Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Chức năng, cách hoạt động và phân loại DNS server phổ biến

Kiến thức

Chức năng, cách hoạt động và phân loại DNS server phổ biến

11 Tháng Ba, 2024

DNS là một khái niệm không quá xa lạ trong việc thiết kế và vận hành một website. Là một phần không thể thiếu, doanh nghiệp luôn cần chú ý đến các chức năng, hoạt động và những lại DNS server phổ biến để có thể theo dõi và quản lý chính xác website bán hàng của mình. Do đó, cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết về DNS trong bài viết dưới đây.

Chức năng, cách hoạt động và phân loại DNS server phổ biến

DNS là gì?

Theo đó, DNS (Domain Name System) là hệ thống phân giải tên miền, có thể hiểu như là một hệ thống giúp con người và máy tính có thể giao tiếp với nhau một cách dễ dàng hơn. Điều này là bởi ngôn ngữ giao tiếp của chúng ta là tên và chữ viết, còn ngôn ngữ của máy tính chỉ có thể là các dãy số. Hệ thống của DNS giúp chuyển đổi tên miền (hostname) thành các địa chỉ số, để máy tính có thể hiểu được.

DNS là gì?
DNS là gì?

Mục tiêu chính của DNS là giúp mọi người dễ nhớ hơn một địa chỉ trang web bao gồm những chuỗi số dài và khó hiểu. Vai trò của DNS ngày càng trở nên quan trọng trong thời đại 4.0 – thời đại mà các kết nối ngày càng phát triển. Nó sẽ trở nên càng quan trọng hơn khi IPv6 (Giao thức Liên mạng phiên bản 6) trở nên phổ biến, thay thế IPv4 như 192.168.0.1 bằng định dạng như fdf8:82e4::53.

Chức năng của DNS

DNS hay hệ thống phân giải tên miền về cơ bản cũng giống như một cuốn danh bạ điện thoại. Thay vì bạn cần phải nhớ hàng tá số điện thoại bằng một chuỗi số, bạn chỉ cần nhớ tên chủ nhân của số điện thoại. Tương tự, trong trường hợp của DNS, số điện thoại tương ứng với địa chỉ IP của một trang web, và tên chủ nhân chính là tên miền của trang web đó.

Chẳng hạn, khi bạn gõ “www.google.com” vào trình duyệt, máy chủ DNS sẽ lấy địa chỉ IP của máy chủ Google là “74.125.236.37”. Sau đó, trang chủ của Google sẽ được tải lên trình duyệt mà bạn đang sử dụng. Đây chính là quá trình phân giải tên miền DNS.

Hơn nữa, mỗi DNS còn có chức năng ghi nhớ các tên miền đã được phân giải và trong những lần truy cập sau, nó sẽ ưu tiên sử dụng. Điều này giúp cho việc sử dụng các dịch vụ mạng như tìm kiếm thông tin, xem phim, chơi game giải trí,… trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Cách mà DNS hoạt động

DNS hoạt động theo các bước trong cấu trúc của nó. Bước đầu tiên là một truy vấn để lấy thông tin, được gọi là “DNS query”.

Hãy lấy ví dụ tìm kiếm trang web www.google.com trên trình duyệt web để hiểu rõ hơn về quá trình này:

  • Trước tiên, máy chủ DNS sẽ tìm kiếm thông tin phân giải trong file hosts – một tập tin văn bản trong hệ điều hành, có trách nhiệm chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP.
  • Nếu không tìm thấy thông tin, nó sẽ quay lại kiểm tra trong bộ nhớ cache – một bộ nhớ tạm của phần cứng hoặc phần mềm. Điểm phổ biến nhất để lưu trữ thông tin này thường là bộ nhớ cache của trình duyệt và bộ nhớ cache của nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP).
  • Nếu không nhận được thông tin, bạn sẽ thấy mã lỗi xuất hiện.

Xem thêm: Hướng dẫn cách check IP trên website cực đơn giản, nhanh chóng

Các loại DNS Server

Trên thực tế, hệ thống phân giải tên miền có tổng cộng khoảng 4 server tham gia, bao gồm:

Root Name Servers

Đây được xem là server quan trọng nhất trong hệ thống DNS. Root Name Server hoạt động như một thư viện giúp định hướng tìm kiếm thông tin. Khi nhận yêu cầu từ DNS Recursive Resolver, Root Name Server sẽ định hướng tìm kiếm trong các TLD Name Servers.

