệt hại phải gánh chịu.

Bài viết cùng chuyên mục