Các loại DNS Server
Các loại DNS Server

DNS Recursor

Đóng vai trò như một nhân viên tận tâm, DNS Recursor nhận nhiệm vụ lấy và trả thông tin cho trình duyệt để tìm kiếm thông tin cần thiết. Nó liên lạc với các server khác để phản hồi đến trình duyệt người dùng và đôi khi cần sự trợ giúp từ Root DNS Server.

TLD Name Servers

Đây là server quản lý thông tin của một phần mở rộng tên miền chung (ví dụ: “.com”). Khi muốn truy cập vào một tên miền như Google hoặc Facebook, TLD Name Server phản hồi từ DNS Resolver và giới thiệu nó đến Authoritative DNS Server.

Authoritative Name Servers

Khi DNS Resolver tìm thấy Authoritative Name Server, quá trình phân giải tên miền diễn ra. Authoritative Name Server chứa thông tin về địa chỉ IP tương ứng với tên miền. Nó cung cấp địa chỉ IP này cho Recursive Resolver để tìm thấy trong danh mục các bản ghi.

Có thể bạn quan tâm: Hosting là gì? Tầm quan trọng của hosting với Website

Cách sử dụng DNS Server

Như đã đề cập, các máy chủ DNS có mối liên hệ với nhau. Nhiều người thường băn khoăn về việc sử dụng các máy chủ DNS nào cho phù hợp. Các hệ thống tên miền có tốc độ dịch tên khác nhau, vì vậy người dùng có thể tự chọn máy chủ DNS để sử dụng. Bạn có thể sử dụng máy chủ DNS mặc định của nhà cung cấp dịch vụ Internet hoặc sử dụng máy chủ DNS miễn phí hoặc trả phí từ các nhà cung cấp khác. 

Tuy nhiên, khi sử dụng các máy chủ DNS khác, bạn cần thay đổi cài đặt trong máy tính của mình theo các bước sau đây:

  • Chọn Start – Setting – Network Connection.
  • Double-click vào Local Area Connection, sau đó chọn Properties – Internet Protocol (TCP/IP) – Properties.
  • Nhập địa chỉ máy chủ DNS mà bạn muốn vào hai ô “Preferred DNS Server” và “Alternate DNS Server”.

Lưu ý, các Hacker hoàn toàn có thể sử dụng DNS để lừa đảo và lấy cắp thông tin cá nhân của người dùng. Vì vậy, hãy kiểm tra kỹ tên miền của các trang web và tránh truy cập vào các trang web giả mạo, cũng như tránh cài đặt phần mềm không rõ nguồn gốc.

Tại sao DNS dễ bị tấn công

Khi người dùng cố gắng truy cập một trang web, máy tính của họ sẽ thực hiện truy vấn đến máy chủ DNS để lấy địa chỉ IP của trang web hoặc bản ghi DNS. Nếu máy chủ DNS đã lưu trữ bản sao trong bộ nhớ cache của nó, nó sẽ cung cấp câu trả lời. Trong trường hợp không có bản sao lưu, máy chủ DNS sẽ thực hiện truy vấn ngược dòng đến máy chủ DNS khác và trả lại kết quả cho người dùng cuối, đồng thời lưu trữ chúng trong bộ nhớ cache để sử dụng cho lần truy vấn sau.

Tại sao DNS dễ bị tấn công
Tại sao DNS dễ bị tấn công

Kẻ tấn công có thể giả mạo phản hồi DNS hoặc làm cho phản hồi trông giống như đến từ máy chủ DNS hợp pháp. Họ tận dụng lỗ hổng trong hệ thống DNS để thực hiện giả mạo kết nối IP. Điều này có nghĩa là kẻ tấn công có thể gửi lưu lượng truy cập đến máy chủ DNS từ một máy tính và làm cho nó trông giống như đến từ một máy tính khác, như một máy chủ DNS hợp pháp. DNS là một trong những loại kết nối IP dễ bị giả mạo.

Một trong những cách hiệu quả nhất bảo vệ website cũng như dữ liệu của người dùng khỏi những nguy cơ tấn công chính là tạo nên một trang web có độ bảo mật tốt với đầy đủ lớp bảo vệ. Đối với các doanh nghiệp sở hữu website bán hàng, điều này càng đặc biệt trở nên quan trọng. Giải pháp thiết kế website chuyên nghiệp với tính bảo mật cao GoWEB của GoSELL chắc chắn sẽ lựa chọn mà doanh nghiệp sẽ không thể bỏ qua.

Thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp với tính bảo mật cao cùng giải pháp GoWEB

GoSELL cung cấp cho doanh nghiệp giải pháp thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp với độ an toàn cao mang tên GoWEB. Bên cạnh tính bảo mật luôn ở mức tốt nhất, GoWEB còn hỗ trợ doanh nghiệp băng thông không giới hạn, miễn phí Hosting, miễn phí SSL để quá trình vận hành website, bán hàng được diễn ra một cách tốt nhất.

Về mặt giao diện, GoWEB cung cấp cho doanh nghiệp một kho giao diện khổng lồ với những lựa chọn phù hợp với nhiều ngành nghề khác nhau. Bất cứ ai cũng có thể tự mình thiết kế trang chủ, các trang con, trang sản phẩm cho website với những hướng dẫn và thao tác kéo thả các thành phần đơn giản. Ngoài ra, GoWEB cũng cho phép doanh nghiệp thêm code riêng để tạo nên giao diện website phù hợp nhất với yêu cầu của mình.

Thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp
Thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp cùng GoSELL

Website bán hàng được thiết kế bởi GoWEB cũng được đồng bộ với phần mềm quản lý bán hàng GoSELL, giúp doanh nghiệp quản lý đơn hàng, kho hàng, sản phẩm,… trên cùng một trang quản trị duy nhất. Website cũng được hỗ trợ đa dạng các hình thức thanh toán cũng như vận chuyển giúp đem lại sự thuận tiện và hài lòng nhất cho khách hàng.

Bên cạnh GoWEB, GoSELL còn mang đến cho doanh nghiệp các sản phẩm, tính năng toàn diện khác để hỗ trợ cho quá trình kinh doanh, bán hàng đa kênh của doanh nghiệp.

Các giải pháp, tính năng khác mà GoSELL có thể mang đến cho doanh nghiệp

Bên cạnh GoWEB, GoSELL còn mang đến những sản phẩm hỗ trợ toàn diện quá trình bán hàng và quản lý bán hàng đa kênh cho doanh nghiệp bao gồm:

  • GoAPP: Tạo app bán hàng trên điện thoại, có mặt trên cả Android và iOS, giúp thu hút khách hàng quay lại mua sắm nhiều hơn.
  • GoPOS: Quản lý bán hàng tại quầy, lên đơn nhanh chóng, quản lý tồn kho chi tiết đến từng chi nhánh.
  • GoSOCIAL: Hỗ trợ bán hàng trên nền tảng mạng xã hội Facebook và Zalo. Đồng bộ tin nhắn, tạo kịch bản trả lời và tạo đơn hàng ngay khi chat.
  • GoLEAD: Tạo Landing Page chuyên nghiệp, giúp thu thập thông tin khách hàng và đẩy mạnh tỷ lệ chuyển đổi cũng như chốt Sales.
  • GoCALL: Hệ thống tổng đài ảo, giúp doanh nghiệp xây dựng đội ngũ telesales và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện các chiến dịch tiếp thị đa kênh thông qua các tính năng GoSELL cung cấp như tạo trang blogs, tối ưu SEO, Email Marketing, Thông báo đẩy, tạo chiến dịch Flash sale,… vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó là các tính năng Google Analytics, Google Tag Manager, Facebook Pixel hay Phân tích báo cáo giúp doanh nghiệp luôn nắm được các chỉ số quan trọng về lưu lượng truy cập của khách hàng hay doanh thu, lợi nhuận các hoạt động bán hàng trên website.

Kết luận

Hệ thống phân giải tên miền DNS là một phần trong thể thiếu trong quá trình tìm kiếm và truy cập vào một website nào đó của người dùng. DNS được xem là một cầu nối quan trọng giúp bất cứ sai có thể truy cập đến các website mà mình muốn trên các bộ máy tìm kiếm.

Bài viết cùng chuyên mục